Danh Sách Tổng Hợp

Top 11 Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua các thời kì.

Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nguyên thủ quốc gia của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, người đứng đầu nhà nước Việt Nam về đối nội và đối ngoại, điều hành chính quyền, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang của Việt Nam. Đây là viên chức cao cấp xếp vị trí thứ hai về mặt ảnh hưởng trong chính trị ở Việt Nam. Từ năm 1981 – 1992 chức danh này được gọi là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số các Đại biểu Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Chủ tịch nước mới. Bạn đã biết ở Việt Nam qua những giai đoạn là những vị chủ tịch nước nào đương nhiệm chưa?. Nếu chưa rõ, hãy cùng xứng danh những vị chủ tịch nước kính yêu – niềm tự hào của dân tộc Việt qua bài viết dưới đây nhé.

Trần Đại Quang

Trần Đại Quang (sinh 12 tháng 10 năm 1956 – mất 21 tháng 9 năm 2018) là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 2 tháng 4 năm 2016 đến ngày ông qua đời.

Trần Đại Quang xuất thân là tướng lĩnh công an với quân hàm Đại tướng, từng là Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam nhiệm kỳ 2011-2016. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, từng là Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương và Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên từ 2011 đến 2016. Trần Đại Quang còn là Giáo sư khoa học an ninh, Tiến sĩ Luật học.

  • Ngày 25 tháng 7 năm 2016: Buổi sáng, sau khi Chủ tịch Quốc hội khóa XIV Nguyễn Thị Kim Ngân đọc tờ trình giới thiệu Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước (ứng cử viên duy nhất), Quốc hội Việt Nam khóa XIV đã bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước nhiệm kì 2016-2021. Kết quả công bố vào buổi chiều cùng ngày, ông nhận được 485 phiếu thuận trong số 487 đại biểu quốc hội có mặt (2 đại biểu không biểu quyết) trong tổng số 494 đại biểu quốc hội khóa XIV, đắc cử chức Chủ tịch nước với 98,18% số phiếu tán thành. Ông tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước vào buổi chiều cùng ngày.
  • Ngày 30 tháng 7 năm 2016: Trần Đại Quang thôi giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên của Đảng Cộng sản Việt Nam, thay thế ông là Thượng tướng Tô Lâm
  • Ngày 13 tháng 8 năm 2016: ông được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phân công giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.

Trần Đại Quang qua đời vào lúc 10 giờ 5 phút ngày 21 tháng 9 năm 2018, sau gần một ngày hôn mê, ông đã qua đời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội vì bị bệnh máu ác tính từ tháng 7 năm 2017.

Nguyễn Minh Triết

Nguyễn Minh Triết (sinh 08 tháng 10 năm 1942 tại huyện Bến Cát , tỉnh Bình Dương ) là một chính trị gia người Việt Nam từng là chủ tịch của nước CHXHCN Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2011. 

  • Nguyễn Minh Triết trước đây là Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Các tổng thống của Việt Nam là một vị trí nghi lễ và Bộ Chính trị quyết định chính sách của chính phủ. Nguyễn Minh Triết là thành viên thứ tư của Bộ Chính trị từ năm 2006 đến năm 2011. Nhiệm kỳ tổng thống của ông hết hạn vào tháng 7/2011. Thành viên Bộ Chính trị Trương Tấn Sang đã thành công.
  • Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10 vào tháng 4/2006, ông được đề cử làm Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được Quốc hội xác nhận ngày 27 tháng 6 năm 2006 với 464 phiếu (94%)
  • Vào tháng 6 năm 2007, với tư cách Tổng thống, ông đã có chuyến thăm chính thức tới Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống George W. Bush. Trong chuyến đi này, Nguyễn Minh Triết gặp khoảng 800 doanh nhân ở Quận Cam , California , phần lớn trong số họ là người gốc Việt. Tại đây ông đã nói về người Việt Nam, sự đoàn kết dân tộc, cũng như thực tế rằng chính phủ Việt Nam không bị định kiến bởi những người có quan điểm khác nhau. Ở đó, ông đã gặp phải sự phản đối của khoảng hai nghìn người Mỹ gốc Việt sống ở đó, bởi vì họ tin rằng chính phủ Việt Nam đã vi phạm nhân quyền. Cũng trong chuyến đi này, ông được coi là đã thay đổi nhiều khuôn mẫu lâu dài của các nghị sĩ Hoa Kỳ với câu trả lời bình tĩnh, thông minh của họ, giải phóng nhiều vấn đề phức tạp. Đặc biệt là trả lời các bài phát biểu của House Speaker Nancy Pelosi

Trong quá trình công tác, ông đã nhận được Huân chương Độc lập hạng nhì và Huân chương Kháng chiến hạng nhất.

