Giảm khả năng sống sót khi bị ung thư ruột già
Một nghiên cứu của hơn 1.500 người đã trải qua điều trị ung thư ruột già kết luận rằng những người xem TV nhiều hơn trước khi chẩn đoán bị bệnh có nhiều khả năng sẽ chết trong vòng năm năm so với những người xem TV với thời gian trung bình.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, đã kiểm tra hơn 566.000 người và cho thấy một liên kết tương đối chặt chẽ giữa việc xem TV, tập thể dục và khả năng sống sót của bệnh nhân nhưng không chứng minh được mối quan hệ nhân quả. Tuy nhiên, họ đã kết luận những gì hầu hết các nghiên cứu đã làm: Thực hiện hoạt động thể chất luôn tốt hơn là không thực hiện.
Giảm khả năng phát triển ngôn ngữ
Hai nghiên cứu đã cho thấy nếu em bé bỏ càng nhiều thời gian xem TV thì chúng càng chậm trong việc học cách nói chuyện. Một nghiên cứu khác được tiến hành bởi Viện Nghiên cứu Nhi Seattle đã theo dõi hơn 300 trẻ em. Chúng được trang bị với máy ghi âm, được đeo liên tục trong 12 đến 16 giờ. Kết quả quan sát thấy rằng mỗi giờ xem TV đã góp phần làm giảm đáng kể số lượng các từ các em bé nghe được (giảm 770 từ trong một buổi ghi âm).
Các nghiên cứu tương tự cũng kết luận rằng trẻ học tốt hơn từ một cuộc trò chuyện trực tiếp. Khi giới thiệu một người nói tiếng Hoa với em bé 9 tháng tuổi người Mỹ, họ thấy rằng em bé này có thể phân biệt được sự khác nhau của các âm thanh trong lời nói chỉ sau 12 buổi. Tuy nhiên, khi em bé được đặt ở phía trước TV và hiển thị một ghi âm tiếng Hoa, em bé đã không thể thể hiện được bất kỳ khả năng nào khác.
Giảm lượng tinh trùng
Được công bố trên British Journal về Y học thể thao, một nghiên cứu từ trường Havard đã kết luận rằng những người đàn ông với một lối sống ít vận động, đặc biệt là người xem TV kéo dài, có lượng tinh trùng thấp hơn so với những người đàn ông dành ít thời gian xem TV đến 44%.
Ngưỡng của lượng tinh trùng thấp sẽ là xem TV 20 giờ mỗi tuần. Ngược lại, những người đàn ông tập thể dục ít nhất 14 giờ một tuần luôn có lượng tinh trùng cao nhất. Lưu ý rằng chất lượng của tinh trùng (nghĩa là khả năng vận động và hình dạng) vẫn không bị ảnh hưởng.
Gây khó ngủ
Trong một nghiên cứu chung giữa Bệnh viện MassGeneral và Trường Harvard cho trẻ em, các nhà nghiên cứu muốn xem xét những ảnh hưởng của một số yếu tố khác nhau trong quá trình mang thai và trẻ nhỏ. Các tiêu chí sau đây đã được kiểm tra: một trẻ sơ sinh dành bao nhiêu thời gian trong căn phòng có TV đang bật; một đứa trẻ lớn hơn dành bao nhiêu thời gian xem TV, và đứa trẻ có thể ngủ trong một căn phòng với một cái TV trong đó hay không.
Những gì họ phát hiện ra là cứ xem TV 1 giờ khiến ngủ ít đi 7 phút và có một chiếc TV trong phòng ngủ sẽ khiến ngủ ít đi 30 phút. (Việc này dường như có một hiệu ứng mạnh mẽ lên con trai hơn con gái.) Một nghiên cứu tương tự ở Tây Ban Nha cho thấy một đứa trẻ 9 tuổi xem TV ít nhất 5 giờ mỗi ngày ngủ ít hơn 1 giờ so với một đứa trẻ 9 tuổi chỉ xem TV tối đa 1 tiếng rưỡi mỗi ngày.
