Doraemon – cái tên dường như không thể thiếu trong kỳ ức tuổi thơ của mỗi con người. Độc giả của Doraemon khá đa dạng, từ tầng lớp thiếu nhi cho đến những người trưởng thành hay những người lớn tuổi – đều là fan trung thành của bộ truyện tranh này. Doraemon đã từ lâu là biểu tượng của đất nước Nhật Bản. Không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam mà bộ truyện tranh này còn đi sâu vào tâm hồn của mỗi trẻ em trên thế giới. Thế nhưng, top 8 sự thật thú vị nhất về Doraemon mà .vn giới thiệu dưới đây sẽ khiến bạn không khỏi bất ngờ.
Doraemon – biểu tượng của Nhật Bản
Mặc dù ra đời của ngành công nghiệp Manga với mục đích chủ yếu dành cho trẻ em nhưng bản thân bộ truyện và nhân vật của Doraemon đã trở thành hình ảnh quen thuộc và thân thiết tại Nhật Bản. Tại đất nước Mặt Trời mọc này, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh Doraemon ở bất kì đâu, từ đồng hồ đeo tay đến các chuyến tàu, thậm chí Doraemon được đưa vào giảng dạy như môn học phụ tại đại học Torigama kể từ năm 1998.
Năm 1997, bưu điện Nhật bản đã cho phát hành bộ tem Doraemon và ngay lập tức đã cháy hàng khi vừa mở bán. Tháng 3/2008 chính phủ Nhật Bản đã chọn Doraemon là đại sứ hoạt hình chính thức của Nhật Bản. Vào ngày 3/9/2012 Doraemon được trao hộ khẩu chính thức tại thành phố Kawasaki, trở thành biểu tượng của Nhật Bản – đúng 100 năm nhân vật này ra đời.
Tại sao Doraemon có màu xanh và mất cả hai tai?
Hầu hết ở tất cả các tập truyện, Doraemon đều có màu xanh và mất cả hai tai. Phiên bản gốc của Doraemon là chú mèo máy màu vàng và có 2 tai hoàn chỉnh. Trong một lần bất cẩn, chú mèo máy Doraemon đã bị con chuột gặm cả hai tai khiến cái đầu của cậu trở nên trở tròn vo và láng bóng. Sau khi tạm biệt hai tay của mình Doraemon cũng tạm biệt cô bạn gái Nora Miyako. Điều này khiến cho cậu trở nên sốc nặng và chán nản.
Quá khứ khiến cho cậu buồn và khóc rất nhiều làm cho mình lớp sơn màu vàng chuyển thành màu xanh đáng yêu chúng ta vẫn thấy. Đó cũng là lý do Doraemon đều cảm thấy sợ hãi mỗi khi nhìn thấy chuột!
1293 – con số may mắn của Doraemon
Có thể bạn chưa biết, 1293 là con số may mắn và cũng là con số gắn liền với cuộc sống của nhân vật chính của chúng ta – Doraemon, chúng bao gồm:
- 129,3 kg: là cân nặng thực của Doraemon
- 129,3 cm: là chu vi vòng đầu lớn nhất của Doraemon
- 129,3 mã lực: là sức mạnh tối đa của Doraemon
- 1.209,3 km/h: là tốc độ chạy tối đa khi gặp chuột của chú mèo máy
- 129,3 cm: là độ cao có thể bật của Doremon khi sợ hãi
- 12/9/3: là sinh nhật của Doraemon theo cách viết của người Nhật
Kết thúc của Doraemon?
Do là 1 bộ manga có kết cấu tương đối độc lập, các câu chuyện chỉ có chung bối cảnh và nhân vật, còn cốt truyện của Doraemon ít có liên quan với nhau. Vì vậy, cho tới khi qua đời năm 1996 hầu như chưa bao giờ tác giả đề cập đến kết thúc của bộ truyện Doraemon. Chỉ có 3 lần đoạn kết của Doraemon được xuất bản trong đó có 2 đoạn kết với mục đích kết thúc của bộ truyện vì các độc giả của Doraemon đã lớn và Nhà xuất bản nghĩ rằng Doraemon cần 1 cái kết thật sự.
Trước khi qua đời, tác giả Fujiko đã để lại di chúc rằng ông không muốn đứa con tinh thần quý báu của mình chết nên đã không viết phần cuối về cái kết của Doraemon. Thế nên, ông muốn sau khi mình qua đời, ông muốn các độc giả của Doraemon sẽ viết nên 1 câu chuyện mới dành cho nhân vật đáng yêu đến từ tương lai này và từ đó rất nhiều câu chuyện khác nhau viết về chú mèo máy này như Doraemon bóng chày, đội quân Doraemon,…
Chương kết về cái chết của Doraemon và sự nỗ lực học tập thành tài của Nobita chỉ là 1 trong cái kết mà fan tạo ra và khá giống với phong cách của họa sĩ Fujiko. Thế nên rất nhiều người tin rằng đó là 1 sự thật nhưng mãi đến tận bây giờ, dù đã gần 20 năm, cái kết của bộ truyện Doraemon vẫn là điều bí ẩn.