Võ Chí Công

Võ Chí Công (1912-2011) là một chính khách của Việt Nam. Ông được xem như Chủ tịch nước thứ ba của Việt Nam khi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam từ năm 1987 đến năm 1992 (tương đương với Chủ tịch nước bây giờ); trước đó ông là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Việt Nam (1977-1979), Bộ trưởng Bộ Hải sản Việt Nam (1976-1977). Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, ông là Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam (1961-1975), Phó Chủ tịch Thường trực Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1962-1976), Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam (1962-1975)

  • Sau khi nước Việt Nam thống nhất, ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI, được cử giữ chức Phó Thủ tướng Việt Nam kiêm Bộ trưởng Bộ Hải sản mới được thành lập, sau khi sáp nhập 2 Tổng cục Thủy sản miền bắc và miền nam. Nhưng ông chỉ làm Bộ trưởng Bộ Hải sản có 5 tháng thì ông Nguyễn Văn Lâm thay thế.
  • Đến tháng 12 năm 1976, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IV ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Trưởng ban Cải tạo nông nghiệp miền Nam.
  • Từ tháng 4 năm 1981, trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII, được cử làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam V (3/1982) được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành bầu vào Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, được phân công làm Thường trực Ban Bí thư.
  • Từ tháng 6 năm 1986, ông được phân công giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
  • Từ tháng 4 năm 1987 đến năm 1991: Trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VIII và được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng.
  • Từ tháng 6 năm 1991 đến tháng 12 năm 1997: là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Ông qua đời ngày 8 tháng 9 năm 2011 tại thành phố Hồ Chí Minh, không lâu sau lễ mừng thọ 100 tuổi.

Trường Chinh

Trường Chinh (1907-1988), tên khai sinh: Đặng Xuân Khu, là một chính khách Việt Nam. Ông được xem như Chủ tịch nước thứ 2 của Việt Nam, khi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam từ năm 1981 đến năm 1987 (tương đương với Chủ tịch nước bây giờ). Ngoài ra, ông đã giữ các chức vụ quan trọng khác trong hệ thống chính trị của Việt Nam như: Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (lần thứ nhất: giai đoạn 1941-1956, lần thứ hai: 1986), Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1960-1975) và Chủ tịch Quốc hội (khóa V, VI).

Trường Chinh còn là một nhà thơ với bút danh Sóng Hồng.

  • Năm 1958, Trường Chinh được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước.
  • Đến năm 1960, ông lại được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, phụ trách công tác Quốc hội và công tác lý luận của Đảng. Cũng trong năm này, ông được Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bầu làm Chủ tịch Quốc hội và đến năm 1976, giữ chức vụ này trong Quốc hội Việt Nam thống nhất cho đến năm 1981.
  • Năm 1981, Trường Chinh được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  • Tháng 5 năm 1986, Trường Chinh được giao nhiệm vụ quyền Tổng bí thư khi Lê Duẩn ốm yếu. 
  • Ngày 14 tháng 7 năm 1986, tại Hội nghị đặc biệt Ban Chấp hành Trung ương, Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam thay cho Lê Duẩn vừa mất. Tuy nhiên ông chỉ giữ chức vụ này trong vòng 5 tháng. Đến tháng 12 năm 1986, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, ông rút khỏi các chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước và được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban soạn thảo Cương lĩnh và chiến lược kinh tế và kiêm Trưởng tiểu ban soạn thảo Cương lĩnh chính trị của Đảng.

Trường Chinh được Nhà nước Việt Nam tặng Huân chương Sao vàng và nhiều Huân chương khác. Ông qua đời ngày 30 tháng 9 năm 1988 do ngã cầu thang, thọ 81 tuổi.

