Forbes Việt Nam đã tổng kết và đưa ra danh sách những thương hiệu có giá trị nhất tại Việt Nam năm 2016. Dưới đây là những cái tên được góp mặt trong danh sách này.
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank
- Định giá thương hiệu: 135 triệu đôla Mỹ.
- Vietcombank hiện là công ty lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam nếu tính theo vốn hóa. Ngân hàng được thành lập năm từ năm 1963 với tư cách là một ngân hàng thương mại nhà nước.
- Vietcombank hiện có gần 14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Chi nhánh Sở Giao Dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và hơn 350 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 6 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 49.500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Vietcombank cũng được góp mặt trong danh sách 10 ngân hàng uy tín nhất Việt Nam năm 2016.
Công ty cổ phần FPT – FPT
- Định giá thương hiệu: 171 triệu đôla Mỹ.
- FPT là doanh nghiệp tư nhân cung cấp các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin. Trải qua nhiều năm phát triển, FPT đã mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực phân phối bán lẻ, viễn thông, trường học và đã có những đóng góp lớn cho nền kinh tế Việt Nam.
- Tổng giám đốc của FPT là ông Trương Gia Bình.
- FPT là một trong các đối tác được bán hàng chính hãng của Apple tại Việt Nam.
- FPT cùng với Viettel, VNPT là 3 nhà cung cấp dịch vụ Internet nắm giữ phần lớn thị phần tại Việt Nam.
Tập đoàn Viễn thông Quân đội – Viettel
- Định giá thương hiệu: 752,8 triệu đôla Mỹ.
- Viettel là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin. Nhiều năm gần đây Viettel lấn sang các mảng kinh doanh như BĐS, đầu tư ra nước ngoài, đầu tư tài chính, phân phối thiết bị đầu cuối. Các nước Viettel nhắm đến thường là các nước nghèo, hạ tầng chưa phát triển mạnh, điển hình như: các nước nghèo Châu Phi, Đông Timo, Brunei…
- Hiện Tổng giám đốc của Viettel là Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng.
- Tại Việt Nam hiện nay, Viettel đứng đầu về cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ di động. Trên thế giới, Viettel lọt top 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới.
Vingroup
- Định giá thương hiệu: 279,2 triệu đôla Mỹ.
- Tiền thân của Vingroup trước kia là Mivina và Technocom ở Ukraina. Sau khi về Việt Nam, năm 2011 Vinpearl và Vincom được sáp nhập lại trở thành Vingroup và bầu Phạm Nhật Vượng làm chủ tịch. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes.
- Hiện nay Vingroup mở rộng kinh doanh rất nhiều lĩnh vực: BĐS Vinhomes, chuỗi siêu thị bán lẻ Vinmart+, trường học Vinschool, bệnh viện Vinmec, biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl, trung tâm thương mại Vincom…
- Những dự án BĐS của Vingroup luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư, do tính minh bạch, khả năng thi công đúng tiến độ dự án và uy tín đã được khẳng định.
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines
- Định giá thương hiệu: 78 triệu đôla Mỹ.
- Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là đơn vị chủ lực của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
- Đây là doanh nghiệp vốn nhà nước với tỉ lệ 86,16% vốn do nhà nước nắm giữ.
- Vietnam Airlines nắm giữ 70% cổ phần của Jetstar Pacific Airlines. Hãng được đánh giá 4 sao theo tiêu chuẩn của Skytrax.
- Hiện nay Vietnam Airlines chiếm 80% thị phần khách quốc tế đi và đến Việt Nam, chiếm 70% thị phần khách nội địa (bao gồm thị phần 15% hành khách nội địa và 5% hành khách quốc tế đi và đến Việt Nam của Jetstar Pacific).
Tập đoàn Masan – Masan Group
- Định giá thương hiệu: 126 triệu đôla Mỹ.
- Tập đoàn Masan có một “cây phả hệ” khá phức tạp. Trong mỗi lĩnh vực đầu tư, Masan thường lập ra một số công ty mới, công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối của công ty mới này rồi công ty mới này đầu tư vào công ty trực tiếp sản xuất kinh doanh.
