Văn bản thuyết minh là loại văn bản thông dụng và xuất hiện nhiều trong chương trình Ngữ văn các lớp. Bài Ôn tập về văn bản thuyết minh lớp 8 sẽ giúp chúng ta ôn tập về những kiến thức cơ bản nhất của văn bản thuyết minh. Để chuẩn bị thật tốt cho bài này, bạn nên xem lại những kiến thức đã học về văn bản thuyết minh từ đầu năm. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn Ôn tập về văn bản thuyết minh hay nhất mà Danhsachtop đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn “Ôn tập về văn bản thuyết minh” số 1
I. Ôn tập lý thuyết
1. Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng trong đời sống:
– Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng nhằm cung cấp tri thức cho con người bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
+ Tri thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.
2. Văn bản thuyết minh khác các kiểu văn bản khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận
+ Không sa đà vào kể truyện, thuật sự việc như tự sự.
+ Không miêu tả quá chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả.
+ Không mang sắc thái biểu cảm mạnh mẽ, chủ đạo như văn biểu cảm.
+ Không đưa ra lý lẽ, lập luận như văn nghị luận.
→ Thuyết minh bao gồm việc trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan chân thực, rõ ràng.
3. Để làm tốt bài văn thuyết minh cần:
+ Bước chuyển bị tài liệu bằng việc quan sát, tìm đọc, thu thập thông tin từ nhiều nguồn ( sách vở, truyền thông, thực nghiệm…).
+ Phải xây dựng được bố cục của bài văn thuyết minh theo trình tự hợp lý.
+ Làm nổi bật được điều muốn thuyết minh: đặc điểm, tính chất, cách sử dụng…
+ Xác định rõ mục đích thuyết minh và đối tượng thuyết minh
+ Sử dụng hợp lý các phương pháp thuyết minh.
4. Những phương pháp thuyết minh được chú trọng:
+ Nêu định nghĩa
+ Giải thích
+ Liệt kê
+ So sánh
+ Dùng số liệu
+ Phân tích
II. Luyện tập
Bài 1 (trang 35 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
a, Giới thiệu đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt
Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng thuyết minh (thước kẻ, bút chì, bút máy…)
Thân bài:
– Nguồn gốc, xuất xứ của đồ dùng : hãng sản xuất
Hình dáng: Màu sắc, kích thước
Cấu tạo:
+ Gồm mấy phần?
+ Gồm những bộ phận nào?
+ Các bộ phận được sắp xếp ra sao? Công dụng của từng bộ phận
Cách sử dụng
Cách bảo quản
Kết luận: Giá trị, tầm quan trọng hữu ích của đồ dùng đó trong học tập
b, Dàn bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em
Mở bài: Giới thiệu chung về thắng cảnh tại quê hương
Thân bài:
– Vị trí địa lý
+ Diện tích ( lớn, nhỏ )
+ Đến đó bằng phương tiện gì thuận tiện?
+ Cảnh vật xung quanh thắng cảnh đó như thế nào?
– Nguồn gốc ( hình thành và phát triển)
+ Lịch sử hình thành: có từ bao giờ, ai là người khởi công xây dựng…
+ Hiện tại thắng cảnh đó trong tình trạng nào? ( cần tu sửa nâng cấp, đã được sửa sang kiên cố…)
+ Quy mô
– Nhìn toàn cảnh:
+ Nhìn tổng thể từ xa
+ Nổi bật nhất là điều gì
+ Kiến trúc nổi bật bên trong: Cách trang trí, sắp xếp, bố cục…
– Giá trị văn hóa lịch sử của địa danh
+ Địa danh tô điểm đẹp cho vùng quê như thế nào?
+ Thu hút lượng khách du lịch
Kết bài: Tình cảm, cảm nghĩ chung về đối tượng
c, Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em được học
Mở bài: Giới thiệu chung về thể loại văn học mà em chọn thuyết minh ( văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại)
Thân bài:
Khái quát chung:
+ Đưa ra khái niệm về thể loại văn học đó
– Các đặc trưng của thể loại:
+ Chỉ ra các đặc điểm cơ bản
+ Nhấn mạnh vào đặc điểm nổi bật có giá trị khu biệt
– Dẫn ra các tác phẩm văn học tiêu biểu của thể loại
Kết bài: Cảm nghĩ chung về thể loại văn học đó.
