Danh Sách Tổng Hợp

Top 7 Hướng dẫn cách vệ sinh giường nệm đúng cách tại nhà

Nệm là vật dụng được dùng thường xuyên trong mỗi gia đình. Nệm nằm lâu ngày sẽ xuất hiện bụi bẩn từ đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Nệm gắn liền với giấc ngủ, muốn giấc ngủ ngon thì nệm phải sạch. Sau đây là cách giặt nệm sạch nhất mà không phải ai cũng biết.

Phơi nệm

Sau các bước vệ sinh sạch sẽ, bạn nên phơi nệm một thời gian ngoài không khí để sấy khô hết nước còn đọng lại trên nệm. Nếu nước mắc kẹt bên trong nệm, có thể sẽ gây ra nấm mốc và rất khó làm sạch.Nếu thời tiết ấm nóng, bạn có thể mở cửa sổ để không khí tràn vào phòng, giúp sấy khô nệm nhanh hơn. Bạn cũng có thể mở rèm cửa và màn để đón ánh nắng mặt trời, vì tia UV có trong ánh mặt trời sẽ tiêu diệt nấm mốc và vi khuẩn trên nệm, giúp loại bỏ triệt để mùi hôi và sấy khô nệm nhanh hơn.

Làm sạch các loại chất lỏng dính trên đệm

Trong quá trình sinh hoạt chắc chắn sẽ có đôi lúc bạn bất cẩn làm dấy bẩn nệm bằng các chất lỏng như: socola, trà hoặc cà phê,… tùy theo mỗi loại vết bẩn lỏng mà chúng ta sẽ có cách khác nhau. 

Vết cà phê

Màu sẫm của cà phê sẽ lộ rõ trên nền tấm đệm khi nó bị đổ. Chính vì thế ngay khi làm đổ cốc cà phê lên đệm hãy dùng giấy ăn mềm sạch để thấm hút hết lượng cà phê dư thừa.

Tiếp đến dùng chất tẩy quần áo dịu nhẹ dang bột lên trên bề mặt đợi đến khi nào bột khô lại thì lấy khăn mềm lau sạch.

Vết trà

Khi làm đổ trà lên trên đệm đầu tiên hãy dùng miếng mút xốp để hút bớt phần nước dư thừa.

Tiếp đến hòa tan khoảng 15g hàn the với 1 lít nước nóng và thấm vào khăn mềm để lau sạch vết bẩn.

Cuối cùng dùng khăn ẩm lau lại lần cuối và dùng quạt điện hong khô cho vùng đệm vừa làm sạch.

Vết socola lỏng

Đầu tiên để lớp socola lỏng khô tự nhiên sau đó cạo sạch đi.

Bước tiếp theo hòa nước sạch với một chút xà bông hoặc nước rửa chén dạng dịu nhẹ lau lên trên bề mặt.
Lấy khăn mềm ẩm lau sạch lại vết bẩn lần cuối và hong khô tự nhiên.

Hút bụi

Hút bụi giúp loại bỏ bụi bẩn, mạt nhà, tóc rụng, da chết và các mảnh vụn khác ra khỏi nệm. Bạn nên sử dụng loại máy hút bụi có gắn cọ lớn trong quá trình vệ sinh mặt trên cùng của tấm nệm.Sử dụng vòi hút dài để hút hết bụi bẩn ra khỏi khe rãnh, viền, cạnh, mép và góc nệm. Trước khi hút bụi, lưu ý đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cọ và vòi gắn kèm máy hút bụi.

Bảo quản nệm

Lật mặt hoặc xoay đệm định kỳ: đối với tấm nệm không phân biệt mặt trên và mặt dưới, sau khoảng 3 – 6 tháng người dùng nên lật mặt kia lên để nằm. Việc này giúp bề mặt nệm lún đều hơn.

– Bọc bảo vệ nệm: để giúp tấm nệm giường ít bị bám bẩn, hư hỏng, bạn có thể lồng nệm vào một lớp bọc giống như vỏ chăn rồi kéo khóa. Cách làm này sẽ giúp nệm không bị dính nước, bụi bẩn hay rệp giường, đồng thời hỗ trợ cho công việc vệ sinh nệm sau này trở nên đơn giản hơn.

– Thay ga trải giường thường xuyên, giữ gìn phòng ngủ luôn thoáng sạch để không cần phải giặt nệm quá nhiều lần.