- Hiện Masan được biết đến với 3 lĩnh vực đầu tư chính:
– Techcombank: ngân hàng
– Masan Consumer: sản xuất hàng tiêu dùng với các sản phẩm như mì ăn liền Omachia, Tiến vua. Nước mắm nước tương Chin-su, Tam Thái Tử. Cà phê hòa tan (Vinacafe Biên Hòa).
– Masan Resources: Đầu tư vào mỏ đa kim Núi Pháo tại Thái Nguyên. - Gần đây Masan đang bị nghi ngờ đã chi tiền cho Vinastas để làm những kiểm nghiệm nước mắm không đúng quy trình, gây tổn hại danh tiếng cho những doanh nghiệp nước mắm truyền thống. Vụ việc khá nghiêm trọng khi mới nhất, báo Thanh Niên (báo đã có rất nhiều bài nâng đỡ cho các sản phẩm của Masan) đã bị liên đới. Cụ thể, các sếp của báo Thanh Niên bị xử lý: TBT Nguyễn Quang Thông và P.TBT Đặng Thị Phương Thảo bị rút thẻ nhà báo và cách chức. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã tuyên bố với báo chí là sẽ kiểm tra tìm ra thủ phạm tạo ra chiến dịch truyền thông bẩn làm khủng hoảng lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm nước mắm truyền thống.
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Viettinbank
- Định giá thương hiệu: 147 triệu đôla Mỹ.
- Viettinbank tiền thân là Incombank, được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1988.
- Viettinbank hiện có 1 Sở giao dịch, 150 chi nhánh và 1000 phòng giao dịch trên toàn quốc.
- Năm 2016, Viettinbank đứng số 1 trong danh sách những ngân hàng uy tín nhất Việt Nam.
- Về bản chất, Viettinbank là doanh nghiệp thuộc vốn sở hữu của nhà nước.
Công ty cổ phần Thế giới di động – MWG
- Định giá thương hiệu: 77 triệu đôla Mỹ.
- MWG là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ các mặt hàng: điện thoại di động, hàng điện tử, thiết bị số. Thế giới di động và Điện máy XANH là 2 thương hiệu thuộc sở hữu của MWG.
- Năm 2016, Thế giới di động vượt qua FPT trong lĩnh vực bán lẻ các sản phẩm di động, chính thức vượt cả doanh thu lẫn lợi nhuận.
- Tới thời điểm hiện tại thì MWG có 1.017 siêu thị đang phục vụ khách hàng, trong đó chuỗi Thegioididong.com có 880 siêu thị và chuỗi Điện máy XANH có 137 siêu thị.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV
- Định giá thương hiệu: 125 triệu đôla Mỹ.
- BIDV là ngân hàng cổ phần thương mại lớn thứ 2 ở Việt Nam sau Agribank nếu tính theo tổng tài sản.
- Các lĩnh vực kinh doanh hiện nay của BIDV bao gồm: ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư tài chính, chứng khoán.
- BIDV là ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2 năm liên tiếp 2015, 2016.
- Hiện BIDV có 127 chi nhánh và trên 600 điểm mạng lưới, 1.300 ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn – Sabeco
- Định giá thương hiệu: 247 triệu đôla Mỹ.
- Sabeco hiện nay mặc dù là Công ty cổ phần nhưng nhà nước đang nắm 90% vốn điều lệ của doanh nghiệp và Bộ công thương là người đại diện nắm giữ phần vốn của Sabeco.
- Sabeco sỡ hữu 2 thương hiệu bia nổi tiếng Việt Nam: Bia Saigon và Bia 333.
- Bia Saigon là sản phẩm rất được ưa chuộng hiện nay, không chỉ người Việt mà cả người nước ngoài cũng rất chuộng. Tên dân dã hay gọi là “Sài gòn lùn”.
Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk
- Định giá thương hiệu: 1,5 tỷ đôla Mỹ.
- Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk đứng đầu trong danh sách những thương hiệu Việt Nam giá trị nhất 2016. Và có lẽ Vinamilk sẽ còn giữ vị trí này trong một thời gian nữa khi mà giá trị của Vinamilk gấp 2 lần Viettel đứng thứ 2.
- Vinamilk cung cấp các sản phẩm gồm có sữa tươi, sữa chua, sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, kem, các loại nước giải khát.
- Hiện Vinamilk và FPT đang có kế hoạch bắt tay hợp tác thực hiện dự án: bán sữa của Vinamilk trong các siêu thị của FPT.