Danh Sách Dịch Vụ

Top 6 Bài soạn “Phong cách ngôn ngữ khoa học” lớp 12 hay nhất

Mỗi một loại văn bản với kiểu khác nhau, yêu cầu người nói, người viết có cách viết khác nhau hay nói cách khác đó là cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau mà người ta quy nó về như một dạng phong cách: phong cách ngôn ngữ. Trước đó, chúng ta đã được học rất nhiều những phong cách ngôn ngữ khác nhau ở nhiều kiểu văn bản khác nhau và hôm nay chúng ta sẽ đến với bài học về phong cách của ngôn ngữ khoa học. Đây là một bài học không khó nhưng cần tập trung để không bị nhầm lẫn. Mời các bạn đọc một số bài soạn văn “Phong cách ngôn ngữ khoa học” hay nhất mà Danhsachtop tổng hợp trong bài viết dưới đây để tham khảo và tìm hiểu về bài học này.

Bài soạn “Phong cách ngôn ngữ khoa học” số 6

Câu 1 trang 76 SGK văn 12 tập 1

Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX trình bày nội dung khoa học về lịch sử văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX, cụ thể là:

Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá
Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của từng giai đoạn
Những đặc điểm cơ bản…
Là những kiến thức khoa học Lịch sử văn học
Thuộc loại văn bản: khoa học giáo khoa, dùng để giảng dạy trong nhà trường, có tính sư phạm (chính xác và phù hợp với trình độ học sinh lớp 12.

Hệ thống ngôn ngữ:

Hệ thống các đề mục hợp lí, dễ hiểu
Sử dụng một số thuật ngữ khoa học văn học ở mức độ hợp lí (chủ đề, hình ảnh, tác phẩm, phản ánh hiện thực, đại chúng hoá, chất suy tưởng, nguồn cảm hứng….


Câu 2 trang 76 SGK văn 12 tập 1

Ví dụ:

Đoạn thẳng:

Ngôn ngữ thông thường: đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên nào cả.
Ngôn ngữ khoa học: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhauc(ngôn ngữ khoa học)
Mặt phẳng:

Ngôn ngữ thông thường: Bề mặt của một vật bằng phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề.
Ngôn ngữ khoa học: là một khái niệm cơ bản trong toán học, là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều.
Góc:

Ngôn ngữ thông thường: Có thể là một phần, một phía (Ăn hết một góc; “Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà”)
Ngôn ngữ khoa học: Phần mặt phẳng giới hạn bởi hai nửa đường thẳng cùng xuất phát từ một điểm
Sự khác nhau giữa những từ ngữ thông thường với từ ngữ khoa học:

Từ ngữ khoa học: chính xác, có tính trí tuệ, chứa đựng quan niệm của chuyên ngành khoa học, có tính khái quát, tính trừu tượng và tính hệ thống.
Từ ngữ trong lời nói hàng ngày: cụ thể, sinh động, hồn nhiên, giàu sắc thái biểu cảm.


Câu 3 trang 76 SGK văn 12 tập 1

Tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí, logic của phong cách ngôn ngữ khoa học trong đoạn văn:

Thuật ngữ: khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, công cụ đá…
Tính lí trí và logic thể hiện ở lập luận:
Câu đầu: nêu lên luận điểm
Các câu sau: nêu các luận cứ, cứ liệu thực tế và kết cấu diễn dịch


Câu 4 (tr76, SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Sự sống của con người nói riêng và sự sống trên Trái Đất nói chung được duy trì cũng là một phần to lớn của nước. Chiến 3/4 diện tích của Trái Đất, nước có ở các đại dương sông lớn và cùng với vô số biển và ao hồ, sông suối. Trong các tế bào sinh học, nước đóng một vai trò quan trọng và quyết định trực tiếp đến thời tiết và khí hậu của một vùng miền đó. Những năm gần đây, ô nhiễm nguồn nước dần trở thành một vấn nạn và nhiều nơi trên Trái Đất đang dần thiếu đi nước tạo nên nỗi lo lắng. Bởi vậy mà chúng ta cần chung tay, góp sức bảo vệ nguồn nước.

Bài soạn “Phong cách ngôn ngữ khoa học” số 4

I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học

1. Văn bản khoa học

Các loại văn bản khoa học:

Văn bản khoa học chuyên sâu: Mang tính chuyên ngành khoa học cao và sâu
Văn bản khoa học giáo khoa: Phù hợp với trình độ sinh học theo từng caaos lớp
Văn bản khoa học phổ cập: Phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học, không phân biệt trình độ.


