Danh Sách Tổng Hợp

Top 5 Thay đổi về giải phẫu, sinh lý ở phụ nữ có thai

Trong thời kỳ có thai, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi lớn lao, toàn cơ thể tham gia vào quá trình thai nghén. Tất cả những thay đổi đó đều do nguyên nhân thần kinh và nội tiết gây ra để đảm bảo cho sự phát triển của thai và tạo thêm năng lượng cho người mẹ lúc mang thai, khi chuyển dạ và khi cho con bú. Vì vậy, khi người phụ nữ mang thai cơ thể thay đổi rất nhiều nhất là giải phẫu, sinh lý ở bộ phận sinh dục…

Cổ tử cung

Cổ tử cung khi không có thai là một khối hình trụ có ống cổ tử cung, thông với buồng tử cung qua lỗ trong và thông với âm đạo qua lỗ ngoài. Khi có thai, hình dáng cổ tử cung ít thay đổi, chỉ to thêm ra và mềm hơn. Độ mềm của cổ tử cung thường từ ngoài vào trong, cho nên khi mới có thai, khám trong có cảm giác như một cái nút chai bọc nhung bên ngoài. Ở người phụ nữ đã có con dạ, cổ tử cung mềm sớm hơn ở người có thai lần đầu. Do các mạch máu tăng sinh, nên cổ tử cũng thường có màu tím.

Eo tử cung

Trước khi có thai, eo tử cung chỉ là một vòng nhỏ, dài 0.5-1cm. Khi có thai, eo tử cung mềm. Khi ngôi thai xuống thấp dần, eo tử cung giãn rộng, dài và mỏng gọi là đoạn dưới tử cung. Cho tới khi chuyển dạ, đoạn dưới tử cung dài 10cm. Như thế, đoạn dưới được thành lập dần dần trong quá trình thai nghén. Nhưng đoạn dưới được thành lập hoàn toàn khi có sự chuyển dạ, nhờ sự co bóp của tử cung. Đối với người con so, sự thành lập lại đoạn dưới từ đầu tháng thứ 9. Đối với người con dạ, đoạn dưới được thành lập vào giai đoạn đầu của cuộc chuyển dạ. Đoạn dưới tử cung có nhiệm vụ quan trọng trong cuộc đẻ. Về cấu trúc, đoạn dưới thành lập vào giai đoạn đầu của cuộc chuyển dạ. Đoạn dưới tử cung có nhiệm vụ quan trọng trong cuộc đẻ. Về cấu trúc, đoạn dưới chỉ có 2 lớp cơ, do đó đoạn dưới tử cung là phần dễ vỡ nhất trong cuộc đẻ, dễ bị chảy máu nhất khi rau bám thấp.

Âm hộ, âm đạo

Khi có thai, hiện tượng xung huyết, các mạch máu ở âm hộ giãn ra, có thể nhìn thấy giãn tĩnh mạch ở vùng môi lớn. Các mô liên kết ở vùng âm hộ ứ nước, dầy lên mềm ra. Âm vật và vùng tiền đình cũng hơi tím lại. Âm đạo khi mới có thai, niêm mạc màu tím do xung huyết và tăng sinh mạch máu. thành âm đạo dầy lên, các mô liên kết ngấm nước lỏng lẻo, các cơ trơn âm đạo phì đại giống như cơ tử cung. Những biến đổi này làm cho âm đạo mềm dài ra và có khả năng giãn rộng, cho thai nhi chui ra khi sinh nở.

Buồng trứng và ống dẫn chứng

Khi có thai buồng trứng cũng xung huyết, to ra và nặng hơn trước, có nhiều mạch máu tăng sinh. Hoàng thể thai nghén to hơn các hoàng thể trong các vòng kinh bình thường, chỉ teo đi sau 4 tháng. Các nang noãn không phát triển và chín theo chu kỳ như trước. Buồng trứng không phóng noãn và thai phụ cũng không có kinh trong suốt thời gian thai nghén. Khi tử cung to lên, ống dẫn trứng cùng buồng trứng cũng được đẩy lên cao theo vị trí của đáy tử cung.

Thân tử cung

Trong khi có thai và sau đẻ, thân tử cung là bộ phận thay đổi nhiều nhất của cơ thể. Trứng làm tổ ở niêm mạc tử cung, tại đây hình thành bánh rau, màng rau, buồng ối để chứa đựng thai nhi. Trong khi chuyển dạ, tử cung biến dần thành cái ống dẫn thai. Để đáp ứng được các yêu cầu đó, thân tử cung thay đổi về kích thước, tính chất và vị trí. Thân tử cung to lên nhưng không đều giữa các tháng. Những tháng đầu to ít và chậm, những tháng sau to nhanh hơn. Tháng đầu tử cung nấp dưới khớp vệ. Những tháng sau, trung bình mỗi tháng chiều cao tử cung tăng lên trên khớp vệ 4cm.
Đặc điểm sinh lý: Tử cung dễ bị kích thích, tử cung dễ giãn, từ tháng thứ 8 tử cung co bóp đều đặn và mạnh lên khi chuyển dạ, tử cung luôn co rút lại làm thai luôn khít với buồng tử cung. Khi đẻ, thai ra đến đâu tử cung co rút lại đến đó giúp đẩy thai ra, làm bong rau và cầm máu sau đẻ.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button