d, Giới thiệu về cách làm đồ dùng học tập
Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng học tập định làm ( hộp bút, giá để sách vở, túi vải đựng bút
Thân bài:
– Nguyên liệu cần chuẩn bị
– Cách làm tiến hành theo từng bước
– Yêu cầu về mặt thành phẩm
– Điều cần chú ý trong quá trình làm ra sản phẩm
– Công dụng của đồ dùng học tập vừa làm
– Cách bảo quản, giữ gìn
Kết bài: Cảm nghĩ về vai trò của đồ dùng học tập tự làm
Bài 2 ( trang 36 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em
Tam Cốc Bích Động vốn là điểm du lịch nổi tiếng ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Với hơn 2 tiếng đi theo đường cao tốc Cầu Giẽ- Pháp Vân, bạn có thể tới được danh lam thắng cảnh thú vị này. Tam Cốc – Bích Động từ lâu được ngợi ca là Nam Thiên Đệ nhị động” . Bạn nên tới danh thắng này vào mùa hè để có thể di chuyển trên thuyền thăm các hang động đá vôi tuyệt mĩ. Tam Cốc có ba hang chính là hang Cả, hang Hai, và Hang Ba. Trong đó Hang Cả là hang động rộng và đẹp nhất. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi ngồi trên thuyền đi sâu vào trong những hang động đã có tuổi đời hàng nghìn năm khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp như thực như mộng của các khối nhũ đá rủ xuống. Mỗi khối nhũ đá với nhiều cảnh độc đáo: rồng cuộn hổ quyd, cảnh tiên ông râu tóc bạc đánh cờ… Khi tới đây, mọi người sẽ cảm thấy sự an lạc, thư thái về tâm hồn. Thăm Bích Động bạn nhất định bạn phải tưới chùa Hạ và chùa Trung, chùa Thượng để chuyến đi được trọn vẹn. Nơi đây từng được thân phụ Nguyễn Du là nhà nho Nguyễn Nghiễm từng lưu lại tùy bút “ Búi đá, vườn câu tới đình chùa”. Bạn nào may mắn còn có cơ hội hái được những đóa hoa Sơn Kim Cúc bỏ xíu, thơm ngào ngạt để ướp trà với nước suối Tiên thì thật tuyệt vời.
Thuyết minh về thể loại thơ lục bát
Thể thơ lục bát là một trong những thể loại truyền thống của nền văn học Việt. Thơ lục bát trở nên phổ biến, đi sâu vào đời sống tinh thần thơ ca của nước ta thông qua những câu tục ngữ, ca dao, đồng dao, lời hát ru… Hiện nay nhiều nhà thơ hiện đại cũng sử dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Thể thơ lục bát thường do một cặp câu sáu tiếng và một câu tám tiếng xen kẽ lẫn nhau. Luật bằng trắc về thanh điệu cũng tạo nên sự hài hòa về nhịp điệu, tạo nhạc tính cho lời thơ. Cũng tuân thủ theo niêm luật nhất định, câu lục và câu bát tuân thủ chặt chẽ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận và nhị- tứ-lục phân minh. Về việc phối hợp thanh điệu, chỉ có tiếng thứ tư là trắc, tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám là bằng. Trong các câu tám các tiếng thứ sáu, thứ tám buộc phải khác dấu và ngược lại. Thể thơ này được gieo vần bằng, tiếng cuối câu lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát, cứ thế tạo nên sự nhịp nhàng êm ái cho câu thơ. Thơ lục bát mềm mại thích hợp để thể hiện tình cảm, cảm xúc của người Việt. Thơ lục bát luôn nền nã, nhẹ nhàng và kín đáo luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt.
Bài soạn “Ôn tập về văn bản thuyết minh” số 4
I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT
Câu 1. Văn bản thuyết minh có vai trò, tác dụng thế nào trong đời sống?
Trả lời: Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng quan trọng trong đời sống xã hội. Đó là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức, thông tin về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu và giải thích vấn đề.
Câu 2. Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận?
Trả lời:
Đặc điểm nổi bật của văn bản tự sự là kể lại, thuật lại sự việc.
Đặc điểm nổi bật của văn bản miêu tả là dùng lời lẽ để vẽ lại quang cảnh, sự vật một cách thật sinh động làm cho các hình ảnh như hiện ra trước mắt người đọc.
Đặc điểm nổi bật của văn bản biểu cảm là thể hiện suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người viết.
Đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận là dùng lí lẽ, dùng cách lập luận khoa học, chặt chẽ để lí giải các vấn đề.
Đặc điểm nổi bật của văn bản thuyết minh là giới thiệu sự vật, hiện tượng giúp người đọc hiểu rõ đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của chúng.
Câu 3. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì?
Trả lời:
– Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát kĩ sự vật, sự việc theo yêu cầu “mắt thấy tai nghe”.
Người viết văn bản thuyết minh cần phải tìm tòi nhiều tư liệu liên quan để tham khảo, nhờ đó mà có được nhiều kiến thức và tư liệu chính xác sẽ dùng đến trong khi viết.
– Bài văn thuyết minh, tùy theo các đề tài khác nhau, cần làm nổi bật những điểm đặc sắc về quang cảnh, về tính chất, về nguyên nhân, về lai lịch, về giá trị, về tầm quan trọng… của sự vật, sự việc.
Câu 4. Những phương pháp thuyết minh nào thường được vận dụng?