2. Ngôn ngữ khoa học :

Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học.
Ngôn ngữ khoa học tồn tại ở hai dạng:
Dạng viết : sử dụng từ ngữ khoa học và các kí hiệu, công thức, sơ đồ…
Dạng nói : yêu cầu cao về phát âm, diễn đạt trên cơ sở một đề cương


II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học

1. Tính khai quát, trừu tượng

Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: Từ chuyên môn dùng trong từng ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái niệm khoa học.
Kết cấu văn bản: Mang tính khái quát (các luận điểm khoa học trình bày từ lớn đến nhỏ, từ cao đến thấp, từ khái quát đến cụ thể).


2. Tính lí trí, logic:

Từ ngữ: Chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ
Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là một đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.
Kết cấu văn bản: Câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện một lập luận logic.


3. Tính khách quan, phi cá thể:

Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hòa, ít cảm xúc
Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân.


Câu 1: Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng thán Tám 1945…

Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng thán Tám 1945 đến hết thế kỉ XX là một văn bản khoa học. Hãy cho biết

a. Văn bản đó trình bày những nội dung gì?

b. Văn bản đó thuộc ngành khoa học nào?

c. Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản đó có đặc điểm gì dễ nhận thấy?

Trả lời:

a. Nội dung thông tin:

Hoàn cảnh lịch sử, xã hội văn hóa
Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của từng giai đoạn
Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975 và 1975 đến hết thế kỉ XX.
b. Văn bản đó thuộc loại văn bản: ngành Khoa học Xã hội và nhân văn, hoặc chuyên ngành Khoa học Ngữ văn.

c. Đặc điểm ngôn ngữ khoa học ở dạng viết có đặc điểm:

Dùng nhiều thuật ngữ khoa học
Kết cấu của văn bản mạch lạc, chặt chẽ: Có hệ thống đề mục lớn nhỏ, các phần, các đoạn rõ ràng.

Câu 2: Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường…

Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường qua các ví dụ sau: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng góc, đường tròn, góc vuông…

Trả lời:

Đoạn thẳng:
Ngôn ngữ thông thường: Đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên nào cả.
Ngôn ngữ khoa học: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.
Mặt phẳng:
Ngôn ngữ thông thường: Bề mặt của một vật nào đó bằng phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề.
Ngôn ngữ khoa học: là một khái niệm cơ bản trong toán học, là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều.
Điểm :
Ngôn ngữ thông thường: 1 vấn đề, 1 phương diện nào đó.
Ngôn ngữ khoa học: điểm được hiểu là một phần tử trong một không gian trừu tượng.

Câu 3: Hãy tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí,…

Hãy tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí, logic của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện ở đoạn văn sau:

Những phát hiện của nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh sống của người vượn. Năm 1960 tìm thấy ở núi Đọ (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) nhiều hạch đá, mạnh tước, rìu tay có tuổi 40 vạn năm. Cùng năm đó phát hiện ở núi Voi, cách núi Đọ 3 km, một di chỉ xương (vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tạo công cụ) của người vượn, diện tích 16 vạn m2. Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn

(Sinh học 12)

Trả lời:

Thuật ngữ khoa học trong đoạn văn trên là: khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, công cụ đá,…
Tính lý trí, logic của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện ở lập luận của đoạn văn trên:
Câu đầu nêu luận điểm khái quát
Các câu sau nêu lên luận cứ (các cứ liệu thực tế); đoạn văn có lập luận và kết cấu diễn dịch.

Câu 4: Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học…

Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học phổ cập sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống (nước, không khí và đất).

Trả lời:

Bài mẫu 1:

Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống con người : 70% cơ thể người là nước. Nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, có vai trò vận chuyển, đưa máu đi khắp cơ thể, thanh lọc thận,…Đối với đời sống hàng ngày, nước là thứ không thể thay thế : dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước dùng để uống, chế biến thực phẩm, để tắm rửa, dọn dẹp vệ sinh… Không những vậy nước còn được sử dụng trong phát triển các ngành kinh tế: cung cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp, phát triển thủy điện, sử dụng trong các nhà máy lọc sàng nguyên liệu… Không có nước sạch, cuộc sống của con người sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nguồn nước sạch ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang ngày càng bị ô nhiễm, nhiều dòng sông trở thành “dòng sông chết”. Hậu quả là nhiều quốc gia hiện nay đang thiếu nước sạch trầm trọng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ nguồn nước.

