Danh Sách Tổng Hợp

Xe quá khổ là gì? Thế nào là hàng quá khổ?

Xe quá khổ là gì?

Xe quá khổ là gì? Thế nào là hàng quá khổ? là những câu hỏi của nhiều bạn. Có thể bạn chưa hiểu rõ ràng khái niệm về xe quá khổ và hàng quá khổ. Do đó rất khó xác định được loại hàng này khi có dự định vận chuyển. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này để thuận tiện hơn trong công việc thì bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết.

Xe quá khổ là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định tải trọng, khổ giới hạn đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có quy định như sau:

Xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau:

a) Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;

b) Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;

c) Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container).

Thế nào là hàng quá khổ?

Quá khổ là kích thước tối thiểu của hàng hóa vượt quá kích thước lọt lòng cho phép của 1 container hoặc vượt quá kích thước giới hạn của 1 container không có vách và trần.

Hàng hóa được xem là quá khổ khi:

  • Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét; đối với xe chở container lớn hơn 4,35 mét.
  • Chiều dài hàng hóa dài hơn 20 mét.
  • Chiều rộng hàng hóa rộng hơn 2,5 mét.

Xe quá khổ là gì? Thế nào là hàng quá khổ?

Những lưu ý về vận chuyển hàng quá khổ

  • Phải có đội ngũ chuyên nghiệp, kinh nghiệm trong vận chuyển và giám sát, kiểm tra theo quy trình bài bản, chất lượng.
  • Một số loại hàng hóa thường bị quá tải khi vận chuyển mà bạn cần lưu ý có thể kể đến như: hàng dự án, sắt thép dài, bồn vệ sinh công nghiệp, ống thiết bị lớn. Kiểm tra kỹ những mặt hàng này để tránh quá tải gây mất an toàn giao thông.
  • Bạn cần ý thức việc cận chuyển hàng quá khổ khó hơn so với thông thường rất nhiều. Do đó bạn cần kết hợp nhiều loại phương tiện để khiến công việc này dễ dàng hơn.
  • Mọi Phương tiện, thiết bị đều phải có giấy cấp phép và kiểm định mới lưu thông được, nếu không sẽ bị bắt giữ do vi phạm quy định giao thông.
  • Tất cả điều có giấy phép sử dụng đường bộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

 

 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định tải trọng, khổ giới hạn đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có quy định như sau: Xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau: a) Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe; b) Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét; c) Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container)?Quá khổ là kích thước tối thiểu của hàng hóa vượt quá kích thước lọt lòng cho phép của 1 container hoặc vượt quá kích thước giới hạn của 1 container không có vách và trần?Một số loại hàng hóa thường bị quá tải khi vận chuyển mà bạn cần lưu ý có thể kể đến như: hàng dự án, sắt thép dài, bồn vệ sinh công nghiệp, ống thiết bị lớn.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button