Danh Sách Tổng Hợp

Top 5 Cách phòng và trị táo bón ở trẻ

Táo bón là một bệnh lý rất phổ biến ở trẻ nhỏ và làm cho các bậc cha mẹ thường rất lúng túng. Bé đang bị táo bón các bậc cha mẹ không biết làm thế nào để cải thiện tình trạng táo bón cho bé. Danhsachtop chia sẻ một số mẹo vặt trị táo bón cho bé để các mẹ tham khảo nhé.

Cho bé uống nước hàng ngày

Việc uống nước hàng ngày tưởng chừng như đơn giản nhưng các mẹ luôn băn khoăn uống nước thế nào là đủ cho bé?
Đối với các bé trong từng giai đoạn khác nhau cần bổ sung lượng nước khác nhau.

  • Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước. Nhưng để đảm bảo lượng nước cũng như lượng sữa cung cấp đủ cho bé thì mẹ cũng cần bổ sung nước vào chế độ ăn của mình bằng cách uống nhiều nước 2,5 ml – 3 ml nước mỗi ngày. Trong trường hợp mẹ ít sữa, bé dùng sữa ngoài nếu bé bị táo bón thì vẫn cho bé uống 100 – 200 ml nước/ngày. 
  • Trẻ từ 6 – 12 tháng : bé bắt đầu ăn dặm thì các mẹ cũng cần chú ý cho bé uống 200 – 300 ml nước mỗi ngày để tránh táo bón cho bé.
  • Trẻ 1 – 3 tuổi ngoài việc cho bé ăn nhiều rau xanh và hoa quả thì bé cũng cần uống 500 – 600 ml nước/ngày.
  • Trẻ 3 – 5 tuổi : do hoạt động vui chơi và học tập của bé nên bé cần uống 1000 ml nước/ngày để đảm bảo lượng nước cho cơ thể của bé.
  • Trẻ lớn hơn 10 tuổi thì bé cần bổ sung 1.5l  – 2l nước/ngày.
  • Để kiểm soát lượng nước của bé uống đã đủ chưa thì mẹ có thể kiểm tra nước tiểu của bé nếu có màu vàng sẫm là bé thiếu nước rồi đấy. Mẹ cần bổ sung nước và chú ý đến lượng nước uống của bé nhé.

Mát xa và cho bé vận động nhiều hơn

  • Mát xa là phương pháp xoa bóp là liệu pháp rất tốt cho sức khỏe của bé. Mát xa giúp cho bé thư giãn, giảm cơn đau co thắt đào thải phân xu, giảm tình trạng đau bụng, táo bón…
  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Mẹ có thể tác động bên ngoài bằng cách xoa bụng cho trẻ ngày 3-4 lần, mỗi lần 4 phút để kích thích làm tăng nhu động ruột. Khi mẹ mát xa cho bé có thể bật nhạc nhẹ, giai điệu du dương, nếu bé buồn ngủ, mệt mỏi thì mẹ ngừng mát xa chuyển sang khung giờ khác nhé.
  • Với trẻ lớn thì tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn bằng cách cho trẻ chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao thường xuyên.

Dạy bé đi vệ sinh đều đặn, đúng giờ

Các mẹ chú ý tạo thói quen cho bé đi vệ sinh vào đúng giờ trong ngày nhé. Tránh trường hợp bé mải chơi, bé sẽ nhịn đi vệ sinh một ngày là hôm sau bé có nguy cơ bị táo bón đấy các mẹ ạ. Nhiều bé rơi vào tình trạng sợ đi ngoài nên bé sẽ “nhịn”. Càng “nhịn” thì càng táo bón nặng hơn.
Đối với các bé đi học ở trường mẫu giáo thì các mẹ hướng dẫn bé cách ra hiệu, nói với cô giáo khi bé có nhu cầu. Và hướng dẫn bé cách sử dụng thiết bị vệ sinh ở nhà, trường học cũng như đi sang nhà người khác chơi.

Nhanh chóng đưa bé tới bác sĩ

Ở trẻ nhỏ, khi có bất cứ dấu hiệu của bệnh táo bón thì các bậc cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để khám ngay và có phương pháp điều trị sớm. Táo bón thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến phát triển thể chất của bé làm cho bé chán ăn, sút cân, có thể gây ra hiện tượng đau bụng, chướng bụng hoặc bán tắc ruột, trĩ…Vậy nên các bậc cha mẹ nên chú ý theo dõi tình trạng của bé.

Rau xanh và trái cây – không thể thiếu cho bé

Rau xanh và trái cây có lượng chất xơ giúp bé tránh khỏi nguy cơ bị táo bón. Nên việc thêm chúng vào thực đơn của bé là rất quan trọng.

  • Đối với bé dưới 6 tháng: bé bú mẹ hoàn toàn thì mẹ nên ăn nhiều rau xanh và thực phẩm như đu đủ, khoai lang, mồng tơi, chuối…
  • Đối với bé 6 – 12 tháng: Với trẻ đã ăn dặm nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín như rau cải, bí đỏ, bí xanh, cà rốt, rau muống, khoai lang…
  • Đối với bé trên 1 tuổi: Thay vào việc cho bé ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm, béo thì các mẹ nên cho bé ăn nhiều rau xanh và hoa quả: bơ, dưa hấu, lê… Không nên cho bé ăn loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê…

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button