Trả lời: Các phương pháp thuyết minh sau đây thường được vận dụng:
a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
b) Phương pháp liệt kê.
c) Phương pháp nêu ví dụ.
d) Phương pháp dùng số liệu.
e) Phương pháp so sánh.
f) Phương pháp phân loại, phân tích.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1. Hãy nêu cách lập luận và lập dàn bài đối với các đề bài sau:
a) Giới thiệu một đồ đùng.
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh.
c) Giới thiệu một văn bản, một thể loại văn học.
d) Giới thiệu một phương pháp (làm đồ dùng học tập, thí nghiệm).
Bài giới thiệu (tham khảo)
a) Giới thiệu một đồ dùng
Giới thiệu cái máy giặt (Dàn bài)
Mở bài: – Mẹ em mới mua về một cái máy giặt nhãn hiệu Sanyo.
– Mục đích mua: Để bớt đi một phần công việc trong nhà.
Thân bài: – Hình dáng cái máy giặt: hình khối chữ nhật.
– Màu sơn: trắng sữa.
– Cấu tạo: Máy có nắp mở ở phía trên. Dây điện và ống dẫn nước ở phía sau. Vòi xả nước ở phía dưởi.
– Cách sử dụng máy: Mở nắp – bỏ quần áo vào – đổ xà bông vào – đậy nắp – hạ ống xả xuống thấp – cắm điện – ấn nút trên bảng điều khiển cho máy hoạt động. Khi giặt xong, máy tự động ngắt điện. Sau khi nghe những âm thanh tín hiệu báo là công việc đã hoàn tất, mở nắp lấy quần áo ra phơi rồi lại đậy máy lại.
Kết bài: Nói về sự tiện lợi của máy giặt.
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh.
Các em xem lại bài Động Phong Nha, trang 144 SGK Ngữ Văn G tập2.
c) Giới thiệu một thể loại văn học.
Câu 2. Tập viết đoạn văn theo các đề bài sau:
a) Giới thiệu một đồ dùng.
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh.
c) Giới thiệu một văn bản, một thể loại văn học.
d) Giới thiệu một loài hoa hoặc một cây như cây chuối, cây na.
e) Giới thiệu một loài động vật.
f) Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam.
Bài soạn “Ôn tập về văn bản thuyết minh” số 2
Phần I: ÔN TẬP LÍ THUYẾT
Câu 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống?
Trả lời:
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp các tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các sự vật và hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội cho con người bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận?
Trả lời:
Văn bản thuyết minh khác các loại văn bản khác chủ yếu ở tính chất thuyết minh, giới thiệu. Văn thuyết minh không nặng về kể chuyện như văn tự sự, không miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả, không biểu cảm mạnh mẽ như văn biểu cảm, cũng không lập luận, thuyết lí như văn nghị luận. Thuyết minh trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan, xác thực, rõ ràng.
Câu 3 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì?
Trả lời:
Muốn làm tốt một bài văn thuyết minh, trước hết phải tìm hiểu kĩ về đối tượng cần thuyết minh bằng cách quan sát trực tiếp hoặc tìm hiểu qua sách báo, vô tuyến truyền hình hay các phương tiện thông tin đại chúng khác. Bài văn thuyết minh cần phải làm nổi bật những đặc điểm, tính chất, chức năng, tác dụng… và quan trọng nhất chính là mối quan hệ giữa đối tượng được thuyết minh với đời sống con người.
Câu 4 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng?
Trả lời:
Những phương pháp thuyết minh thường được vận dung, vận dụng kết hợp với nhau là: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích…
Phần II:LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
a) Giới thiệu một đồ dùng:
Mở bài: Giới thiệu đồ dùng một cách chung nhất
Thân bài:
– Cấu tạo đồ dùng
– Đặc điểm của đồ dùng
– Lợi ích của đồ dùng đó
Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đồ dùng
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh:
Mở bài: giới thiệu chung về thắng cảnh (vị trí địa lý, bao gồm những bộ phận nào…)
Thân bài: lần lượt mô tả, giới thiệu từng phần trong danh lam thắng cảnh.
Kết bài: vị trí của thắng cảnh trong đời sống tình cảm của con người.
c) Giới thiệu một thế loại văn học
Mớ bài: Nêu định nghĩa chung về thế loại đó
Thân bài: Nêu các đặc điểm của thế loại đó (có ví dụ kèm theo minh họa)
Kết bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thế loại văn học đó.
d) Giới thiệu một phương pháp (làm đồ dùng học tập, thí nghiệm)
Nguyên vật liệu
Cách thức tiến hành (giới thiệu theo trình tự) .
Kết quả thu được và yêu cầu chất lượng đối với đồ dùng học tập hay thí nghiệm đó.
Ví dụ dàn ý giới thiệu thế thơ lục bát
Mở bài: Lục bát là thế thơ dân tộc, được hoàn thiện trong văn chương ở thế kỷ XVIII với tác phấm “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)
Thân bài: Các đặc điểm của thể thơ lục bát.
– Số lượng tiếng cố định: dòng 6 tiếng (câu lục) và dòng 8 tiếng (câu bát).
