Danh Sách Tổng Hợp

Top 5 Nhạc sĩ nổi tiếng Việt Nam ở thế kỉ 20

Trong thời kỳ kháng chiến, sau những cuộc chiến đấu oanh liệt, những ca khúc cách mạng hát vang lên như một lời động viên tinh thần, lời cảm ơn đến các chiến sĩ ngày đêm chiến đấu bảo vệ tổ quốc của các nhạc sĩ, hay cũng chính là các chiến sĩ cùng một thời gian khổ. Những ca khúc cách mạng hào hùng đó cho đến ngày nay vẫn còn được đón nhận một cách chân thành, và không thể không nhớ đến các nhạc sĩ đã sáng tác những tác phẩm bất hủ ấy. Hãy cùng tìm hiểu nhiều hơn về họ nhé!

Nhạc sĩ Văn Cao

Nhạc sĩ Văn cao  (1923– 1995) là một nhạc sĩ huyền thoại của Việt Nam. Ông là tác giả của bài hát Tiến quân ca-Quốc ca của Việt Nam. Bên cạnh tư cách là một nhạc sĩ, Văn Cao còn là một họa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm giá trị. Thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong, Văn Cao sáng tác các ca khúc lãng mạn Bến Xuân, Suối mơ,… ghi dấu ấn trong lịch sử tân nhạc ở Việt Nam. Sau khi gia nhập Việt Minh, Văn Cao viết Tiến quân ca, Trường ca sông Lô, Tiến về Hà Nội,… trở thành nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc kháng chiến. Ngoài ra, ông còn có một số tác phẩm văn học nổi tiếng như Một đêm Hà Nội, Lá, Đường rừng, Ai về kinh Bắc
Năm 1996, Văn Cao được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh trong đợt trao giải đầu tiên. Ông cũng đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng ba, hạng nhất, Huân chương Hồ Chí Minh. Với những đóng góp to lớn của mình cho đất nước, cố nhạc sĩ Văn Cao xứng đáng được mọi người cảm mến.

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922 – 1991) quê ở Hải Dương, là một trong những nhạc sĩ tiên phong của nền âm nhạc cách mạng và được xem là “cây đại thụ” của nền âm nhạc Việt Nam. Ông là Tổng thư ký đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam khóa I và II từ 1958 đến 1983. Đỗ Nhuận còn là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết opera với vở Cô sao, cũng là tác giả của bản Du kích sông Thao nổi tiếng. cảm hứng sáng tác  của Đỗ Nhuận bắt đầu từ quê hương và gia đình, quê ông vốn có truyền thống hát chèo. Từ năm 14 tuổi, ông đã học âm nhạc và biết chơi một số nhạc cụ. Nhớ đến Đỗ Nhuận là nhớ đến một nhạc sĩ-chiến sĩ tài năng và dũng cảm với những tác phẩm âm nhạc thành công như Côn đảo, Chiến thắng Điện Biên, Việt Nam quê hương tôi,…hay những vở kịch như Cô Sao, Người tạc tượng,… Ông được trao tặng nhiều giải thưởng như Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Chiến sĩ hạng Nhì, Huân chương Chiến thắng hạng Nhì và là một trong 5 người đầu tiên được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

Phạm Tuyên

Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh năm 1930 quê ở Hải Dương. Ông nổi tiếng với các ca khúc dành cho thiếu nhi rất hay như Như có Bác trong ngày vui đại thắng, Chiếc đèn ông sao, Tiến lên Đoàn viên, Cô và mẹ,… Ông cũng nổi tiếng với các ca khúc trước khi đất nước độc lập như Bài ca người thợ mỏBám biển quê hươngYêu biết mấy những con đườngChiếc gậy Trường Sơn,…và sau những năm 1975 như Gửi nắng cho emCon kênh ta đào,…Ngoài ra ông còn viết nhiều bài cho tạp chí, Đài phát thanh và Truyền hình. Ông từng là cựu Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội nhạc sĩ Việt Nam từ năm 1963 đến năm 1983,…Những sáng tác của ông thường tươi vui, hào hùng và trẻ trung, lạc quan nên rất được khán thính giả đón nghe. Năm 2001, nhạc sĩ Phạm Tuyên được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật và sau đó, năm 2012, ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IV về văn học nghệ thuật.

Nhạc sĩ An Thuyên

Nhạc sĩ An Thuyên (1949-2015) tên đầy đủ là Nguyễn An Thuyên, quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông là một nhạc sĩ nổi tiếng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội; Phó Chủ tịch thường trực Hội nhạc sĩ Việt Nam khóa VII. An Thuyên là Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. An Thuyên sáng tác ca khúc khá đều đặn, các tác phẩm nổi tiếng phải kể đến như Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác, Hành quân lên Tây Bắc, Khi xe tăng qua miền Quan họ, Huế thương, Neo đậu bến quê, Mẹ Việt Nam anh hùng,…Ngoài ra, An Thuyên còn viết một số kịch cho đoàn văn công như Trương Chi, Biển tình đắng cay,… Quan điểm sáng tác của ông rất hay, ông nói “Tôi đã được lớn lên trong dòng sữa âm nhạc dân gian. Nhưng điều đấy không có nghĩa là chất liệu đó sẽ vào trong sáng tác của mình. Ðiều cốt lõi là người nhạc sĩ phải biết nâng niu, gọt giũa, kết hợp cái thuần tuý thắm đượm của âm nhạc dân gian, cái tri thức âm nhạc dân gian với tri thức âm nhạc bác học hiện đại. Có như vậy mới tạo ra được những tác phẩm tân thời hiện đại mà đậm đà chất liệu dân ca.” Với những cống hiến của mình, ôn có một số giải thưởng tiêu biểu như giải Nhì Hội Nhạc sĩ Việt Nam với Chín bậc tình yêu (1992), giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007…

Lưu Hữu Phước

Lưu Hữu Phước (1921-1989) là một nhạc sĩ quê tại Hậu Giang. Ông còn có các bút danh khác như Huỳnh Minh Siêng, Long Hưng, Anh Lưu, Hồng Chí. Lưu Hữu Phước được xem là một trong những nhạc sĩ tiên phong của giới nhạc sĩ Việt Nam, tiêu biểu cho nền âm nhạc Nam Bộ trong thời điểm khởi đầu của nền tân nhạc. Sở trường của ông là những bản hùng ca, giải phóng; các tác phẩm của ông luôn gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc như Non sông gấm vóc, Bạch Đằng Giang, Ải Chi Lăng... Ngoài ra, ông còn sáng tác ca cảnh (Tụy lụy, Con thỏ ngọc, Diệt sói lang, Hội nghị Diên hồng), ca kịch (Bông sen, Phá mưu bù nhìn), kịch múa (Hái hoa dâng Bác). Ông còn là Giáo sư, Viện sỹ, Nhà lý luận âm nhạc; nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hóa của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; nguyên Đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Những cống hiến của mình, một trường trung học phổ thông tại Cần Thơ mang tên Trường THPT Lưu Hữu Phước và một con phố tại Hà Nội cũng mang tên ông…

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button