Bài mẫu 2:

Nước rất cần thiết cho sự sống của con người, các loài động vật và cây cối. Nhưng cần có nguồn nước sạch thì cơ thể người, động vật và cây cối mới có thể tạo thành chất dinh dưỡng. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì tác hại đối với con người và muôn loài động vật, cây cối sẽ không lường hết. Cần bảo vệ nguồn nước khỏi các chất độc hại như hóa chất, các chất thải từ nhà máy, bệnh viện, … Chẳng hạn, các nhà máy, bệnh viện cần phải có công nghệ làm sạch các chất thải trước khi đưa ra môi trường xung quanh. Có như vậy mới có thể bảo vệ được sự sống.

Bài soạn “Phong cách ngôn ngữ khoa học” số 1

I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học

1. Văn bản khoa học

– Các văn bản khoa học chuyên sâu gồm: chuyên khảo, luận án, luận văn, báo cáo khoa học

– Văn bản khoa học giáo khoa: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài giảng

– Văn bản khoa học phổ cập: bài báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật…

2. Ngôn ngữ khoa học

Đặc trưng:

– Tính khái quát, trừu tượng, tính lý trí, logic, tính khách quan, phi cá thể

II Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học

1. Tính khái quát, trừu tượng

2. Tính lí trí, logic

3. Tính khách quan, phi cá thể

III LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 76 sgk ngữ văn 12 tập 1) Văn bản Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thể kỉ XX là một văn bản khoa học

a, Nội dung:

– Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 – 1975:

+ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

+ Các chặng đường văn học và những thành tựu chính

+ Những đặc điểm cơ bản

– Những chuyển biến và một số thành tựu

b, Văn bản đó thuộc khoa học xã hội

c, Văn bản viết bằng ngôn ngữ khoa học

– Hệ thống đề mục được sắp từ lớn đến nhỏ, từ khái quát đến cụ thể

– Sử dụng nhiều thuật ngữ, đặc biệt là thuật ngữ văn học

– Kết cấu văn bản rõ ràng, chặt chẽ do các câu, mạch lạc, làm nổi bật từng đoạn

Bài 2 (trang 76 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Từ – Từ ngữ thông thường – Thuật ngữ khoa học
Điểm – Nơi chốn, địa điểm – Đối tượng cơ bản của hình học
Đường thẳng – Đường dài không bị giới hạn về hai phía, hai điểm – Có 1 và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm khác nhau
Đoạn thẳng – Là đoạn không gồ ghề, cong queo, không lệch về bên nào – Đoạn thẳng ngắn nhất nối hai điểm với nhau
Mặt phẳng – Là mặt phẳng không cong queo, gồ ghề, – Tập hợp khái niệm tất cả các điểm trong không gian ba chiều
Góc – Có thể là một phần, một phía – Phần mặt phẳng giới hạn bằng hai nửa đường thẳng xuất phát từ một điểm
Đường tròn – Có hình dáng, đường nét giống như hình tròn, có hình khối giống hình cầu hoặc hình trụ -Tập hợp tất cả những điểm trên một mặt phẳng, cách đều điểm cho trước một khoảng cách.


Bài 3 (trang 76 sgk ngữ văn 12 tập 1) Thuật ngữ khoa học: khảo cổ, hạch đá, mảnh tước, di chỉ xưởng

– Câu văn mang phán đoán logic: câu đầu đoạn

– Các câu liên kết chặt chẽ, mạch lạc

+ Luận điểm 1 (phán đoán)

+ Luận cứ, có dẫn chứng là các chứng tích ( câu 2,3,4)

→ Luận điểm có sức thuyết phục cao

Bài 4 (trang 65 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả sự sống trên Trài Đất đều phụ thuộc vào vòng tuần hoàn nước. Nước quyết định đến khí hậu và cũng là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Nước còn đóng vai trò quan trọng trong các tế bào sinh học và môi trường các quá trình cơ bản như quang hợp. Hơn 75% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước, lượng nước trên Trái Đất vào khoảng 1, 38 tỉ km3. Việc cung cấp nước là thử thách lớn nhất của loài người trong vài thập niên tới, nếu tình trạng chiến tranh, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Vì vậy chúng ta cần chung tay bảo vệ nguồn nước sạch trên Trái Đất, hạn chế, cắt giảm lượng chất thải.

Bài soạn “Phong cách ngôn ngữ khoa học” số 2

Câu 1 (trang 76 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX là một văn bản khoa học:

a. Văn bản đó trình bày nội dung khoa học về lịch sử văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX, cụ thể là:

– Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết 1975:

+ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.

