Danh Sách Tổng Hợp

Top 6 Sai lầm khi tắm nắng cho trẻ các bà mẹ nên tránh.

Tắm nắng cho trẻ là thói quen của hầu hết các mẹ bởi việc làm này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết tắm nắng cho trẻ đúng cách và cũng không ít bà mẹ có những quan niệm sai lầm khi tắm nắng cho con. Cùng Danhsachtop điểm danh những sai lầm mẹ thường mắc phải khi tắm nắng cho các bé dưới đây nhé!

Tắm nắng không đúng giờ

Không phải cứ cho trẻ ra nắng thì được gọi là tắm nắng. Thực tế, việc xác định thời gian tắm nắng cho trẻ cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng bởi nếu tắm vào giữa lúc trời nắng gay gắt sẽ rất có hại cho con, làn da non nớt của trẻ có thể bị tổn thương, trẻ sẽ bị cảm nắng hoặc thậm chí dẫn đến tình trạng ung thư da. Giờ tắm tốt nhất cho trẻ là trước 7 giờ sáng (đối với trời mùa hè), 7 giờ – 9 giờ (đối với trời mùa đông) và tuyệt đối không tắm nắng cho trẻ trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng – 4 giờ chiều vì lúc này tia cực tím trong ánh nắng mặt trời mạnh nhất nên dễ gây tổn thương cho da bé.

Tắm nắng cho trẻ quá sớm

Rõ ràng, tắm nắng cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng bởi việc làm này giúp trẻ hấp thu được nhiều vitamin D tự nhiên giúp hệ xương của bé phát triển tốt hơn. Vì cho rằng tắm nắng là hữu ích, nhiều bà mẹ đã nghĩ cho các bé yêu tắm nắng càng sớm càng tốt nên đã cho trẻ tắm nắng ngay từ khi mới chỉ lọt lòng dù mới được 3 ngày sinh. Tuy nhiên theo khuyến cáo các bác sĩ, mẹ không nên tắm nắng cho trẻ sớm quá vì tuần đầu tiên sau sinh là khoảng thời gian trẻ đang tập thích nghi với môi trường sống bên ngoài khác hẳn so với môi trường trong bào thai của mẹ. Lúc này, da trẻ sơ sinh còn rất non nên việc tắm nắng sớm có thể khiến trẻ bị dị ứng, viêm da, ảnh hưởng đến sức đề kháng và hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ. Vì vậy, khoảng 10 ngày sau sinh, các mẹ bắt đầu tắm nắng cho trẻ là thời gian hợp lý nhất.

Cởi hết quần áo khi cho trẻ tắm nắng

Nhiều mẹ vẫn nghĩ cho trẻ tắm nắng trong bộ dạng “nuy” là tốt nhưng kỳ thực như thế chẳng hề có lợi cho trẻ chút nào. Khi tắm nắng, nếu trẻ không mặc bất kỳ đồ gì trên người có thể sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ bị cảm nắng và gây ra những tổn thương nhất định đối với những bộ phận nhạy cảm của cơ thể. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và giúp trẻ hấp thu được nguồn vitamin D tự nhiên tốt nhất, khi tắm nắng, mẹ hãy mặc cho bé một bộ quần áo mỏng, từ từ vén hoặc cởi quần áo khi trẻ quen với ánh nắng, cho trẻ tắm chủ yếu phần bụng trở xuống và phần mông. Tuyệt đối không để ánh nắng chiếu vào đầu, vào mặt và mắt trẻ khi tắm nắng nhé. 

Bất kỳ trẻ nào cũng có thể tắm nắng

Tất cả chúng ta đều không phủ nhận vai trò của việc tắm nắng đối với trẻ là cần thiết nhưng không phải trẻ nào cũng cho ra tắm nắng được. Với trường hợp những trẻ đang ốm, dị ứng cơ địa, trẻ có làn da nhạy cảm… thì mẹ không được mang trẻ ra tắm nắng vì như thế sẽ càng khiến tình trạng bệnh của trẻ thêm nặng hơn.

Tắm nắng quá lâu

Người ta vẫn thường bảo “cái gì quá cũng không tốt”, việc này cũng hoàn toàn đúng với trường hợp tắm nắng cho trẻ. Thực tế, việc tắm nắng cho trẻ quá lâu không hề tốt như các mẹ vẫn quan niệm bởi tắm nắng lâu có thể khiến trẻ bị bỏng da, bị cảm nắng, thậm chí nếu ánh nắng gay gắt cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Các mẹ nên tắm nắng cho trẻ khoảng 2 tiếng/tuần, 15-20 phút/ ngày là phù hợp. Thời gian đầu thì các mẹ có thể tắm nắng cho trẻ vài phút rồi tăng dần thời lượng từng ít một để trẻ thích nghi dần dần. Đến khi trẻ được khoảng 3 tháng tuổi trở đi, bạn có thể tắm nắng cho trẻ tối đa là 30 phút/ngày. Tuy nhiên, vượt quá thời lượng trên thật chẳng tốt chút nào các mẹ nhé!

Tắm nắng cho trẻ qua khung cửa kính

Với tâm lý “xót con”, nhiều mẹ nghĩ cho trẻ tắm nắng ngoài môi trường sẽ gặp phải khói bụi, ô nhiễm nên đã tắm nắng cho trẻ qua khung cửa kính mà không hề hay biết khi da trẻ không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì việc làm này cũng trở nên vô nghĩa. Với trẻ sơ sinh thì không nhất thiết phải cho trẻ ra ngoài trời, bạn có thể tắm nắng cho trẻ vào buổi sớm bên khung cửa sổ nhưng cần mở cửa kính để bé hấp thu được tốt nhất tia tử ngoại. Và một điều cần lưu ý đó là hãy để trẻ được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở những địa điểm thông thoáng, sạch sẽ, không khí trong lành và tránh những nơi gió lộng nhé.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button