Huỳnh Thúc Kháng

Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), tự Giới Sanh, hiệu Mính Viên hay đôi khi được viết là Minh Viên, là một chí sĩ yêu nước người Việt Nam. Ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1946-1947) và Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (giai đoạn từ 31 tháng 5 đến 21 tháng 9 năm 1946), trước đó ông từng giữ chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc Pháp. Nổi tiếng với tài năng, đức độ và lòng yêu nước, người dân Việt Nam thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi: cụ Huỳnh.

  • Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông ra tham gia Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Theo sử gia Trần Trọng Kim thì trong thời gian này, khi được hỏi về công việc, Huỳnh Thúc Kháng đã nói: “Bây giờ việc gì cũng do địa phương tự trị cả, thành ra không có việc gì mấy, và khi có việc gì, thì họ làm sẵn xong cả rồi, tôi chỉ có vài chữ ký mà thôi”.
  • Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm Quyền Chủ tịch nước Việt Nam. Thời gian này ông còn là Chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam. Cuối năm 1946, ông là Đặc phái viên của Chính phủ vào cơ quan Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 21 tháng 4 năm 1947, ông lâm bệnh nặng và mất tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Làm theo tâm nguyện của ông, nhân dân đã an táng ông trên đỉnh núi Thiên Ấn. Nơi đây là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi. Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ vật có giá trị, được một người cháu nuôi trong dòng tộc bảo quản.Để tưởng nhớ đến ông nhiều tỉnh thành và thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An,Quảng Bình, Quảng Nam, Hạ Long…có những con đường và ngôi trường THPT mang tên ông.

Ngày 19 tháng 2 năm 2013, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định truy tặng Huân chương Sao Vàng để ghi nhận công lao của ông đối với đất nước

Trương Tấn Sang

Trương Tấn Sang (sinh 21 tháng 1 năm 1949) là Chủ tịch nước thứ 7 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nhiệm kỳ từ 25 tháng 7 năm 2011 cho đến 2 tháng 4 năm 2016), là Đại biểu Quốc hội Việt Nam (khoá IX, X, XI, XIII), Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VIII, IX, X, XI), Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương (2011-2016), Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X, Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương (2000-2006), Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (1996-2000) và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (1992-1996).

  • Tại Đại hội XI, tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương và là Ủy viên Bộ Chính trị.
  • Ngày 25 tháng 7 năm 2011 ông đắc cử làm Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam với 97,4% phiếu bầu tín nhiệm.
  • Ngày 10 tháng 6 năm 2013, trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội Việt Nam, ông đạt 330 phiếu “tín nhiệm cao”, 133 phiếu tín nhiệm, và 28 phiếu tín nhiệm thấp.
  • Ngày 26 tháng 7 (giờ Việt Nam) năm 2013, khi phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) ở Washington, D.C., ông bày tỏ việc phản đối “đường chín đoạn” trên biển Đông do chính quyền Trung Quốc đưa ra, và cho rằng “đường chín đoạn” này được xác lập không có cơ sở và căn cứ của bất cứ loại luật pháp quốc tế nào.[10]
  • Ngày 19 tháng 9 năm 2011: Giữ chức Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương (2011-2016)

Tháng 1 năm 2016 tại Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam ông vẫn nhận được đề cử vào BCH Trung ương, mặc dù trước đó ông xin không tái cử. Sau đó Đại hội đã biểu quyết cho phép ông rút khỏi danh sách bầu cử.

Ngày 31 tháng 3 năm 2016, Quốc hội chấp thuận miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam với 90,49% số phiếu đồng ý.

Ngày 2 tháng 4 năm 2016, ông thôi chức Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, sau gần 5 năm đảm nhiệm.

Lê Đức Anh

Lê Đức Anh, sinh ngày 1/12/1920 tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế, quê quán tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 5/1938.

