Danh Sách Tổng Hợp

Top 4 Điều cần biết về ung thư buồng trứng giai đoạn 3

Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư phụ khoa phổ biến, đặc biệt nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, chủ yếu do phát hiện muộn. Đây là loại ung thư có tỉ lệ mắc thấp nhưng tỉ lệ tử vong cao nhất trong các loại ung thư phụ khoa và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Hai năm trước, Miss Teen 2010 Đoàn Dạ Ly đã qua đời vì ung thư buồng trứng ở tuổi 25 khiến cộng đồng không khỏi xót thương vì cô còn quá trẻ. So với mặt bằng chung, trường hợp 25 tuổi mắc ung thư buồng trứng không nhiều. Khi ung thư buồng trứng bước sang giai đoạn 3 ung thư đã có sự lan sang các cơ quan khác trong ổ bụng như buồng trứng, niêm mạc của bụng,… hoặc hệ thống các hạch bạch huyết trong ổ bụng. Theo thống kê, có tới 51% các trường hợp phát hiện mắc bệnh ung thư buồng trứng đã bước sang giai đoạn 3 của bệnh. Và bài viết sau đây của Danhsachtop sẽ cùng bạn tìm hiểu về những điều cần biết về ung thư buồng trứng giai đoạn 3.

Ung thư buồng trứng giai đoạn 3 sống được bao lâu?

Ung thư buồng trứng giai đoạn 3 có thể phát triển theo hướng: 

  • Giai đoạn 3A: ung thư nằm ở một hoặc cả hai buồng trứng hay ống dẫn trứng. Ung thư giai đoạn này cũng có thể phát triển thành các cơ quan bên ngoài xương chậu. 
  • Giai đoạn 3B: ung thư có thể ở một hoặc cả hai buồng trứng hay ống dẫn chứng. Ung thư cũng có thể lan rộng hoặc phát triển thành các cơ quan bên ngoài xương chậu. ung thư có kích thước không lớn hơn 2 cm. 
  • Giai đoạn 3C: ung thư ở một hoặc cả hai buồng trứng hay ống dẫn trứng hoặc có ung thư màng bụng chính và nó đã lan rộng hoặc phát triển thành các cơ quan bên ngoài xương chậu. Khối u có kích thước lớn hơn 2 cm và có thể ở bên ngoài gan, lá lách.

Bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn 3 sống được bao lâu? Thực tế, ngoài giai đoạn tiến triển ung thư, tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư buồng trứng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn 3A có khoảng 63% cơ hội sống, bệnh nhân ung thư giai đoạn 3B có 53% cơ hội sống và tiên lượng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn 3C là khoảng 41%.

Những phụ nữ nào dễ bị ung thư buồng trứng?

Cho đến nay nguyên nhân gây nên ung thư buồng trứng vẫn chưa được biết rõ nhưng nếu trong gia đình bạn đã có người bị ung thư buồng trứng (mẹ,chị em gái,hoặc con gái) thì nguy cơ mắc bệnh của bạn là 5%. Bạn là người không sinh đẻ hay vô sinh. Bạn có tiền sử dùng thuốc kích thích phóng noãn để điều trị vô sinh.

Ung thư buồng trứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nếu bạn càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao nhất là những phụ nữ sau mãn kinh. Bạn bị béo phì ở thời trẻ sẽ tăng nguy cơ bị ung thư buồng trứng sau tuổi mãn kinh

Điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn 3 như thế nào?

Cũng như cơ sở để bác sĩ đánh giá ung thư buồng trứng giai đoạn 3 sống được bao lâu, lựa chọn hướng điều trị cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này phụ thuộc nhiều yếu tố. Một số phương pháp điều trị có thể được chỉ định cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này là: 

  • Phẫu thuật: tùy từng trường hợp bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung. Phẫu thuật ung thư giai đoạn này có thể giảm khối lượng u, phẫu thuật không tận gốc vẫn là cần thiết giúp tiên lượng tốt hơn. 
  • Xạ trị: như một liệu pháp bổ trợ sau phẫu thuật hoặc áp dụng cho những bệnh nhân không đáp ứng điều trị với hóa chất. Xạ trị cho bệnh nhân ung thư buồng trứng có thể là xạ trị tại chỗ hoặc chiếu xạ ngoài toàn ổ bụng và khung chậu nhằm làm chậm sự phát triển khối u, tiêu diệt một phần tế bào ung thư. 
  • Hóa trị: là phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư buồng trứng. Đây là phương pháp điều trị toàn thân sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra, hóa trị cũng có thể giúp giảm một số triệu chứng bệnh

Ung thư buồng trứng giai đoạn 3 có triệu chứng điển hình gì?

Trong giai đoạn III, khối u đã phát triển, xâm lấn và chèn ép các cơ quan gần buồng trứng. Các triệu chứng do đó cũng xảy ra nhiều hơn nặng hơn. Các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng trong giai đoạn này cũng khá tương tự các giai đoạn trước, bao gồm: 

  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Cổ trướng
  • Đau bụng âm ỉ và kéo dài thường xuyên
  • Rối loạn tiêu hóa, cảm thấy chán ăn, ăn không ngon
  • Sụt cân bất thường
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Rối loạn kinh nguyệt

Khác ung thư buồng trứng giai đoạn đầu hay ung thư buồng trứng giai đoạn 2, trong giai đoạn 3 (đặc biệt là giai đoạn 3C) các triệu chứng thường xuyên xuất hiện với mức độ nặng khiến bệnh nhân cần phải đi khám phụ khoa. Đây cũng là lý do tại sao hầu hết các trường hợp ung thư buồng trứng đều được phát hiện trong giai đoạn này. 

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button