+ Các chặng đường văn học và những thành tựu chính.

+ Những đặc điểm cơ bản

– Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX:

+ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.

– Những chuyển biến và một số thành tựu.

b. Văn học đó thuộc ngành khoa học xã hội.

c. Văn bản này được viết bằng ngôn ngữ khoa học

– Hệ thống đề mục được sắp xếp từ lớn đến nhỏ, từ khái quát đến cụ thể.

– Sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học xã hội, đặc biệt là thuật ngữ văn học (Ví dụ: Đường lối văn nghệ, truyện ngắn, kí, thơ, đề tài, chủ đề, khuynh hướng sử thi, xu hướng văn học, cảm hứng lãng mạn, tính nhân bản, nhân văn, …)


Câu 2 (trang 76 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường:

Thuật ngữ khoa học – Từ ngữ thông thường

Điểm: Đối tượng cơ bản của hình học.- Nơi chốn, địa điểm.

Đường thẳng: Có 1 và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm khác nhau.- Không bị giới hạn, không quanh co, uốn lượn.

Đoạn thẳng: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau. – Đoạn không gồ ghề, cong queo.

Mặt phẳng: Một mặt phẳng chứa các điểm nằm trên một mặt phẳng.- Bề mặt của một vật dụng không lồi lõm.

Góc: Góc của một vật nào đó. – Phần mặt phẳng giới hạn bằng hai nửa đường thẳng xuất phát từ một điểm.

Đường tròn: Một nét có hình dạng tròn. – Là đường bao của một hình tròn.

Góc vuông: Góc cạnh mà người nhìn dễ quan sát nhất. – Góc 90 độ


Câu 3 (trang 76 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

– Đoạn văn mang nhiều thuật ngữ khoa học: khảo cổ, hạch đá, mảnh tước, di chỉ xương,…

– Tính lí trí, logic:

+ Mỗi câu văn trong đoạn là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán logic. Câu nào cũng chứa các thuật ngữ thuộc khoa học lịch sử.

+ Đoạn văn không sử dụng biện pháp tu từ, không dùng từ đa nghĩa.

+ Cấu tạo đoạn văn chặt chẽ, logic và triển khai theo lối diễn dịch. Câu đầu nêu luận điểm, các câu sau đưa ra các minh chứng khẳng định luận điểm.


Câu 4 (trang 76 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Ví dụ:

Nước, không khí và đất đều là những tài nguyên vô giá trên Trái Đất. Chẳng những các yếu tố này tác động mạnh mẽ đến thời tiết, khí hậu mà còn quyết định sự sống của muôn loài, trong đó có con người. Nhiều thập kỉ qua, những yếu tố này đã bị xâm phạm một cách thô bạo và ngày càng cằn cỗi, cạn kiệt. Điều đó kéo theo những hậu quả nhãn tiền ập xuống cuộc sống của chính con người. Hiệu ứng nhà kính, hiện tượng En-ni-nô, động đất, sóng thần, các loài động vật quý hiếm tuyệt chủng… Tất cả chỉ là bước dạo đầu cho cuộc hủy hoại môi trường sống khủng khiếp trong tương lai nếu con người còn từ chối cơ hội sửa sai của mình đối với Trái Đất.

Bài soạn “Phong cách ngôn ngữ khoa học” số 5

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Các văn bản khoa học gồm ba loại chính
Các văn bản chuyên sâu: bao gồm chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa học, dự án… Những văn bản này đòi hỏi phải chính xác về thông tin, logic trong lập luận, chặt chẽ nghiêm ngặt trong kiến giải.

Các văn bản văn bản dùng để giảng dạy các môn khoa học, bao gồm: giáo trình, giáo án… giảng dạy các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn. Những văn bản này ngoài yêu cầu về khoa học còn có yêu cầu về sư phạm, tức là phải trình bày nội dung dễ đến khó, từ thấp đến cao, phù hợp với trình độ học sinh theo từng cấp, từng lớp, cố định lượng kiến thức từng tiết, từng bài

Các văn bản phố biến khoa học (khoa học đại chúng), bao gồm: sách phổ biến khoa học, các bài báo, bút kí khoa học, phê bình, điểm sách, nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học đến đông đảo bạn đọc. Loại văn bản này yêu cầu viết cho dễ hiểu, hấp dẫn.

Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các loại văn bản khoa học, phạm vi giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học như khoa học tự nhiên (Toán, Lí, Hóa, Sinh…) và khoa học xã hội nhân văn (Triết học, Xã hội học, Giáo dục học, Tâm sinh lí học, Sử học, Chính trị học…)

Định nghĩa phong cách ngôn ngữ khoa học: Phong cách ngôn ngữ khoa học là phong cách ngôn ngữ trong các văn bản khoa học mang các đặc trưng cơ bản là tính trừu tượng, tính lí trí và tính phi cá thể, thể hiện ở những yêu cầu dùng từ, đặt câu và tạo văn bản.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (Trang 76 SGK) Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX là một văn bản khoa học. Hãy cho biết

a. Văn bản đó trình bày những nội dung gì?

b. Văn bản đó thuộc ngành khoa học nào?c. Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản đó có đặc điểm gì dễ nhận thấy?

Bài làm:
a. Nội dung thông tin là những kiến thức khoa học: khoa học văn học bàn về Lịch sử văn học.
Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết 1975:
Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
Các chặng đường văn học và những thành tựu chính.
Những đặc điểm cơ bản
Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX:
Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
Những chuyển biến và một số thành tựu
b. Văn bản này thuộc loại văn bản khoa học giáo khoa, thuộc ngành khoa học xã hội, dùng để giảng dạy trong nhà trường. Vì vậy một mặt trình bày kiến thức văn học sử, mặt khác cần phải làm cho hs tiếp nhận ghi nhớ và có kĩ năng vận dụng để hiểu khái quát một giai đoạn văn học trong tiến trình phát triển của văn học Việt Namc. Văn bản này được viết bằng ngôn ngữ khoa học.

Câu 2 (Trang 76 SGK) Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường qua các ví dụ sau: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng góc, đường tròn, góc vuông…

Bài làm:
Đoạn thẳng:
Ngôn ngữ thông thường: Đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên nào cả.
Ngôn ngữ khoa học: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.
Mặt phẳng:
Ngôn ngữ thông thường: Bề mặt của một vật nào đó bằng phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề.
Ngôn ngữ khoa học: là một khái niệm cơ bản trong toán học, là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều.
Điểm :
Ngôn ngữ thông thường: 1 vấn đề, 1 phương diện nào đó.
Ngôn ngữ khoa học: điểm được hiểu là một phần tử trong một không gian trừu tượng.

Câu 3 (Trang 76 SGK) Hãy tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí, logic của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện ở đoạn văn sau:Những phát hiện của nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh sống của người vượn. Năm 1960 tìm thấy ở núi Đọ (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) nhiều hạch đá, mạnh tước, rìu tay có tuổi 40 vạn năm. Cùng năm đó phát hiện ở núi Voi, cách núi Đọ 3 km, một di chỉ xương (vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tạo công cụ) của người vượn, diện tích 16 vạn m2. Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn
(Sinh học 12)
Bài làm:
Các thuật ngữ khoa học : nhà khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảng tước, rìu táy, di chỉ xưởng, chế tạo cong cụ, công cụ đá…
Câu văn mang tính phán đoán logic: Những phát hiện của nhà khảo cổ … của người vượn
Tính lí trí,logic được thể hiện qua đoạn văn:
Câu đầu nêu luận điểm khái quát, các câu sau nêu luận cứ đều là các tư liệu thực tế.
Mỗi câu văn là một đơn vị cung cấp thông tin, thông tin chính xác, có nguồn gốc dựa trên những chứng cứ khoa học
Các câu văn chuẩn về ngữ pháp.
==> Những yếu tố trên làm cho các luận điểm có sức thuyết phục cao.

Câu 4 (Trang 76 SGK) Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học phổ cập sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống (nước, không khí và đất).
Bài làm:
Bài viết tham khảo
Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống con người : 70% cơ thể người là nước. Nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, có vai trò vận chuyển, đưa máu đi khắp cơ thể, thanh lọc thận,…Đối với đời sống hàng ngày, nước là thứ không thể thay thế : dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước dùng để uống, chế biến thực phẩm, để tắm rửa, dọn dẹp vệ sinh… Không những vậy nước còn được sử dụng trong phát triển các ngành kinh tế: cung cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp, phát triển thủy điện, sử dụng trong các nhà máy lọc sàng nguyên liệu… Không có nước sạch, cuộc sống của con người sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nguồn nước sạch ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang ngày càng bị ô nhiễm, nhiều dòng sông trở thành “dòng sông chết”. Hậu quả là nhiều quốc gia hiện nay đang thiếu nước sạch trầm trọng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ nguồn nước.