– Hiệp vần: vừa hiệp vần chân vừa hiệp vần lưng. Tiếng cuối câu bát hiệp vần tiếng cuối câu lục tiếp theo.
– Phối điệu (luật bằng trắc):
+ Tiếng chẳn có qui định (tiếng thứ 2, thứ 6 và thứ 8 bằng, tiếng thứ 4 trắc)
+ Trong câu bát, lây tiêng thứ 6 làm căn cứ tìm thanh ch liêng thứ 2 và thứ 8 (nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền thì tiếng: :hu 2 và 8 là thanh không hoặc ngược lại)
– Nhịp: thường ngắt nhịp chẳn, mỗi nhịp 2 tiếng.
Kết bài: Lục bát dân tộc đã được gìn giữ và phát huy ở những nhà thơ lớn về sau. Thể thơ này kết tinh tinh hoa, hồn vía người Việt, văn hóa Việt.
Câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tập viết đoạn văn theo các đề bài sau:
a) Giới thiệu một đồ dùng:
Chiếc ấm pha trà của ông em cao khoảng 20 cm, được làm từ sứ màu trắng. Phía trên là nắp ấm hình tròn, có núm cầm nhỏ xíu. Phía dưới là thân ấm hình trụ có đáy, trên nền sứ tráng có điểm xuyết cành tre và vài chú chim chích bông xinh xắn. Một bên thân ấm là vòi ấm dài khoảng 7 cm, uốn cong, hướng lên trên.
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em:
Đến thăm Hạ Long, du khách thường được thướng ngoạn nhiều cảnh đẹp: hang Đầu Gồ, hang Sưng Sốt hay vịnh Quả Đào. Trong số các hang động và hòn núi đẹp của Hạ Long phải nói tới hang Đầu Gỗ. Hang này cách Bãi Cháy 12 km. Trong hang có nhiều nhũ đá, măng đá và trụ đá với hình dáng và màu phong phú, đẹp. Đặc biệt, trong hang còn có nhừng vũng nước ngọt trong lành, mát mẻ.
c) Giới thiệu một thể loại văn học:
Lục bát là một thê thơ dân tộc với số lượng tiếng cố định: dòng 6 tiếng (câu lục) và dòng 8 tiếng (câu bát). Thế thơ này gieo vần lưng và vần chân về luật bằng trắc, chỉ có quy định cho những tiếng chẵn mà thường là tiếng thứ 4 trắc, còn lại bằng, về ngắt nhịp, thể thơ lục bát chủ yếu ngắt nhịp chẵn.
d) Giới thiệu một loài hoa:
Khi những cành đào ớ Nhật Tân (Hà Nội) bắt đầu nớ hoa báo hiệu một mùa xuân ấm áp đã đến thì ở Huế, Đà Lạt và Sài Gòn nớ rộ nhừng cành mai vàng trang nhã. Hoa mai vàng có đài xanh đậm, năm cánh hoa vàng óng như tơ. Hoa có nhiều nhị. Người xưa quan niệm về hoa mai là biểu tượng cho sự thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn.
e) Giới thiệu một loài động vật
Chú thỏ con nhà tôi xinh thật là xinh. Chú có cái mũi đo đỏ lúc nào cũng ươn ướt luôn hít hít thở thở. Bộ ria mọc hai bên mép cũng trắng như cước. Đôi mắt đỏ hồng tròn xoe như hai hòn bi trông rất hiền. Hai tai thỏ to như hai cái lá doi lúc nào cùng vểnh lên.
g) Giới thiệu một sản phẩm mang bản sắc Việt Nam:
Nghĩ đến người Việt Nam, chúng ta nhớ áo dài, bánh chưng… nhưng không thế không nhắc đến chiếc nón, dù hiện nay lớp thanh niên nam nữ dùng nhiều đến mũ. Nón có hình chóp, được làm từ lá cọ, dừa và các thanh tre được vuốt nhỏ, chuốt trơn, ở nước ta có một số vùng nổi tiếng làm nón mà khi đi du lịch người ta không thể không mua làm quà tặng người thân. Đó là Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông).
Bài soạn “Ôn tập về văn bản thuyết minh” số 3
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sốngnhằm cung cấp các tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các sự vật và hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội cho con người bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
2. Văn bản thuyết minh khác các loại văn bản khác chủ yếu ở tính chất thuyết minh, giới thiệu. Văn thuyết minh không nặng về kể chuyện như văn tự sự, không miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả, không biểu cảm mạnh mẽ như văn biểu cảm, cũng không lập luận, thuyết lí như văn nghị luận. Thuyết minh trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan, xác thực, rõ ràng.
3. Muốn làm tốt một bài văn thuyết minh, trước hết phải tìm hiểu kĩ về đối tượng cần thuyết minh bằng cách quan sát trực tiếp hoặc tìm hiểu qua sách báo, vô tuyến truyền hình hay các phương tiện thông tin đại chúng khác. Bài văn thuyết minh cần phải làm nổi bật những đặc điểm, tính chất, chức năng, tác dụng… và quan trọng nhất chính là mối quan hệ giữa đối tượng được thuyết minh với đời sống con người.
