Danh Sách TếtDanh Sách Văn Hóa

Top 10 Phong tục đón Tết độc đáo nhất của các dân tộc thiểu số Việt Nam

Người Cao Lan với phong tục Dán giấy đỏ

Một số nơi trong nhà của người Cao Lan như cửa nhà, cổng ra vào, chuồng gia súc,… đều được dán giấy đỏ trước Tết 2 ngày. Với màu đỏ rực rỡ, phong tục này của người Cao Lan với hy vọng có được may mắn, hạnh phúc và nhiều điều tốt đẹp trong năm tới, một năm tài lộc đầy nhà, an khang thịnh vượng.

Người Pà Thẻn và phong tục Thờ bát nước lã

Điểm độc đáo trong bàn thờ của người Pà Thẻn là luôn xuất hiện một bát nước lã luôn đầy được đậy kín để thờ cúng trong năm. Nếu nước vơi đi thì phải đợi đến tháng 6 chủ gia đình mới mở bát và chế thêm nước cho đong đầy.
Đêm giao thừa tất cả các cửa trong nhà đều được đóng kín và bịt hết lỗ thoáng rồi chủ nhà sẽ dùng nước trong bát đó để lau chùi sạch sẽ và thay lượt nước khác để đón chào năm mới. Mọi hành động trên đều diễn ra bí mật nếu trót bị lọt ra ngoài thì cả nhà sẽ gặp xui xẻo, vận hạn trong năm tới.

Người Pu Péo với phong tục Cướp giọng gà

Đúng vào thời khắc giao thừa người Pu Péo sẽ canh chừng mấy con gà trống để chọn đúng thời điểm chúng vỗ cánh và chuẩn bị gáy thì họ sẽ đốt một quả pháo và ném vào chuồng để làm lũ gà bị giật mình chúng sẽ đua nhau gáy to. Đúng thời điểm này người dân sẽ cùng nhau hò hét để lấn át giọng gà trống gáy.
Với quan niệm tiếng gà gáy có ý nghĩa thiêng liêng, vui vẻ nên người nào lấn át được tiếng gà sẽ gặp may mắn và tốt đẹp trong cả năm tới 

Người H’mông với phong tục Vỗ mông tỏ tình

Đây là cách tỏ tình khá độc đáo của những chàng trai, cô gái trẻ người H’mông. Vào mỗi dịp Tết đến xuân về các nam thanh nữ tú sẽ tập trung dưới chân núi để vui xuân, xem hội. Nếu một chàng trai đã thầm thích một cô gái nào đó sẽ vỗ mông nàng để “bắn tín hiệu”, cô gái sẽ nhanh chóng nhận ra tấm chân tình của chàng trai và hai người sẽ dắt tay nhau tìm chỗ tâm tình riêng tư thâu đêm suốt sáng để thỏa hết tình cảm chứa chan bấy lâu.

Người Thái với phong tục đón năm mới bằng tiếng sấm

Không giống như các dân tộc khác, năm mới của người Thái được tính dựa theo quy luật tự nhiên của đất trời. Năm mới được tính từ khi giao mùa sau kết thúc mùa thu hoạch với tiếng sấm đầu tiên. Khi tiếng sấm vang lên người chủ trong gia đình sẽ đánh thức các thành viên khác và đi chạm vào từng đồ vật với ý nghĩa đánh thức chúng cho một năm mới làm việc hiệu quả hơn. Điều đặc biệt là dựa vào tiếng sấm già làng sẽ đưa ra dự báo về năm tiếp theo, tiếng sấm càng to càng rền vang thì chứng tỏ năm tới mùa màng sẽ bội thu, mọi người ấm no.

Người Lô Lô với phong tục Đánh thức gia súc cùng đón Tết

Khi tiếng gà gáy đầu tiên vang lên trong đêm giao thừa chủ các hộ gia đình người Lô Lô sẽ cử một thành viên trong nhà đi đánh thức đàn gia súc để chúng cùng được đón Tết với cả nhà. Cũng tại thời điểm này một lễ cúng trang trọng sẽ diễn ra: đàn ông được cúng bằng gà trống, đàn bà được cúng bằng gà mái để cầu sức khỏe và tiền tài cho cả nhà trong năm mới.

Người Dao với phong tục Tết Nhảy

Với quan niệm ngày Tết, mùa xuân là dịp để bà con buôn làng vui chơi, thăm hỏi và chúc nhau một năm mới tốt lành nên ở các tộc người Dao đã xuất hiện tục Tết Nhảy để thể hiện hết những mong ước trên. Không chỉ mang đến một năm mới tràn ngập sức sống, Tết Nhảy còn giúp người Dao được dịp rèn luyện thể chất dẻo dai, cơ thể săn chắc để chuẩn bị cho những vụ mùa mới đang chờ đợi ở phía trước.
Những người tham gia Tết Nhảy sẽ tham gia hết mình không kể ngày đêm, ai kiệt sức thì nghỉ ngơi để hồi lại và tiếp tục cuộc vui. Mỗi dịp Tết Nhảy mọi người sẽ múa, nhảy lần lượt hàng trăm điệu khác nhau trên nền tiếng chuông, trống rộn rã sức xuân.

Người Churu, Giẻ chiêng với phong tục Bắt chồng

Tết đến xuân về chính là mùa lễ hội bắt chồng của các dân tộc ở vùng Tây Nguyên. thời gian để tiến hành lễ bắt chồng là vào ban đêm. Nếu cô gái thích chàng trai nào đó sẽ về thông báo cho dòng họ để đến nhà trai dạm hỏi, thuận ý cả hai bên thì vào một đêm đẹp trời cô gái sẽ đeo chiếc nhẫn thề nguyền vào tay chàng trai. Trái lại, chàng trai không thuận ý sau 7 ngày sẽ mang trả nhẫn. Cô gái sẽ kiên trì trao nhẫn cho chàng vào một đêm trăng thanh gió mát đến khi nào chàng ưng lòng mới thôi. 

Người Thái với phong tục Gọi hồn

Đây là nét đặc sắc độc đáo trong nét văn hóa của người dân tộc Thái. Thông thường vào đêm 30 Tết mỗi gia đình người Thái sẽ chuẩn bị 2 con gà thịt trong đó một để cúng tổ tiên và con còn lại dùng để gọi hồn người thân đã khuất trong gia đình.
Việc gọi hồn được thực hiện bởi thầy cúng. Áo của những người thân trong nhà sẽ được bó chặt và vắt lên vai thầy cúng, sau đó người này sẽ đi ra đầu làng để gọi hồn với một que củi đang cháy ở trên tay. Việc gọi hồn được lặp lại 2 – 3 lần và từng người thân trong gia đình sẽ được thầy cùng buộc sợi chỉ đen lên tay để trừ tà.

Người Giẻ Triêng với phong tục Dính tro và ném xôi lên mái nhà

Cứ mỗi 26, 27 tháng Chạp mỗi năm, những thanh niên trai tráng Giẻ Triêng sẽ rủ nhau lên rừng đốn củi để đốt và mang tro về nhà. Những người còn lại ở nhà sẽ chuẩn bị nấu xôi và nắm vào các cây khô rồi đốt thành than. Số tro này sẽ tập hợp lại rồi tung lên cao, mọi người tập trung thành đám phía dưới để hứng tro được càng nhiều thì may mắn và hạnh phúc trong năm tới sẽ càng lớn.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button