Danh Sách Tổng Hợp

Top 11 Điều bạn nhất định phải làm để phòng tránh nguy cơ ung thư

Ngày nay, ung thư đã trở thành căn bệnh rất phổ biến và là nỗi lo sợ đối với rất nhiều người. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh ung thư hay phải chấp nhận nó như một số mệnh? Danhsachtop khuyên bạn hãy hình thành những thói quen lành mạnh ngay từ bây giờ để luôn có một sức khỏe tốt nhất!

Nói không với thuốc lá

Đa phần những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi rất cao. Bên cạnh đó, hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ các bệnh ung thư khác như ảnh hưởng đến thanh quản, miệng, thực quản, họng , gan, dạ dày, ruột, bàng quang, tuyến tụy, thận, cổ tử cung, buồng trứng, mũi và xoang. Nó cũng có thể là một yếu tố gây nên một số loại bệnh bạch cầu. Vì vậy, tốt nhất là nên bỏ hút thuốc lá hoàn toàn và tránh bị tiếp xúc với khói thuốc lá.
Một số phương pháp tự nhiên có thể giúp giảm bớt quá trình bỏ thuốc. Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa Kyoto, châm cứu có tác dụng làm giảm cơn thèm nicotine bằng cách tăng cường nồng độ serotonin trong các mô plasma và não. Bên cạnh đó, thôi miên là một công cụ tuyệt vời có thể giúp bạn bỏ thuốc lá. Thiền và massage trên tay hoặc tai cũng rất hữu ích.

Thường xuyên tập luyện thể dục

Các hoạt động thể chất (chạy bộ, đi xe đạp, bơi hay khiêu vũ,…) rất có lợi cho sức khỏe của mỗi chúng ta. Bên cạnh việc giảm nguy cơ bệnh tim và tiểu đường, chúng còn giúp bạn giảm nguy cơ ung thư bằng cách giúp kiểm soát cân nặng. Vận động thể chất cũng giúp cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch của bạn bằng cách cân bằng lượng hormone trong cơ thể.
Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo vận động hàng tuần cho người lớn ít nhất 75 phút với cường độ mạnh như chạy hoặc 150 phút cho hoạt động cường độ vừa phải như đi bộ, đạp xe, làm việc nhà và làm vườn. Ngoài ra, hãy giảm số lượng thời gian nằm, ngồi và xem tivi.

Tiêm vacxin

Một trong những nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh ung thư đó là nhiễm virus. Năm 2012, một nghiên cứu được công bố trong nghiên cứu phòng chống ung thư lưu ý rằng việc ngăn ngừa ung thư với vacxin có thể khá hiệu quả. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có được chủng ngừa viêm gan B và u nhú ở người (HPV). Bởi vì viêm gan B có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan và HPV – một loại virus lây truyền qua đường tình dục, có thể gây ra ung thư cổ tử cung hay các bộ phận sinh dục khác. Cách tốt nhất là bạn nên tiêm phòng để ngăn chặn khỏi nhiễm virus HPV và giảm nguy cơ gây ra ung thư.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ quan trọng đối với việc cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ ung thư. Ăn uống khoa học sẽ giúp duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và cung cấp các chất cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể. Bạn nên ăn nhiều các loại rau, quả, củ, các loại hạt và tránh xa những thực phẩm giàu calo, nhiều chất béo như khoai tây chiên, khoai lang chiên hay bánh rán. Có thể nói, chế độ dinh dưỡng trên cơ sở nguồn gốc thực vật sẽ cung cấp cho cơ thể các vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết để giúp cơ thể có sức đề kháng tốt, chống lại các yếu tố gây bệnh ung thư. Bên cạnh đó, bạn cũng cần giảm thiểu tiêu thụ các loại đồ uống có đường như nước ngọt, nước trái cây, cũng như các loại thực phẩm tinh chế carbohydrate (bánh ngọt, kẹo hay ngũ cốc ăn sáng có đường,…). Hạn chế ăn các loại thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích, thịt ăn trưa, xúc xích và thịt đỏ. 

Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh

Chúng ta không thể phủ nhận, thuốc kháng sinh có thể chữa các bệnh nhiễm khuẩn nhưng nếu lạm dụng thuốc kháng sinh quá đà có thể làm suy yếu hệ miễn dịch để chống lại ung thư. Hơn nữa, kháng sinh cũng là tác nhân loại bỏ các vi khuẩn tốt trong đường ruột giúp ích cho tiêu hóa thức ăn và cung cấp các chất dinh dưỡng chống ung thư.
Một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên tạp chí International Journal of Cancer lưu ý rằng, việc sử dụng kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên Tạp chí Pharmacoepidemiology and Drug Safety cho thấy có mối liên quan giữa ung thư vú và sử dụng kháng sinh. Vì vậy, khi bác sĩ kê kháng sinh cho bạn vì lý do nào đó, hãy nhớ hỏi về những tác dụng phụ bạn có thể gặp phải nhé.