4. Những phương pháp thuyết minh thường được vận dụng, vận dụng kết hợp với nhau là: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích…
II. Luyện tập
Câu 1 – Luyện tập trang 35 – SGK Ngữ văn 8 tập 2: Hãy nêu cách lập ý và lập dàn bài đối với các đề bài sau:
a) Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
c) Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em đã học.
d) Giới thiệu cách làm một đồ dùng học tập (một thí nghiệm)
a) Giới thiệu đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt
Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng thuyết minh (thước kẻ, bút chì, bút máy…)
Thân bài:
– Nguồn gốc, xuất xứ của đồ dùng : hãng sản xuất
Hình dáng: Màu sắc, kích thước
Cấu tạo:
+ Gồm mấy phần?
+ Gồm những bộ phận nào?
+ Các bộ phận được sắp xếp ra sao? Công dụng của từng bộ phận
Cách sử dụng
Cách bảo quản
Kết luận: Giá trị, tầm quan trọng hữu ích của đồ dùng đó trong học tập
b) Dàn bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em
Mở bài: Giới thiệu chung về thắng cảnh tại quê hương
Thân bài:
– Vị trí địa lý
+ Diện tích ( lớn, nhỏ )
+ Đến đó bằng phương tiện gì thuận tiện?
+ Cảnh vật xung quanh thắng cảnh đó như thế nào?
– Nguồn gốc ( hình thành và phát triển)
+ Lịch sử hình thành: có từ bao giờ, ai là người khởi công xây dựng…
+ Hiện tại thắng cảnh đó trong tình trạng nào? ( cần tu sửa nâng cấp, đã được sửa sang kiên cố…)
+ Quy mô
– Nhìn toàn cảnh:
+ Nhìn tổng thể từ xa
+ Nổi bật nhất là điều gì
+ Kiến trúc nổi bật bên trong: Cách trang trí, sắp xếp, bố cục…
– Giá trị văn hóa lịch sử của địa danh
+ Địa danh tô điểm đẹp cho vùng quê như thế nào?
+ Thu hút lượng khách du lịch
Kết bài: Tình cảm, cảm nghĩ chung về đối tượng
c) Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em được học
Mở bài: Giới thiệu chung về thể loại văn học mà em chọn thuyết minh ( văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại)
Thân bài:
Khái quát chung:
+ Đưa ra khái niệm về thể loại văn học đó
– Các đặc trưng của thể loại:
+ Chỉ ra các đặc điểm cơ bản
+ Nhấn mạnh vào đặc điểm nổi bật có giá trị khu biệt
– Dẫn ra các tác phẩm văn học tiêu biểu của thể loại
Kết bài: Cảm nghĩ chung về thể loại văn học đó.
d) Giới thiệu về cách làm đồ dùng học tập
Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng học tập định làm ( hộp bút, giá để sách vở, túi vải đựng bút
Thân bài:
– Nguyên liệu cần chuẩn bị
– Cách làm tiến hành theo từng bước
– Yêu cầu về mặt thành phẩm
– Điều cần chú ý trong quá trình làm ra sản phẩm
– Công dụng của đồ dùng học tập vừa làm
– Cách bảo quản, giữ gìn
Kết bài: Cảm nghĩ về vai trò của đồ dùng học tập tự làm
Câu 2 trang 36 – SGK Ngữ văn 8 tập 2: Tập viết đoạn văn theo các đề bài sau:
a) Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.c) Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản (như văn bản đề nghị, báo cáo, thể thơ lục bát,…)
d) Giới thiệu một loài hoa (như hoa đào, hoa mai,…) hoặc một loài cây (như cây chuối, cây na,…)
e) Thuyết minh về một giống vật nuôi.
g) Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều,…)
Trả lời:
a) Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
– Đoạn văn mẫu
Chiếc bàn học của em do chính ba em làm từ những tấm ván và thanh gỗ lựa từ đống củi mẹ mới mua. Suốt một ngày chủ nhật cưa, bào, đục, đẽo… không ngơi tay, ba em đã đóng xong chiếc bàn xinh xắn. Nó được kê ngay cửa sổ, hướng đông nên suốt ngày có đủ ánh sáng. Hình dáng chiếc bàn này giống hệt chiếc bàn ở lớp nhưng kích thước của nó chỉ bằng một nửa. Mặt bàn được bào nhẵn. Ba em đánh véc-ni thật kĩ. Các đường vân nổi lên rất đẹp. Dưới mặt bàn là hai ngăn rộng rãi, đủ để đựng sách vở và đồ dùng học tập. Bàn đóng liền với ghế, có chỗ dựa lưng thoải mái. Ba mua cho em một cây đèn nê-ông nhỏ, bệ đèn là chiếc giá cắm bút bằng nhựa màu hồng. Cây đèn được gắn cố định vào mặt bàn để buổi tối em có đủ ánh sáng học bài.