  • Tháng 8 năm 1945, ông tham gia quân đội, giữ các chức vụ từ Trung đội trưởng đến Chính trị viên Tiểu đoàn, chi đội 1 và Trung đoàn 301. Từ tháng 10 năm 1948 đến năm 1950, ông là tham mưu trưởng các Quân khu 7, Quân khu 8 và đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Từ năm 1951 đến 1954, giữ chức tham mưu phó, quyền tham mưu trưởng bộ tư lệnh Nam Bộ.
  • Sau Hiệp định Genève, ông tập kết ra Bắc. Tháng 5 năm 1955, ông được cử giữ chức Cục phó Cục Tác chiến, rồi Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng Tham mưu; hàm Đại tá (1958). Từ tháng 8 năm 1963, ông giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
  • Tháng 2 năm 1964, ông được điều vào Nam với bí danh Sáu Nam, giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Miền Nam. 
  • Cuối năm 1974, ông được điều trở lại chức Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam và được phong vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng. Năm 1975, ông được cử giữ chức Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam đánh vào Sài Gòn.
  • Từ tháng 5 năm 1976, ông là Tư lệnh Quân khu 9. Đến tháng 6 năm 1978, là Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, chỉ huy trưởng cơ quan tiền phương Bộ Quốc phòng ở mặt trận Tây-Nam; được phong Thượng tướng năm 1980. Năm 1981, khi đang giữ chức Tư lệnh Quân khu 7, ông được phân công kiêm chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, Phó trưởng ban, rồi Trưởng ban lãnh đạo chuyên gia Việt Nam tại Campuchia. Năm 1984, ông được phong hàm Đại tướng.
  • Tháng 12 năm 1986, ông được cử giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ ngày 16 tháng 2 năm 1987 đến 10 tháng 8 năm 1991, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, phó bí thư thứ nhất Đảng ủy Quân sự Trung ương.
  • Năm 1991 là Thường trực Bộ chính trị. Năm 1992, ông được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bầu vào chức vụ Chủ tịch nước.
  • Ông cũng là Ủy viên BCH TƯ khóa IV-VIII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa V-VIII, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII; đại biểu Quốc hội khóa VI, VIII, IX.

Từ tháng 9 năm 1997, ông nghỉ chức vụ Chủ tịch nước, sau đó trở thành Cố vấn Trung ương Đảng. Đến năm đến tháng 4 năm 2001, ông chính thức nghỉ hưu.

Trần Đức Lương

Trần Đức Lương (sinh ngày 5 tháng 5 năm 1937 tại xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) là một chính khách Việt Nam. 

  • Tháng 8 năm 1977 đến tháng 2 năm 1987 ông làm Phó Liên đoàn trưởng, Liên đoàn trưởng Liên đoàn Bản đồ Địa chất; Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất (sau đổi là Tổng cục Mỏ Địa chất); Bí thư Đảng uỷ Liên đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam, Bí thư Ban cán sự Đảng Tổng cục; Đại biểu Quốc hội khoá VII, Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật của Quốc hội; Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Xô; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V.
  • Từ tháng 8 năm 1987 đến tháng 2 năm 1997: Phó Thủ tướng; Đại biểu Quốc hội khoá VIII; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa khoá VI, khóa khoá VII; đại diện thường trực CHXHCN Việt Nam tại Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV).
  • Từ tháng 6 năm 1996 đến 2006: Ủy viên Bộ Chính trị, sau đó Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng khóa VIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa IX, Đại biểu Quốc hội khóa X, khóa XI; Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

Ngày 24 tháng 6 năm 2006,Trần Đức Lương tuyên bố từ chức (cùng với Thủ tướng Phan Văn Khải). Nguyễn Minh Triết được đặt tên để kế tục Trần Đức Lương làm chủ tịch.

Tôn Đức Thắng

Tôn Đức Thắng (1888-1980) là một nhà cách mạng, chính khách của Việt Nam. Ông là Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam (nhiệm kỳ từ 22 tháng 9 năm 1969 cho đến 2 tháng 7 năm 1976); trước đó là Phó Chủ tịch nước (1960-1969) và quyền Chủ tịch nước (từ 3 tháng 9 cho đến 22 tháng 9 năm 1969), Trưởng ban Thường trực Quốc hội Việt Nam (1955-1960) – tương đương với Chủ tịch Quốc hội bây giờ.