Bài soạn “Phong cách ngôn ngữ khoa học” số 3

Bài 1 trang 76 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX (Ngữ văn 12, Tập 1) là một văn bản khoa học. Hãy cho biết:

a. Văn bản đó trình bày những nội dung khoa học gì ?

b. Văn bản đó thuộc ngành khoa học nào ?

c. Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản đó có đặc điểm gì dễ nhận thấy ?

Trả lời:

a. Những nội dung khoa học được trình bày trong văn bản gồm:

– Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết 1975:

+ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.

+ Các chặng đường văn học và những thành tựu chính.

+ Những đặc điểm cơ bản của văn học thời kỳ này.

– Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX:

+ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.

+ Những chuyển biến và một số thành tựu.

b. Văn bản thuộc ngành khoa học nghiên cứu văn học, thuộc loại khoa học xã hội.

c. Đặc điểm dễ nhận thấy của ngôn ngữ khoa học dạng viết của văn bản đó:

– Hệ thống đề mục được sắp xếp từ lớn đến nhỏ, từ khái quát đến cụ thể.

– Sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học xã hội, đặc biệt là thuật ngữ văn học (Ví dụ: Đường lối văn nghệ, truyện ngắn, kí, thơ, đề tài, chủ đề, khuynh hướng sử thi, xu hướng văn học, cảm hứng lãng mạn, tính nhân bản, nhân văn, …)

– Kết cấu văn bản rõ ràng, chặt chẽ do các câu, các đoạn được sắp xếp theo trật tự mạch lạc, làm nổi bật lập luận trong từng đoạn, cả bài.

Bài 2 trang 76 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Giải thích và phân biệt từ ngữ khoa học với từ ngữ thông thường qua các ví dụ trong môn Hình học: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng, góc, đường tròn, góc vuông, …

Trả lời:

– Đoạn thẳng:

+ Ngôn ngữ thông thường: Đoạn không cong, không gãy khúc, không lệch về một bên nào cả.

+ Ngôn ngữ khoa học: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.

– Mặt phẳng:

+ Ngôn ngữ thông thường: Bề mặt của một vật bằng phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề.

+ Ngôn ngữ khoa học: là một khái niệm cơ bản trong toán học, là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều.

– Góc:

+ Ngôn ngữ thông thường: Có thể là một phần, một phía (Ăn hết một góc; “Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà”)

+ Ngôn ngữ khoa học: Phần mặt phẳng giới hạn bởi hai nửa đường thẳng cùng xuất phát từ một điểm.

=> Sự khác nhau giữa những từ ngữ thông thường với từ ngữ khoa học:

– Từ ngữ khoa học: chính xác, có tính trí tuệ, chứa đựng quan niệm của chuyên ngành khoa học, có tính khái quát, tính trừu tượng và tính hệ thống.

– Từ ngữ trong lời nói hàng ngày: cụ thể, sinh động, hồn nhiên, giàu sắc thái biểu cảm.

(Dựa vào gợi ý trên, có thể giải thích các từ: điểm, đường thẳng, mặt phẳng, đoạn thẳng, góc, đường tròn, góc vuông… với hai phương diện: thuật ngữ khoa học và từ ngữ thông thường).

Bài 3 trang 76 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí, logic của phong cách ngôn ngữ khoa học trong đoạn văn cho trước (SGK).

Trả lời:

– Thuật ngữ khoa học trong đoạn (ngành khảo cổ): di chỉ xương.

– Câu văn mang tính phán đoán logic: Những phát hiện của nhà khảo cổ… của người vượn.

– Tính lí trí thể hiện ở luận điểm khái quát đúng đắn (câu đầu) và những dẫn chứng chính xác (các câu sau).

– Tính logic thể hiện ở lập luận chặt chẽ, có luận điểm, luận cứ, luận chứng xác thực:

+ Câu 1: Nêu luận điểm (một phán đoán)

+ Câu 2, 3, 4: Nêu 3 luận cứ, mỗi luận cứ là một chứng tích trong khảo cổ.

=> Tác dụng: làm cho luận điểm có sức thuyết phục cao.

Bài 4 trang 76 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Viết đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học phổ cập về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống (nước, không khí và đất).

Gợi ý:

Học sinh có thể tham khảo bài viết, đoạn văn khoa học (như các bài văn mẫu, bài viết khoa học…) và tập viết theo một chủ thể nào đó do mình tự chọn.