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
– Đoạn văn mẫu:
Thành phố Nha Trang là một trung tâm du lịch lớn của cả nước với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan, khí hậu, cùng với nền tảng về lịch sử, nhân văn của mình. Nha Trang – Khánh Hòa có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng. Nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa, thành phố Nha Trang có diện tích 251 km2, bao gồm 27 xã, phường và 19 hòn đảo, với trên 2.500 hộ và khoảng 15.000 người sống trên các đảo. Đảo lớn nhất là Hòn Tre rộng 36km2 nằm che chắn ngoài khơi khiến cho vịnh Nha Trang (nằm trong số 29 vịnh đẹp nhất trên thế giới) trở nên kín gió và êm sóng. Nơi đây được nhiều du khách mệnh danh là “Hòn ngọc viễn đông” nhờ những bãi tắm đẹp, con đường nhựa xanh sạch, các ngôi biệt thự ẩn mình trong rừng hoa và cây xanh.
c) Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản (như văn bản đề nghị, báo cáo, thể thơ lục bát,…)
– Đoạn văn mẫu :
Lục bát là một thể thơ dân tộc với số lượng tiếng cố định: dòng 6 tiếng (câu lục) và dòng 8 tiếng (câu bát). Thể thơ này gieo vần lưng và vần chân về luật bằng trắc, chỉ có quy định cho những tiếng chẵn mà thường là tiếng thứ 4 trắc, còn lại bằng. Về ngắt nhịp, thể thơ lục bát chủ yếu ngắt nhịp chẵn.
d) Giới thiệu một loài hoa (như hoa đào, hoa mai,…) hoặc một loài cây (như cây chuối, cây na,…)
– Đoạn văn mẫu :
Cây hoa mai có nhiều loại, phổ biến nhất là mai vàng (Hoàng Mai), sau đó là mai tứ quý, rồi đến mai trắng (Bạch Mai) và mai chiếu thuỷ.Cây mai vàng dễ sống, ưa đất gò pha cát hoặc đất bãi ven sông. Có thể trồng đại trà thành vườn rộng hàng vài mẫu mà cũng có thể trồng dăm cây trong vườn, hoặc trong chậu sứ. Đất trồng mai có độ ẩm vừa phải và không úng nước. Phân bón cho mai thường là phân bò khô trộn với tro bếp, khô dầu và một ít u-rê, ka-li, …
e) Thuyết minh về một giống vật nuôi.
– Đoạn văn mẫu:
Trong tất cả các loài vật nuôi thì em thích nhất là con chó. Chó là loài thú bốn chân, tiến hóa từ chó sói, sau thành chó nhà. Chó có nhiều loại, có loại to 40-50kg, nhưng cũng có loại chỉ 5-10kg. Hiện nay, nhiều gia đình đang nuôi chó để giữ nhà, để làm người bạn thân thiết cùng các thành viên trong gia đình. Chó còn để phục vụ cho công tác điều tra của các chiến sĩ cảnh sát, những con chó được huấn luyện nghiệp vụ một cách kĩ lưỡng có thể phát hiện ra những thứ lạ thường giúp vụ án có thể phá nhanh chóng.
g) Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều,…)
– Đoạn văn mẫu :
Chiếc áo dài xuất hiện trong đời sống của người Việt Nam từ lâu đời. Nó mang đậm bản sắc dân tộc và tượng trưng cho vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ. Từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945, áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng. Đằng trước là hai tà áo không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải nên nó rộng gấp đôi vạt phải. Từ những 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài ” tân thời”. Chiếc áo dài tân thời là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện dại phương tây.
Bài soạn “Ôn tập về văn bản thuyết minh” số 5
Câu 1 trang 35 SGK văn 8 tập 2
Văn bản thuyết minh có vai trò cung cấp tri thức về đặc điểm tính chất, nguyên nhân … của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội trong đời sống.
Câu 2 trang 35 SGK văn 8 tập 2
1.Văn bản thuyết minh: Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng.
2. Văn bản tự sự: Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tự
3. Văn bản biểu cảm: Biểu đạt tình cảm, cảm xúc của người viết
4. Văn bản miêu tả: Tái hiện cụ thể chân dung sự vật, hiện tượng
5. Văn bản nghị luận: Trình bày ý kiến, luận điểm
Câu 3 trang 35 SGK văn 8 tập 2
Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chú ý:
Quan sát, tìm hiểu, tích lũy tri thức về đối tượng thuyết minh.
Có cái nhìn khách quan về đối tượng thuyết minh
Một bài văn thuyết minh cần nổi bật được đặc điểm, tính chất cơ bản của đối tượng.
Câu 4 trang 35 SGK văn 8 tập 2
Những phương pháp thuyết minh thường được sử dụng
Nêu định nghĩa
Giải thích
Liệt kê
Nêu ví dụ
Dùng số liệu
So sánh
Phân tích, phân loại.