  • Sau khi kế nhiệm Hồ Chí Minh, ông trở thành Chủ tịch nước thứ 2 và cũng là Chủ tịch nước cuối cùng của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Chủ tịch nước đầu tiên của chính thể hậu thân – chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  • Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến, giữ chức Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (1945). Ông là Phó ban Thường trực Quốc hội (1946-1955), Quyền Trưởng ban (1948-1955) rồi Trưởng ban Thường trực Quốc hội (1955-1960), tương đương Chủ tịch Quốc hội sau này. Ông là Đại biểu Quốc hội liên tục các khóa I-VI.
  • Về mặt chính quyền, ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ (tháng 5 năm 1947-tháng 11 năm 1947); Thanh tra đặc biệt toàn quốc (tháng 8 năm 1947), Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1960-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1969-1976) và sau này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1976-1980).
  • Về mặt Đảng, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1947, và khóa II đến khóa IV, nhưng không tham gia bộ chính trị.
  • Về mặt đoàn thể, ông là Phó hội trưởng Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (1946-1951), Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Mặt trận Liên Việt (1951-1955), Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955-1977), Chủ tịch danh dự Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1977-1981). (Kế nhiệm ông tại Mặt trận là ông Hoàng Quốc Việt)
  • Trong các văn kiện của nhà nước Việt Nam, báo chí của Nhà nước, giai đoạn ông làm Chủ tịch nước, tên ông bao giờ cũng được đặt lên đầu, trên cả Tổng bí thư Lê Duẩn và các lãnh đạo khác.

Ông qua đời ngày 30 tháng 3 năm 1980 tại Hà Nội.

Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung, là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. 

  • Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
  • Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.
  •  Là lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của ông được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của ông được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Ông được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa Việt Nam. Ông đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp. Ông được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.

Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969 (tức ngày 21 tháng 7 âm lịch) tại thủ đô Hà Nội, do bị suy tim, hưởng thọ 79 tuổi. Do hoàn cảnh thời chiến, để tránh trùng với ngày Quốc khánh, ngày mất của ông ban đầu được Ban Lãnh đạo Đảng công bố là ngày 3 tháng 9, đến năm 1989 mới công bố lại là ngày 2 tháng 9.
Hà Nội đã nhận được hơn 22.000 bức điện chia buồn từ 121 nước trên khắp thế giới. Nhiều nước trong khối xã hội chủ nghĩa đã tự tổ chức truy điệu và đưa ra những lời ca ngợi ông. Một tuyên bố chính thức từ Moskva đã gọi Hồ Chí Minh là một “người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng, nhà lãnh đạo xuất chúng của phong trào Cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, và một người bạn lớn của Liên bang Xô Viết”.

Nguyễn Hữu Thọ

Nguyễn Hữu Thọ (sinh ngày 10/7/1910 – 24/12/1996) là một luật sư, chính khách Việt Nam. Ông sinh tại làng Long Phú, tổng Long Hưng Hạ, quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn (nay là thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Năm 1930, ông học luật tại Pháp và trở về nước năm 1933. Hành nghề luật sư khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ, ông luôn bảo vệ công lý, bênh vực người dân vô tội trước tòa án thực dân. 

  • Năm 1947, ông đã vận động hàng trăm luật sư, kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ, nhà giáo, nhà báo… ký tên vào bản Tuyên ngôn của trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn gửi Chính phủ Pháp, đòi Chính phủ Pháp đàm phán với Chính phủ Việt Nam do Việt Minh lãnh đạo. 
  • Năm 1948, ông tham gia Mặt trận Liên Việt và năm sau được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông hoạt động trong phong trào trí thức và bị Pháp bắt tháng 6 năm 1950, bị giam ở Lai Châu rồi Sơn Tây cho đến tháng 11 năm 1952. Sau đó ông lại tham gia phong trào đấu tranh hợp pháp, đòi hòa bình ở Sài Gòn – Chợ Lớn, là Phó chủ tịch Phong trào hòa bình Sài Gòn-Chợ Lớn. Năm 1954, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt và bị giam tại Phú Yên.
  • Cuối tháng 11 năm 1961, luật sư Nguyễn Hữu Thọ về đến bắc Tây Ninh. Tháng 2 năm 1962 Đại hội lần thứ I Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được tổ chức và luật sư Nguyễn Hữu Thọ được bầu làm Chủ tịch.
    Khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam được thành lập vào tháng 6 năm 1969, ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn.
  • Năm 1976, ông được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam thống nhất.
    Tháng 4 năm 1980, sau khi Chủ tịch nước Việt Nam Tôn Đức Thắng qua đời, ông làm Quyền Chủ tịch nước cho đến tháng 7 năm 1981.
  • Năm 1981, ông là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cho đến năm 1987, rồi là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tại đại hội năm
  • 1988. Ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước khóa VII, VIII. Ông được thưởng Huân chương Sao vàng năm 1993. 

Ông qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1996.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button