Danh Sách Tổng Hợp

Top 5 Loại côn trùng được dùng làm vũ khí chiến tranh

Bạn cho rằng chỉ có đại bác, máy bay chiến đấu, bom nguyên tử… mới là những vũ khí chiến tranh lợi hại ? Thế nhưng nhiều thế kỉ trước đây, những loài vật như ong, muỗi, bọ cạp… cũng được tích cực sử dụng để làm vũ khí đấy!

Sử dụng côn trùng có gắn thiết bị điện tử

Ngày nay, khoa học đã tiến xa hơn nên người ta đã sử dụng côn trùng có gắn thiết bị điện tử từ xa để kiểm soát dễ dàng hơn trong các trận đấu. Bằng cách cấy các điện cực vào não của một con côn trùng, các nhà quân sự có thể sử dụng chúng làm trinh sát cho các cuộc chiến đấu rất hiệu quả. Hiện nay, gián và một số loại bọ cánh cứng đã được đem ra thử nghiệm để cấy ghép các thiết bị điện tử.  

Dùng ong để tấn công

Ong là loài côn trùng nhỏ bé nhưng lại gây tổn thương cho con người rất lớn khi bị chích phải. Khi bị ong đốt, bạn sẽ có cảm giảm đau buốt không chịu nổi, thậm chí cơn đau kéo dài hàng giờ và không được xử lí kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Trước đây, người La Mã đã tận dụng nọc độc của ong để làm vũ khí trong các cuộc chiến tranh và giành chiến thắng nhờ vào hiệu quả từ việc gây áp lực tinh thần cho đối phương. Gần đây nhất, trong cuộc chiến tranh vệ quốc của Ethiopia chống phát xít Ý (1935-1936), quân đội Ethiopia đã dùng ong để chống lại kẻ thù. Khiếp sợ và ám ảnh bởi những cơn đau buốt khi bị ong đốt, phát xít Ý đã xuống tinh thần rõ rệt. Mỗi khi bị những đàn ong tấn công, họ không còn cách nào khác ngoài việc tháo chạy.

Đại dịch bọ chét

So với ong, bọ chét không phải là loài quá đáng sợ, tuy nhiên chúng có khả năng hút máu và gây ra những đại dịch rất khủng khiếp. Đặc biệt, bọ chét có thể “búng” rất nhanh nên rất khó để tiêu diệt chúng. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước đã sử dụng bọ chét nhiễm bệnh để gây ra đại dịch tấn công quân đội Trung Quốc. Những con bọ chét hung hãn hút máu người gây ra những cơn ngứa như điên dại làm phân tán sự tập trung chiến đấu của binh sĩ, gây ra cái chết cho hơn 500.000 người.

Muỗi gây sốt vàng da

Vào năm 1950, Mỹ đã thử nghiệm chế tạo bom sinh học được nhét đầy bởi muỗi. Mục đích của họ là dùng tấn công quân địch khi xảy ra chiến tranh với Liên Xô và gây ra căn bệnh sốt vàng da cho quân sĩ của đối phương. Hầu hết những người dân ở Liên Xô đều có thái độ khá chủ quan với căn bệnh này nên hầu như không có ai tiêm phòng. Điều đó có nghĩa là khi Mỹ thực hiện chiến dịch của họ, sẽ có hàng trăm nghìn sinh mạng ra đi vì sốt vàng da. Rất may, cuộc chiến tranh đã không xảy ra.

Bom bọ cạp

Nỗi ám ảnh khi bị bọ cạp đốt thì có lẽ ai cũng biết. Tận dụng nọc độc của loài côn trùng này, hoàng đế La Mã Septimius Severus đã dùng chúng để tấn công pháo đài Hatra của Lưỡng Hà. Khi đến trước cổng thành, quân đội La Mã không thể nào thâm nhập vào trong được do thành xây quá vững chắc và kiên cố. Người lãnh đạo của quân đội La Mã đã nghĩ ra cách ném những quả “bom” bọ cạp vào thành để chúng chạy tán loạn, khiến cho đối phương sợ hãi. Cuộc chiến đó, đội quân của Hoàng đế Septimius Severus Đã giành chiến thắng với biện pháp sử dụng vũ khí sinh học.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button