II. Luyện tập
Câu 1 trang 35 SGK văn 8 tập 2
Cách lập ý cho các dàn bài:
a) Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt:
Giới thiệu khát quá về đồ dùng
Kết cấu, đặc điểm của đồ dùng
Công dụng của đồ dùng
Cách sử dụng đồ dùng
Cách bảo quản đồ dùng
b) Gới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương
Giới thiệu khát quát về danh lam thắng cảnh
Những đặc điểm của danh lam thắng cảnh (vị trí, diện tích, vẻ đẹp,…)
Du khách hàng năm đến với danh lam thắng cảnh
c) Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đã học
Giới thiệu khát quát chung về văn bản, thể loại đã học
Đó là kiểu văn bản, thể loại gì?
Đặc điểm của văn bản, thể loại:
Nếu là văn bản thì cần nêu những đặc điểm về tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật
Nếu là thể loại thì nêu đặc trưng về thể loại
d) Giới thiệu cách làm một đồ dùng học tập
Giới thiệu khát quát về đồ dùng học tập
Nêu khát quát đặc điểm, công dụng của đồ dùng đó
Những bước làm cơ bản của đồ dùng đó
Hình dáng của đồ dùng khi đã hoàn thành.
Câu 2 trang 36 SGK văn 8 tập 2
Viết 1 đoạn văn:
a) Giới thiệu một đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt:
Cái phích nước là một đồ dùng vô cùng phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Với thiết kế nhỏ gọn ngoài lạnh trong nóng, chiếc phích nước dễ dàng lưu giữ được một lượng nước nóng trong mình trong một thời gian nhất định để ngay lập tức cung cấp nước nóng khi cần. Và dù bên trong có nóng đến đâu thì vỏ ngoài phích vẫn lạnh, chỉ cần đóng nắp phích là nó trở nên voo cùng an toàn khi để ở bát cứ nơi đâu. Đây quả là một vật dụng vô cùng tiện lợi vào mùa đông giá rét, nhất là khi cần nước nóng để pha trà hay cà phê. Chiếc phích nước với công dụng của mình đã trở thành một vật dụng không thể thiếu trong gian bếp mỗi nhà.
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương:
Vịnh Hạ Long không chỉ được biết đến là một di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận mà còn là một trong những kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng thế giới. Vịnh nằm ở phía tây của Vịnh Bắc Bộ Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 170 km với tổng diện tích là 1.553 km2, bao gồm hai vịnh nổi tiếng là Vịnh Bái Tử Long (phía đông) và Vịnh Lan Hạ (phía nam). Hàng năm, du khách đến đây nghỉ mát và trải nghiệm vô cùng đông đúc, bao gồm cả du khách trong và ngoài nước. Với không gian xanh trong lành cùng vẻ đẹp hùng vĩ tráng lệ của sông nước và núi non, vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng của Vịn Hạ Long như khiến cho mọi trái tim khó tính nhất cũng bị chinh phục. Vịnh Hạ Long chính là một trong những niềm tự hào của đất nước.
c) Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học:
Thơ Mới là một trào lưu thơ nổi lên trong giai đoạn 1932- 1945 khi nước ta chịu những tác động của gió Á mưa Âu. Văn hóa phương Tây du nhập, con người dân tộc chịu ảnh hưởng của những luồng gió văn hóa mới đã dần thay đổi thị hiếu. Các trí thức Tây học tiếp thu nền văn hóa phương Tây, cái tôi cá nhân được thức tỉnh sâu sắc kêu gọi phá vỡ những quy phạm của thi pháp văn học trung đại. Từ đây, thơ tự do ra đời với sự phá vỡ niêm luật của thơ cũ, không hạn định số câu, số chữ, linh hoạt trong cách gieo vần, ngắt nhịp. Đặc biệt, thơ Mới chịu ảnh hưởng sâu sắc của những chủ nghĩa văn học phương Tây, nhất là của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực Pháp, nội dung hướng về cuộc đời, còn người với cái tôi bừng nở mạnh mẽ.
d) Giới thiệu một loài hoa hoặc một loài cây:
Hoa hồng là một loài hoa đã đi vào quen thuộc trong thơ ca cũng như trong đời sống. Điểm nổi bật nhất của hoa hồng đó là thân có nhiều gai, cho dù là hồng bạch, hồng phấn hay hồng vàng thì những chiếc gai là không thể thiếu để tôn lên vẻ đẹp kiêu sa mà gai góc của loài hoa này. Đây là loại hoa tượng trưng cho tình yêu được nhiều người biết đến nhất trên thế giới đặc biệt là đối với hoa hồng đỏ. Hoa hồng chính là biểu tượng cho sự ngọt ngào, nồng thắm trong tình yêu, điều đó thể hiện ngay trong vẻ đẹp kiêu sa mà e lệ cùng hương thơm nồng nàn quyến rũ của cánh hao mỗi khi nó bung nở.
