Danh Sách Tổng Hợp

Top 15 Dấu hiệu báo hiệu bạn nên từ bỏ công việc hiện tại luôn và ngay

Trong công việc sẽ có nhiều lúc bạn có cảm giác chán nản vì rất nhiều lý do. Những lúc ấy trong đầu bạn lóe lên một ý nghĩ “Mình có nên nghỉ việc không?” và bạn băn khoăn không biết mình nên quyết định thế nào là hợp lý. Dưới đây Danhsachtop sẽ giới thiệu đến bạn những dấu hiệu báo hiệu bạn nên nghỉ việc, bạn sẽ dễ dàng đưa ra quyết định hơn trong các tình huống.

Cảm giác chán nản luôn thường trực

Chán nản trong công việc là cảm giác rất phổ biến. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu cảm giác này kéo dài ở nơi làm việc của bạn thì đó chính là dấu hiệu báo động rằng bạn không được làm những việc bạn muốn và nên tìm kiếm điều khác ý nghĩa hơn. Bạn sử dụng phần lớn thời gian làm việc của mình để vào các website shopping online, chơi game hay thường xuyên nhìn đồng hồ thì tất cả đều là những dấu hiệu chứng tỏ công việc hiện tại và bạn đã đến lúc chia tay nhau.

Chán ghét ngày thứ Hai

Vì chúng ta đều đã làm việc trong cả tuần nên rất mong muốn đến ngày cuối tuần để được nghỉ. Nhưng sau hôm Chủ Nhật thì bạn lại không muốn bước sang ngày thứ Hai. Điều này chứng tỏ công việc đó khiến bạn bị ám ảnh, kiệt sức và bạn nên ra đi. Theo chuyên gia tâm lý Ben Fanning, 1 trong những dấu hiệu bị kiệt sức dễ thấy nhất là khi bạn có cảm giác ngày cuối tuần giống như ngày giải phóng và bạn rất sợ quay lại công việc.

Bạn không trưởng thành

Nếu trong công việc ai cũng gặp những vướng mắc, thử thách. Nhưng vượt qua vướng mắc, thử thách đó sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng và bổ sung cho bạn những giá trị cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn không học được bất cứ điều gì mới mẻ hay đơn giản là làm những việc lặp đi lặp lại mỗi ngày, bạn nên tìm kiếm một nơi khác thì hơn.

Sự sa thải cận kề

Nếu bạn nghe được tin công ty sắp thu hẹp quy mô hay sáp nhập với công ty khác thì đó chính là dấu hiệu chứng tỏ bạn có thể là 1 trong số những người bị cho vào danh sách giảm nhân sự. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải ở lại công ty nếu như bạn có 1 công việc lý tưởng khác.  

Bạn cảm thấy dường như bạn chưa từng thành công

Trong một bài đăng trên trang LinkedIn của Robert O’keane, 1 chuyên gia tư vấn khảo sát quốc tế của Charles Francis Cooper đã cảnh báo về việc làm lơ cảm giác không thể chiến thắng ở nơi làm việc “công việc phải luôn là nguồn hào hứng và đầy thử thách, giống như bạn gặt hái được điều gì đó, chứ không phải là để chiến đấu trong 1 trận bại chiến và không thể giành được bất cứ thứ gì”. Lúc này bạn nên rời khỏi công việc hiện tại.

Bạn luôn luôn lo lắng về tiền bạc

Phải công nhận rằng hầu hết tất cả chúng ta đều lo lắng về chuyện tiền bạc, nhưng nếu nỗi lo này luôn dai dẳng trong tâm trí bạn và nếu bạn không phải là con nghiện shopping, thì có thể thu nhập của bạn không đủ. Nếu bạn đã có thâm niên làm việc ở công ty khá lâu rồi, bạn hãy nói chuyện với người quản lý của bạn về vấn đề này. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng lý luận của bạn về việc tăng lương là hợp lý. Nếu bạn có đầy đủ năng lực để được tăng lương nhưng công ty không đồng ý về mức lương tương xứng với khối lượng công việc của bạn, thì bạn nên tìm 1 công ty khác mà ở đó bạn không cảm thấy mình được công ty ban cho 1 đặc ân bằng cách trả lương.

Bạn làm việc quá sức

Tất cả chúng ta đều đóng thuế cho công việc và nếu bạn thỉnh thoảng cảm thấy lo lắng sau 1 ngày dài ở văn phòng, cuộc sống của bạn luôn trong tình trạng stress kéo dài và kiệt sức vì công việc, chắc chắn bạn đã làm việc quá sức rồi. Thể trạng, tâm lý hay sự mệt mỏi tinh thần bị gây ra bởi công việc có thể ảnh hưởng xấu đến bản thân ở nhiều dạng từ tăng cân nhẹ, mất ngủ đến trở nên mệt mỏi bởi bất cứ việc nhỏ nhặt nào ở công ty. Sự thiếu nhiệt huyết, stress và sợ hãi có thể làm cạn kiệt năng lượng, ảnh hưởng đến năng suất làm việc của bạn và gây hậu quả xấu cho cả đôi bên. Bạn hãy rời khỏi công việc trước khi tự mình gây ra hậu quả gì.