Có thể tham khảo một số bài viết mẫu dưới đây:

Đoạn văn 1. Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống con người: 70% cơ thể người là nước. Nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, có vai trò vận chuyển, đưa máu đi khắp cơ thể, thanh lọc thận,… Đối với đời sống hàng ngày, nước là thứ không thể thay thế: dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước dùng để uống, chế biến thực phẩm, để tắm rửa, dọn dẹp vệ sinh… Không những vậy nước còn được sử dụng trong phát triển các ngành kinh tế: cung cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp, phát triển thủy điện, sử dụng trong các nhà máy lọc sàng nguyên liệu… Không có nước sạch, cuộc sống của con người sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nguồn nước sạch ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang ngày càng bị ô nhiễm, nhiều dòng sông trở thành “dòng sông chết”. Hậu quả là nhiều quốc gia hiện nay đang thiếu nước sạch trầm trọng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ nguồn nước.

Đoạn văn 2. Nước là một tài nguyên thiên nhiên. Thế nhưng, nước không phải là tài nguyên vô hạn. Mặc dù rằng, nước là một tài nguyên có thể tái chế lại từ tự nhiên. Hiện nay, có đến trên 1 tỷ người trên trái đất không có đủ nước để sinh hoạt hàng ngày. Thật khủng khiếp làm sao! Vậy mà, chúng ta thì lại cứ lãng phí chúng một cách vô tội vạ.

Có đến hai phần ba lượng nước trên thế giới này tồn tại là ở dạng băng đá. Thế nhưng đây là lượng nước mà tự nhiên dùng để dự trữ, phòng khi cần. Việc dự trữ này là cần thiết. Nó cũng giống như kiểu, con người chỉ cần sử dụng một quả thận là đủ, một lá phổi là đủ. Thế nhưng, tại sao ai ai cũng phải có đến hai quả thận, và hai lá phổi? Đó là bởi vì, cần dự trữ để bảo tồn sự sống. Trái đất cũng dự trữ nước. Vì trái đất cũng muốn tự duy trì được sự sống của chính nó.

Nước biển bốc hơi tạo thành mây. Mây gặp lạnh, tụ lại rồi tạo thành mưa. Nước mưa rơi xuống tạo nên nước dạng lỏng, một phần thành tuyết và một phần giữ lại thành băng đá. Nước dạng lỏng chảy một vòng từ sông, hồ, ao, suối,… Sau đó nó lại chảy ra biển. Một phần lớn nước ngấm vào lòng đất, chúng trở thành nước ngầm. Nếu chỉ nhìn hoặc nghe, ta thấy, vòng tuần hoàn của nước là một vòng lặp hoàn hảo và không bao giờ kết thúc hay suy kiệt. Thế nhưng, thực tế, vòng tuần hoàn này là rất mong manh. Chúng rất dễ bị phá vỡ. Ví dụ như việc con người đào sông dẫn nước từ một nguồn nào đó về phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp, thậm chí là chỉ để chơi cho nó đã. Thế thôi. Việc này dẫn đến lưu lượng nước xuôi theo dòng chảy của các con sông lớn bị thay đổi. Kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề bị thay đổi theo. Ví dụ như các vùng đầm lầy bị thu hẹp lại vì thiếu nước. Sau đó là đến lượt các sinh vật khu đầm lầy bị chết dần. Hệ sinh thái bị mất cân bằng. Thiên nhiên buộc phải tạo lập một hệ cân bằng mới. Thế nhưng, một hệ sinh thái ở đâu đó bị mất cân bằng thì cũng đồng nghĩa là toàn bộ hệ sinh thái trên trái đất bị mất cân bằng. Cho nên, phá vỡ quy trình hoàn hảo của nước là đã gián tiếp đẩy toàn bộ nhân loại vào cánh cửa sinh tử tồn vong.

Người ta có thể nói là chúng tôi đào kênh trong địa phận nước chúng tôi, can gì tới các anh. Nói thế là không được. Bởi vì nước thì chẳng của riêng ai cả. Thế nhưng nước là sự sống. Sự sống thì phải là của chung. Không ai được phép, hay có quyền tước đoạt sự sống của kẻ khác. Bảo vệ nước cũng chính là bảo vệ sự sống trên trái đất này vậy!

Đoạn văn 3. Ngày nay, sự ô nhiễm môi trường đã ngày càng lan rộng hơn tới mọi nơi. Trong ba yếu tố: không khí, nước và đất thì đất là cái bị ô nhiễm đầu tiên. Còn không khí cùng nước thì là hệ quả tất yếu kéo theo sau đó mà thành. Nếu ví tự nhiên như là một cơ thể người thì sự ô nhiễm của trái đất cũng giống như chúng ta bị già đi hay là bị bệnh vậy. Những cái ít quan trọng sẽ bị cơ thể bỏ đi trước, ưu tiên cho sự sống còn. Não và tim là hai yếu tố được đặt lên hàng đầu. Khi hai thứ này không hoạt động nữa, con người ta sẽ chết. Không khí có thể coi như não, và nước có thể coi như là tim. Còn đất đai? Nó giống như gan vậy.