e) Thuyết minh về một giống vật nuôi:
Chó là loài vật nuôi được thuần dưỡng sớm nhất trong tất cả các loài. Từ nhiều đời nay, chó đã làm việc không ngừng nghỉ trong sự trung thành tuyệt đối với con người. Ngoài việc chúng là những người canh cổng tận tụy và trung thành, trước đây, chúng gần như là con vật có thể làm tất cả mọi việc như kéo xe, săn cừu, bắt trộm,… Bằng đó việc cũng cho thấy chó là một loài vật vô cùng thông minh và trung thành. Một con chó thậm chí có thể chết bởi vì chủ của mình mà không hề do dự, ở một khía cạnh nào đó, chúng thực sự có tình có nghĩa không hề thua kém con người. Hãy yêu quý những chú chó, hãy coi chúng là bạn hơn là những con vật nuôi!
g) Giới thiệu một sản phẩm mang bản sắc Việt Nam:
Chiếc nón lá đã trở thành một biểu tượng hết sức dân tộc của đất nước tự khi nào. Nón lá là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay. Trong chiếc áo dài thước tha, vẻ đẹp dịu dàng e thẹn của người thiếu nữ Việt sẽ kém phần duyên dáng khi thiếu đi chiếc nón lá nghiêng nghiêng trên tay hoặc trên mặt. Kiểu dáng cực kì đơn giản nhưng chiếc nón lá mang linh hồn của một làng quê Việt Nam mộc mạc, giản dị, kín đáo, thân mật. Cho dù trải qua nhiều thế hệ, chiếc nón lá đã trở nên không còn phổ biến nhưng nó giống như phần cốt không thể mất đi trong truyền thống văn hóa Việt. Nón là chính là biểu tượng của Việt Nam đối với bạn bè các nước năm châu, là linh hồn, là tinh hoa của nét đẹp nghìn năm văn hiến.
Bài soạn “Ôn tập về văn bản thuyết minh” số 6
I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT
Câu hỏi 1. Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống ?
Gợi ý
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Nó có vai trò quan trọng và có tác dụng thiết thực trong việc cung cấp tri thức, thổng tin về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Câu hỏi 2. Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luân ?
Gợi ý
– Văn bản tự sự là kể lại, thuật lại sự việc.
– Văn bản miêu tả là vẽ lại cảnh vật, sự việc bằng ngôn ngữ một cách sinh động.
– Văn bản biểu cảm thể hiện suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người viết.
– Văn bản nghị luận là loại văn bản mà người viết dùng lập luận, lí lẽ, dẫn chứng để trình bày một quan điểm, một tư tưởng nào đấy.
– Văn bản thuyết minh là giới thiệu sự vật, hiện tượng, giúp người đọc hiểu rõ đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật, hiện tượng đó.
Câu hỏi 3. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì ? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì ?
Gợi ý
– Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người viết cần phải có thực tế về đối tượng thuyết minh, phải trực tiếp quan sát kĩ đối tượng; tìm các tư liệu liên quan đến đối tượng.
– Bài văn thuyết minh phải làm nổi bạt đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, giá trị, tầm quan trọng… của các hiện tượng và sự vủt được thuyết minh.
Câu hỏi 4. Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng ?
Gợi ý
Những phương pháp thuyết minh thường được vận dụng : nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại…
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Hãy nêu cách lập ý và lập dàn bài với các đề bài sau :
a) Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
c) Thuyết minh vể một văn bản, một thể loại văn học mà em đã học.
d) Giới thiệu cách làm một đồ dùng học tập (một thí nghiệm).
Gợi ý
– Đề (a) : Phải giới thiệu được đặc điểm, cấu tạo, cách sử dụng, tác dụng của đồ dùng…
– Đé (b) : Phải giới thiệu vị trí, miêu tả quang cảnh chung, miêu tả khu vực…
– Đề (c) : Ví dụ giới thiệu về văn bản, phải cho biết đó là văn bản gì, số trang, các phần, nội dung,…
– Đề (d) : Về một đồ dùng học tập, phải giới thiệu vật liệu, cách làm, thứ tự làm, thành phẩm…; vể một thí nghiệm, phải giới thiệu sự chuẩn bị, tiến hành, kết quả…
Bài tập 2. Tập viết đoạn văn theo các đề bài sau :
a) Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
c) Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản (như văn bản để nghị, báo cáo, thể thơ lục bát…).
d) Giới thiệu một loài hoa (như hoa đào, hoa mai…) hoặc một loài cây (như cây chuối, cây na…)
e) Thuyết minh về một giống vật nuôi.
g) Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều…)
Gợi ý
Bài tập không yêu cáu viết hết cả bài. Có một số để bài trong các đề trên đà được gợi ý ở bài tập 1, em có thể chọn một nội dung để viết thành một đoạn văn.
Ở đề (d), em có thể giới thiệu các loài hoa khác, loài cây khác ngoài những loài hoa, loài cây được nêu trong để bài.
Ở đề (g), em có thể giới thiệu sản phẩm hoặc trò chơi khác ngoài những loài hoa, loài cây, sản phẩm hoặc trò chơi được nêu trong đề bài.