Vấn đề về niềm tin

Nếu bạn không tin tưởng sếp hay công ty bởi vì bạn nghĩ họ liên quan đến những hoạt động không rõ ràng, hoặc tệ hơn là những người đó muốn gạt bạn ra thì lúc đó tốt hơn là bạn nên ra đi. Bạn đừng bao giờ để bản thân áp lực khi phải tuân theo những hoạt động làm ảnh hưởng đến công việc của mình. Và nếu bạn mất niềm tin vào lãnh đạo vì bất cứ vấn đề nào từ việc nói dối cho đến những lời hứa hão huyền, thì thật khó để ở lại.

Bạn không thể cười to ở văn phòng

Trong văn phòng ngoài những giờ làm việc căng thẳng ra thì mọi người cũng muốn có những khoảnh khắc cười “chảy nước mắt” với nhau. Nếu bạn phải làm việc trong một văn phòng luôn nặng nề không khí căng thẳng vì áp lực công việc hay vì mối quan hệ làm việc thì chắc hẳn những điều đó cũng ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn. Bạn nên sớm rời khỏi văn phòng đó hơn là cứ ở lại tiếp tục những quãng thời gian mệt mỏi ấy.

Luôn luôn phải để ý những gì mình nói

Ở nơi làm việc mà bạn phải cẩn thận với lời ăn tiếng nói của mình nhưng bạn lại không thể tự chủ được. Bạn luôn phải suy nghĩ lại tất cả những gì mà mình vừa phát ngôn trong ngày và luôn tự chất vấn mình kiểu như “Cái này nghe như thế nào? Người khác sẽ hiểu nó thế nào? Nó có quá xa rời với ý tưởng mọi người đang thảo luận?”. Lúc này, bạn đừng suy nghĩ nhiều nữa mà hãy xin nghỉ việc và tìm đến 1 nơi thích hợp hơn.

Sếp đến từ địa ngục

Theo chuyên gia quản lý Meredith Ferguson đã từng nói “phần lớn người ta không từ bỏ công việc, mà người ta từ bỏ sếp”. Thái độ của người quản lý không chỉ ảnh hưởng đến thời gian làm việc của bạn, mà còn gây ảnh hưởng đến những khía cạnh quan trọng khác trong cuộc sống của bạn. Vì thế, nếu bạn đã cố gắng hết sức để hoàn thành mọi công việc và dường như không thể kiểm soát được cuộc sống riêng tư, thì đã đến lúc bạn nên tìm đến danh sách công việc yêu thích của bạn.

Bạn không hình dung được tương lai trong một năm tới tại công ty

Theo 1 bài viết trên trang Business Insider, The Welches nói rằng 1 năm là khoảng thời gian đủ để tìm 1 công việc mới tốt hơn. Nếu bạn không có bất cứ sự hứng thú nào khi suy nghĩ về tương lai công việc hiện tại như công việc bạn sẽ làm, ai là người quản lý bạn và bạn sẽ quản lý ai. Lúc này bạn không nên tiếp tục những dòng suy nghĩ luẩn quẩn đó nữa mà hãy tìm ra nơi làm việc khác cho mình.

Công ty không đầu tư vào con người

Việc gắn kết nhân viên là 1 trong những vấn đề gây đau đầu nhất cho nhà quản lý mà lúc nào chúng ta cũng nghe nhắc đến. Nhưng có 1 lý do khiến nó được nhắc đi nhắc lại, đó là những vấn đề về kết nối nhân sự. Nhân viên trung thành là những người có nhiệt huyết, sáng tạo và đầy hứng thú với nhiệm vụ được giao và mục tiêu công việc của họ. Trong khi những nhân viên khác thì không tha thiết với công ty và thậm chí có thể ảnh hưởng xấu đến công việc. Vì thế nếu công ty của bạn không quan tâm đến sự gắn bó của nhân viên thì bạn nên tìm 1 nơi tốt hơn rồi.

Mục tiêu của công ty và của bạn không phù hợp nhau

Bạn nên xem xét rằng liệu bạn có đầu tư thời gian vào đúng công ty hay không? Bạn hãy tự hỏi bản thân công ty có phù hợp với mục tiêu cuộc sống và giá trị của bạn hay không? Ví dụ như công ty yêu cầu bạn đi công tác quá nhiều khiến bạn không có thời gian cho gia đình, bạn bè khiến bạn không thể cân bằng được giữa cuộc sống và công việc. Bạn không thể tiếp tục một công việc khi bạn không thể chịu đựng được nó nữa.

Kỹ năng của bạn không được trọng dụng

Bạn là người giỏi giang, nhiều kỹ năng nhưng sếp lại không tạo điều kiện để các kỹ năng của bạn phát triển. Bạn vẫn luôn kiên trì với công việc đó 1 thời gian để chứng minh bản thân mình với sếp nhưng dường như mọi nỗ lực của bạn đều là con số 0. Do vậy kết quả là bạn bị mắc kẹt mãi ở 1 vị trí mà không vươn lên được. Lúc này bạn hãy nghĩ đến những cơ hội khác.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button