Danh Sách Tổng Hợp

Top 9 Lễ hội truyền thống ở Việt Nam

Việt Nam được biết đến là một đất nước đa văn hóa, 54 dân tộc anh em là 54 nét văn hóa khác nhau, chính điều đó làm nên sự đa dạng văn hóa nước ta. Trong số đó, lễ hội truyền thống cũng là một đặc trưng tiêu biểu của mỗi dân tộc.

Lễ hội Chùa Hương

Lễ hội này kéo dài từ ngày mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Lễ hội diễn ra trên khắp địa bàn xa Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đây là lễ một lễ hội có thời gian dài nhất nước ta. Theo như người Việt xưa nói lại, Hương Sơn được coi là cõi Phật, và Chùa Hương là nơi để thờ Phật bà Quan Âm.  Phần lễ ở Chùa Hương là lễ Phật, phần hội ở Chùa Hương là sự có mặt của du khách hành hương về đất Phật. Trong dịp lễ hội, hàng chục vạn người đến viếng thăm cảnh núi non, hang động và cầu may, cầu phúc tại các ngôi chùa…

Hội đua voi

Hội đua voi được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch. thường diễn ra ở Buôn Đôn hoặc ở những cánh rừng thưa nằm ven dòng sông Sêvepốc (ở Đắk Lắk). Trước khi vào cuộc đua, một tiếng tù và vút lên, theo lệnh điều khiển của người trong ban tổ chức hội, từng tốp voi được những người quản tượng điều khiển đứng vào vị trí xuất phát. Vì là lễ hội của người Tây Nguyên và tổ chức ở núi rừng nên mang đậm chất hoang dã và rất gần gũi với thiên nhiên, mang không khí tưng bừng, nhộn nhịp vô cùng như được hòa mình vào cuộc sống hoang dã của núi rừng, thiên nhiên.

Lễ hội bà Chúa Xứ

Đây là lễ hội lớn nhất của người dân Đông Nam bộ, lễ hội bắt đầu từ đêm 23 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch tại miếu bà Chúa Xứ ở Núi Sam, tỉnh An Giang. Những hoạt động diễn ra trong lễ hội có văn nghệ, múa bóng,..từ đêm ngày 23, mọi người đã tập trung về miếu để xem nghi thức tắm Bà. Tượng Bà được đưa xuống và dùng nước mưa pha với nước hoa để tắm. Lễ viếng Bà hằng năm thu hút rất đông du khách thập phương, vừa để tham dự lễ hội dân gian, vừa để xin cầu tài, cầu lộc, đồng thời còn để du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp ở núi Sam và các di tích lịch sử, như: Lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Tây An…

Lễ hội Gò Đống Đa

Đây là lễ hội diễn ra ở gò Đống Đa, thuộc quận Đống Đa, Hà Nội diễn ra vào ngày mùng 5 tết âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội được tổ chức nhằm ăn mừng chiến thắng và tưởng nhớ công lao to lớn của vua Quang Trung.  Lễ hội diễn ra với các hoạt động như hội trống, chuông báo hiệu cuộc rước thần chiến thắng, tượng trưng cho khí thế quân Tây Sơn năm ấy. Tham gia cuộc rước có thanh niên các làng: Khương Thương, Thịnh Hào… ăn mặc theo lễ phục hội, đi sau là cơ, biểu, lộng kiệu… và cuối đoàn rước là hình tượng “con rồng lửa” kết bằng rơm. Chùa Đống Quang đối diện với gò Đống Đa là nơi diễn ra lễ cầu siêu, dâng hương tưởng nhớ công ơn của những anh hùng, nghĩa sĩ đã hết lòng vì dân, vì nước. Sau phần nghi lễ là các trò chơi dân gian vui khỏe, đua tài, đua trí như: Múa rồng, múa lân, đấu vật, chơi cờ, chọi gà…

Lễ hội Gióng

Lễ hội Gióng được tổ chức tại làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất tại đồng bằng Bắc Bộ. Lễ hội diễn ra chính thức vào ngày 9 tháng 4 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công ơn to lớn.Công việc chuẩn bị cho lễ hội được bắt đầu từ ngày 1-3 đến ngày 5-4 âm lịch, với các việc tập dợt chuẩn bị cho ngày chính hội. Ngày 9-4 có lễ rước từ đền Mẫu đến đền Thượng. Múa hát thờ, hội trận (diễn lại trận đánh thắng giặc An). Cuối cùng là việc khao quân và đêm đến có hát chèo. Ngày 10-4 là ngày vãn hội, làm lễ duyệt quân, lễ tạ ơn Thánh Gióng. 

Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là tết âm lịch là lễ hội chính thống của dân tộc Việt Nam. Tết bắt đầu từ ngày 1/1 âm lịch hàng năm, những ngày này mọi người trên cả nước đều nghỉ ngơi, đi thăm gia đình, dòng họ, bạn bè,…đi chùa hay nhà thờ cầu bình an, hái lộc đầu năm. Đây là dịp để mọi người trong gia đình sum họp bên nhau sau những năm tháng làm lụng vất vả, xa quê hương kiếm sống, được trở về bên nhau, trò chuyện, thăm hỏi và mừng  tuổi nhau. Cùng nhau dọn dẹp, trang trí nhà cửa, nấu bánh tét, bánh chưng, viếng ông bà tổ tiên,…những hoạt động trong mùa lễ này có ý nghĩa quan trọng với mỗi người trong gia đình. Đặc biệt đối với những người hay xa quê, sau một năm dài đằng đẵng mới có dịp về bên gia đình chung vui với nhau.

Lễ hội Ka-tê

Đây là lễ hội lớn nhất và đông nhất của người dân tộc Chăm thuộc tỉnh Ninh Thuận. Lễ hội Katê (còn gọi là lễ tưởng niệm đấng cha) diễn ra tại tháp Pôklông Garai (Ninh Thuận), hoặc các tháp Chàm khác vào ngày 1-7 Chăm lịch (khoảng từ 25-9 đến 5-10 Dương lịch) hằng năm. Lễ hội tưởng niệm các vị anh hùng dân tộc, tổ tiên, ông bà cùng các vị thần linh và vua Pôklông Garai, vua Prôme. Trong những ngày lễ hội diễn ra, người dân các vùng lân cận tụ tập lại gần tháp làm lễ, có các thầy coi về đạo giáo, thầy cúng làm lễ cúng tế ở ngoài sân xong thì vào trong đền, thầy cúng và các bà bóng tắm rauwr và thay áo cho vua Pô-klong Giarai, đọc kinh và hát những bài hát dân ca. Bên cạnh đó còn có những màn diễn văn nghệ truyền thống của những cô gái và các chàng trai người dân tộc Chăm.

Giỗ Tổ Hùng Vương

Giỗ Tổ Hùng Vương hay còn gọi là lễ hội Đền Hùng, đây là ngày hội truyền thống của dân tộc Kinh, tưởng nhớ về các Vua Hùng đã có công xây dựng nên đất nước Việt Nam. Nghi lễ được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm trên cả nước, là một ngày lễ lớn nên vào ngày nay mọi người dân đều được nghỉ. Ở các tổ chức, cơ quan thường có những hoạt động lớn để tưởng nhớ ngày này như tổ chức tham quan, thắp hương đền Hùng. Bên cạnh đó cũng có một số hoạt động như các giải thể thao, văn nghệ, hội kịch để mừng lễ.

Lễ hội cầu ngư

Lễ hội cầu ngư là lễ hội của người dân làng Thái Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội diễn ra vào ngày 12 tháng giêng âm lịch, nhằm tưởng nhớ vị thành hoàng của làng là Trương Quý Công – người gốc Thanh Hóa, đã có công dạy cho dân làng nơi đây đánh cá và buôn bán ghe mành, thoát khỏi cái nghèo. Lễ hội không diễn ra hàng năm. mà 3 năm mới tổ chức một lần nên quy mô khá linh đình và long trọng, có các trò chơi mô tả lại nghề đánh cá của cư dân, đậm chất người dân vùng biển.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button