Thực chất, ngày nay, đất đai đang bị con người ta làm bạc màu một cách nghiêm trọng. Mặc dù nhìn trên bề mặt thì cây cối vẫn lên xanh tốt, nhưng bên dưới thì đất đã bị kiệt quệ do thực hành nông nghiệp một cách sai lầm. Các thảm thực vật đang dần dần biến mất vì nạn phá rừng bừa bãi và việc quy hoạch trồng cây độc canh quy mô lớn. Đấy là chưa kể đến việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc diệt cỏ,… Có đến hàng trăm loại hóa chất trên thị trường ngày nay. Trong cuộc đua gia tăng năng suất, thuốc trừ sâu giúp người nông dân mơ về một tương lai tươi sáng khi năng suất tăng cao và cây trái không có côn trùng phá hoại. Mặc dù những thứ hoa quả được làm ra ngấm đầy thuốc sâu nhưng nhìn thì ngon mắt đến tuyệt vời. Vậy đấy, chính con người, chứ không phải ai khác đã và luôn là kẻ chủ mưu đứng sau khiến cho thiên nhiên và con người đều đi từ “thiên đường” đến “địa ngục”.

Các bạn phải biết rằng, cái mà chúng ta gọi là sự tăng trưởng hay là tiến bộ của khoa học xã hội luôn luôn lấy xuất phát điểm là lợi ích của con người. Nghĩa là nếu như có một hành động nào đó phá vỡ sự cân bằng của tự nhiên, nhưng đồng thời, nó cũng mang lại lợi ích to lớn cho con người thì có lẽ chúng ta vẫn chấp nhận hành động đó. Trong khi đó, sự tồn tại của chúng ta lại phụ thuộc hoàn toàn vào một thứ gọi là sự cân bằng của tự nhiên. Nghĩa là, nếu sự cân bằng ấy bị phá vỡ thì tất cả chúng ta, tất cả mọi sự sống trên trái đất này, đều sẽ bị xóa sổ hoàn toàn.

Thảm họa môi trường không phải là một điều tất yếu phải xảy ra mà đó là kết quả của sự lựa chọn về kinh tế. Tất nhiên, cái gì cũng có một quá trình. Giống như người ta ăn sản phẩm có chứa thuốc trừ sâu vậy. Mỗi ngày ăn một tý, mỗi năm tích một tý. Đến lúc cơ thể sử dụng hết mọi nguồn tài nguyên dự trữ của nó để chống lại chất độc này, và không chống được nữa. Lúc này, con người ta mới phát bệnh. Mà lúc này, đi đến bệnh viện thì chẳng ai cứu nổi nữa. Có chăng chỉ là kéo dài hơi tàn của sự sống mà thôi.

Tự nhiên cũng giống như con người, tự nhiên cũng đang phải sử dụng mọi tài nguyên nó có để chống lại những “bệnh” mà nó mắc phải. Ở đây, chính là sự mất cân bằng tự nhiên. Tự nhiên, đang phải cố gắng hết sức để tái lập lại một hệ thống sinh thái cân bằng mới. Cho nên, thay vì tiếp tục phá hoại nó. Tôi nghĩ, đây là lúc chúng ta phải đoàn kết để bảo vệ môi trường, bảo vệ cho sự sống của tất cả chúng ta.

Thế giới tự nhiên sẽ không bao giờ tự nhiên sản sinh ra những thảm họa thiên nhiên. Cả trong quá khứ và hiện tại, nguyên nhân của sự việc ấy vẫn luôn là con người chúng ta. Chúng ta đã sai lầm trong cách sống và nghĩ suốt 2000 năm qua. Chúng ta phải trở lại cách nghĩ và sống hòa hợp với thiên nhiên. Phải trả lại sự vận hành tự nhiên cho thiên nhiên. Con người không phải là chủ nhân của trái đất này. Chính trái đất này mới là chủ nhân của nhân loại chúng ta. Chỉ khi nào chính chúng ta thay đổi được mình thì lúc đó thiên nhiên mới có thể trở về lại là thiên đường của sự sống như nó đã từng là.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button