Tham gia khám sức khỏe định kỳ

Việc khám sức khỏe định kỳ mặc dù không có tác dụng chữa được bệnh ung thư nhưng nó sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và dễ dàng điều trị bằng cách chữa trị ở giai đoạn đầu. Nếu bạn là phụ nữ trên 40 tuổi, chụp hình vú để tầm soát ung thư vú ít nhất mỗi năm một lần. Đàn ông và phụ nữ nên tham gia sàng lọc ung thư đại tràng bắt đầu lúc 45 tuổi.
Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ và làm theo một kế hoạch thử nghiệm thích hợp cho những bệnh ung thư khác nhau, chẳng hạn như ung thư trực tràng, miệng, cổ tử cung, tử cung, phổi hay tuyến tiền liệt.

Duy trì cân nặng hợp lý

Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của nhiều loại ung thư. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, những người thừa cân và béo phì thường có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư cao hơn những người bình thường vì béo phì gắn liền với những thay đổi trong chức năng sinh lý của các mô mỡ, dẫn đến đề kháng insulin và viêm mãn tính. Vì vậy, nó liên quan đến tăng nguy cơ tái phát của ung thư và tử vong.
Theo AICR, thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, gan, thận, đại tràng hay tuyến tiền liệt,… Nếu bạn bị béo phì hoặc có thừa mỡ ở phần eo, hãy thực hiện các bước cần thiết để giảm cân từ từ nhưng đều đặn, không nên giảm cân quá gắt gao vì như vậy cơ thể sẽ thiếu chất dinh dưỡng dẫn tới không có sức đề kháng chống lại các nhân tố gây bệnh đặc biệt là ung thư. Hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được giúp đỡ trong việc phát triển một kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu.

Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời gay gắt

Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý hàng ngày, bạn cũng cần có biện pháp để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời vì việc tiếp xúc quá nhiều với bức xạ cực tím từ mặt trời (tia UV) là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ung thư da. Nghiên cứu của Viện nghiên cứu ung thư Mỹ (AICR) cho thấy rằng các tia có năng lượng cao hơn UV có thể loại bỏ một electron từ một nguyên tử hay phân tử để chuyển đổi chúng thành các bức xạ ion hóa. Việc ion hóa bức xạ DNA các tế bào của bạn có thể dẫn đến ung thư da.
Tuy nhiên, việc phơi nắng vào buổi sáng sớm trong 15 phút mỗi ngày lại rất có lợi vì nó giúp sản xuất vitamin D tự nhiên có tác dụng điều chỉnh sự phát triển của tế bào, hạn chế tình trạng viêm và thậm chí ngăn ngừa tế bào ung thư lây lan.
Để giảm nguy cơ ung thư da, bạn nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào giữa trưa. Nếu cần phải đi ra ngoài, bạn hãy nhớ ở trong bóng râm càng nhiều càng tốt. Khi không thể, hãy che chắn da bằng mũ, ô dù hoặc quần áo cần thiết.

Duy trì ăn chay 4 – 5 ngày mỗi tháng

Để thanh lọc cơ thể và tăng cường sức đề kháng, bạn nên thực hiện chế độ ăn chay 4 – 5 ngày/tháng sẽ giúp bạn phòng chống các bệnh về ung thư rất hiệu quả. Việc ăn chay còn giúp bạn thay đổi khẩu vị và thấy thức ăn ngon hơn, hấp thụ chất dinh dưỡng cũng tốt hơn.

Hạn chế sử dụng rượu, bia và những đồ uống có cồn

Viện Quốc gia về rượu và lạm dụng rượu đã phân tích hơn 200 nghiên cứu và kết luận rằng uống rượu có liên quan với tăng nguy cơ ung thư khoang miệng, thực quản và thanh quản. Nó cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, đại tràng, trực tràng, gan, vú và buồng trứng ở nữ giới vì các mô bị tổn thương dẫn tới sự thay đổi DNA trong các tế bào. Vì vậy, bạn nên hạn chế uống rượu, bia hay các đồ uống có cồn hoặc nói “không” với chúng để duy trì một sức khỏe tốt cho bản thân.

Hạn chế tiếp xúc với bức xạ

Cả hai tia X và tia gamma là chất gây ung thư hoặc là tác nhân gây ung thư cho con người. Một nghiên cứu năm 2005 của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia cho thấy rằng tiếp xúc thậm chí ở mức độ thấp với hai loại tia này có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư. Mặc dù không thể hoàn toàn tránh tiếp xúc với các tia có hại nhưng bạn hãy hạn chế chúng để có thể giảm nguy cơ ung thư đến một mức độ nào đó.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button