Các tên nhân vật trong Doraemon đều mang một ý nghĩa nhất định
Có lẽ tuổi thơ của bất kì ai cũng đều nhớ được mỗi cái tên nhân vật trong bộ truyện tranh Doraemon nhưng không phải ai cũng biết, đằng sau mỗi cái tên đó đều mang một ý nghĩa nhất định. Điều đó cho thấy sự tinh tế cũng như sáng tạo mà tác giả đã thả hồn vào bộ truyện tranh nổi tiếng này:
- Doraemon (Doraemon) có nghĩa là con mèo đi lạc, ám chỉ chú mèo máy đến từ tương lai về quá khứ.
- Nobi có nghĩa là rất thông minh, vượt trên giới hạn (nhưng sự thật thì hoàn toàn… ngược lại).
- Shizuka (Xuka) có nghĩa là rất yên bình, tĩnh lặng, ngụ ý ở đây tác giả muốn nói rằng Xuka là sự bình yên, tốt đẹp. Và không biết là nó có liên quan tới sở thích rất hay tắm của cô ta hay không.
- Suneo (Xeko) có nghĩa là cậu bé gầy hay hờn dỗi.
- Takeshi, còn gọi là Jaian hay Chaien nghĩa là thích đấm đá. Cái tên Jaian còn được đọc vần giống với từ “giant” trong Tiếng Anh có nghĩa là khổng lồ.
- Dekisugi (Dekhi): nghĩa là rất thông minh, việc gì cũng có thể làm được, hay nói đơn giản là “con nhà người ta”.
Những thành tích “bất hủ” của Nobita
Nhắc đến truyện tranh Doraemon, không thể không nhắc cậu bé Nobita – cậu bé hậu đậu, lười biếng. Cậu là nguồn gốc của hầu hết các rắc rối tai hại trong bộ truyện. Và những con số dưới đây trong bảng thành tích “bất hủ” của Nobita sẽ làm bạn bất ngờ:
- Mượn bảo bối của Doraemon 1178 lần
- 578 bảo bối đã bị phá hủy, bỏ nhà đi 14 lần
- Trộm tiền của mẹ 12 lần, bán nhà 2 lần
- Thấy Jaien khỏa thân 12 lần
- Suýt làm cho Trái Đất bị diệt vong 207 lần
- Chọc ghẹo Xuka 542 lần, tốc vấy 122 lần
- Thấy Sizuka khỏa thân 127 lần
Đọc đến đây các bạn thấy đã đủ phong “thánh” cho Nobita chưa
Nguồn gốc của bộ truyện tranh Doraemon
Nhắc về nguồn gốc của bộ truyện tranh Doraemon, không thể không nhắc đến cha đẻ của chú mèo máy đến từ tương lai Fujiko Fujio (bút danh của hai họa sĩ: Fujimoto Hiroshi và Abiko Moto). Tập truyện đầu tiên được sáng tác từ năm 1969 dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Các tập sau đó chuyển thành phim hình và các thể loại khác như kịch, video games,…
Truyện kể về chú mèo máy Doraemon đến từ thế kỉ 22 để giúp cậu bé hậu đậu Nobi Nobita. Các câu chuyện của Doraemon thường ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm và mang cách nhìn lạc quan về cuộc sống tương lai vì vậy, phần lớn đọc giả của Doraemon thường là thiếu nhi.
Bảo bối của Doraemon – khoa học viễn tưởng hay những phát minh đi trước thời đại?
Mỗi câu chuyện của Doraemon thường ngắn gọn, độc lập và mỗi bảo bối mang một cái nhìn tích cực về khoa học – kĩ thuật trong tương lai. Mỗi bảo bối của Doraemon có thể là những vật dụng hàng ngày như: cánh cửa, bàn, ghế, chong chóng tre hay những thiết bị có tính khoa học viễn tưởng như khăn trùm thời gian, đèn pin thu nhỏ, cánh cửa thần kỳ,… Vì vậy, Doraemon từng được bầu chọn là một trong số những nhân vật quyền năng nhất bên cạnh Songoku (7 viên ngọc rồng). Trong lần trả lời phỏng vấn, khi được hỏi về số bảo bối của Doraemon, tác giả đã đưa ra con số 1.293 nhưng có lẽ đó chỉ là con số dự định ban đầu của ông.
Trong một nghiên cứu khác, số bảo bối thực tế của Doraemon lên đến 1963 và được xuất hiện trong 1.344 câu chuyện. Các bảo bối được tác giả tưởng tượng ra từ những năm 1970 và đã có một số được khoa học kỹ thuật thực hiện hóa. Một ví dụ điển hình là chiếc máy ảnh xuất hiện trong tập Nobita Thám Hiểm Vùng Đất Mới, tên cũ là “Pho tượng thần khổng lồ” được Doraemon và Nobita sử dụng để tìm ra vị trí của pho tượng thần khổng lồ giữa rừng rậm châu Phi. Nếu như cha đẻ của Doraemon đăng ký bản quyền ý tưởng phát minh này thì rất có thể hãng Google phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua lại ý tưởng này cho phần mềm Google Map mà chúng ta đang sử dụng ngày nay.