– Luôn giữ đệm trong tình trạng khô thoáng và nếu đệm bị ẩm ướt thì cần làm khô ngay để tránh tình trạng ẩm mốc.

– Có một lịch trình hút bụi, giặt đệm cố định để đảm bảo tấm nệm luôn sạch đẹp và bền bỉ. Nếu có thể bạn nên phơi hong tấm đệm của gia đình mình dưới trời nắng vài tháng một lần để ngăn ngừa ẩm mốc và loại bỏ hết mùi hôi khó chịu.

– Thường xuyên mở cửa sổ phòng ngủ để có thêm không khí trong lành và ánh nắng mặt trời chiếu vào giường nệm, ngăn chặn vi sinh vật phát triển.

Xử lý vết bẩn khô trên nệm

  • Dùng baking soda:

Vốn được biết đến là “khắc tinh” của nhiều vết bẩn cứng đầu nên chắc chắn các vết bẩn khô cứng đầu sẽ biến mất trong tích tắc. Ưu điểm của chất này là an toàn, không tốn kém nên bất kỳ ai cũng có thể áp dụng cách này được.

Cách làm rất đơn giản, đầu tiên trộn 1 phần baking soda với 2 phần nước lạnh để hòa tan bột. Sau đó dùng khăn bông mềm sạch và thấm nước đó áp lên vết bẩn trong khoảng 30 phút để làm tan vết bẩn. Bước cuối cùng là dùng một chiếc khăn sạch khác để thấm nước lạnh và lau sạch lại vết bẩn.

  • Dùng khăn lạnh:

Với những vết bẩn khô chưa có độ bám quá chặt vào đệm thì khăn lạnh chính là phương án tối ưu và hiệu quả. Đầu tiên hãy làm ẩm miếng vải sạch bằng nước lạnh (tuyệt đối không sử dụng nước ấm) sau đó thấm lên vết bẩn khô. Lưu ý chỉ được đặt khăn lên vết bẩn khô (máu) để làm tan chúng chứ tuyệt đối không được chà mạnh khiến vết máu thấm chắc hơn trong các sợi vải.

Tiếp đến hãy dùng một miếng vải khô để hấp thụ hết hơi ẩm tỏa ra từ bước đầu tiên. Bạn hãy lặp lại 2 bước này đến khi nào các vết bẩn đã biến mất hoàn toàn thì có thể dừng lại.

Giặt toàn bộ vải trải giường và ga nệm

  • Di chuyển toàn bộ mọi vật dụng, gối mền ra khỏi nệm: 

Muốn vệ sinh nệm bạn phải di chuyển toàn bộ những vật dụng trên nệm. Sau đó bạn lần lượt giặt các vật dụng từ bọc gối, gối đến mền và các vật dụng như gấu bông, đồ trang trí,…bằng máy giặt trong quá trình vệ sinh nệm.

  • Giặt ga nệm:

Sau khi giặt xong tất cả các vật dụng trên nệm thì bạn lần lượt tháo từ dra nệm đến miếng cố định nệm đem đi giặt và vệ sinh thủ công thật kĩ các vết ố, vết bẩn cứng đầu trên dra. Cách này sẽ giúp bạn làm sạch sẽ hoàn toàn chiếc giường.Bạn nhớ để ý từng loại vải để sử dụng nước giặt phù hợp bạn nhé. Sử dụng nước nóng hết mức và cài đặt sẵn chế độ sấy để tiêu diệt mạt bụi hoặc vi khuẩn ẩn náu trong ga nệm.Trường hợp sử dụng chăn lông vịt, bạn cần tháo bọc chăn ra và giặt cùng với ga nệm.

Trải lại ga giường, ga nệm

Sau khi đã trải qua các bước vệ sinh, bạn có thể trải ga sạch lên nệm, bắt đầu bằng ga cố định nệm, sau đó tới ga trải trên cùng. Lồng gối vào vỏ gối, đặt gối, đồ trang trí và nệm trở lại giường.Lướt tay khắp nệm một lần nữa để kiểm tra xem mặt nệm có còn ướt hay không trước khi trải lại giường. Nếu trải chăn và ga lên nệm ướt, nệm sẽ không khô và sản sinh nấm mốc, vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của bản thân.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button