Trở nên bạo lực
Năm 1960, Giáo sư Rowel Huesmann bắt đầu nghiên cứu, cố gắng để ghi lại sự tác động của bạo lực từ phương tiện truyền thông tác động lên trẻ em. Mười năm sau, Huesmann và nhóm của ông tìm thấy một liên kết không thể chối cãi giữa bạo lực của phương tiện truyền thông và bạo lực thực tế đó là những trẻ em được tiếp xúc với phương tiện truyền thông nhiều (cụ thể ở đây là TV) có khả năng hành xử bạo lực hơn so với những trẻ em ít tiếp xúc.
Một số người có thể không đồng ý về việc phương tiện truyền thông là một “mối đe dọa về bạo lực”, tương tự như hút thuốc và ung thư phổi. Không phải ai hút thuốc lá cũng đều bị ung thư, giống như không phải ai xem phương tiện truyền thông bạo lực sẽ trở nên bạo lực, nhưng nó là một yếu tố góp phần.
Chết sớm
Một nghiên cứu về thói quen xem TV của Úc đã kết luận rằng xem TV có thể làm giảm đáng kể tuổi thọ. Các nhà nghiên cứu đằng sau việc này cho thấy rằng xem TV 6 giờ một ngày có thể mất 4,8 cuộc đời của bạn. Ngoài ra, mỗi giờ xem TV sau tuổi 25 sẽ giảm tuổi thọ thêm 22 phút. Một nghiên cứu có liên quan thực hiện bởi Trường Harvard, các nhà khoa học kết luận rằng hơn 3 giờ mỗi ngày xem TV, hoặc các hoạt động ít vận động tương tự, làm tăng khả năng chết sớm đến 13% (thường là thông qua những thứ như tiểu đường hoặc bệnh tim mạch).
Trở nên khờ khạo
Một nghiên cứu trường Đại học Johns Hopkins do Dina Borzekowski đã chỉ ra rằng trẻ em xem hơn 2 giờ truyền hình một ngày, đặc biệt là những trẻ có TV trong phòng riêng, thường đạt thấp điểm hơn trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn so với các bạn cùng trang lứa. (Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nếu có một máy tính truy cập Internet thực sự sẽ gia tăng điểm số).
Ngoài ra, một nghiên cứu New Zealand đã phát hiện ra rằng trẻ em và thanh thiếu niên xem TV nhiều nhất sẽ ít tiếp nhận được hết kiến thức học hành . Khoảng 1.000 trẻ em được chọn ngẫu nhiên và được theo dõi cho đến khi họ 26 tuổi thì những người xem truyền hình ít hơn có khả năng tốt nghiệp cả hai trường trung học và đại học cao hơn.
Tăng khả năng uống rượu, bia
Một nhóm các nhà khoa học của từ Hà Lan và Canada nghiên cứu 80 nam thanh niên, tuổi từ 18-29 và đặt họ trong một số nhóm khác nhau để theo dõi mức xem TV với mức độ tiêu thụ bia, rượu khác nhau. Nghiên cứu cho thấy rằng những người uống trung bình hơn 1,5 chai bia hoặc rượu khi xem phim hoặc quảng cáo có xu hướng liên quan đến các vấn đề rượu, bia (đồ uống có cồn) nhiều hơn là những người không làm. Tuy nhiên tác giả của cuộc nghiên cứu này thừa nhận rằng họ không tìm thấy bất kì bằng chứng nào về sự thay đổi hành vi uống rượu, bia của các tình nguyện viên khi xem TV trong dài hạn, tuy những tác động ngắn hạn lên họ là không thể phủ nhận.
Trở thành tội phạm
Một nghiên cứu được tiến hành bởi một nhóm các nhà nghiên cứu người Anh về hơn 11.000 trẻ em sinh ra từ năm 2000 đến năm 2002 và thấy rằng những trẻ xem TV ít nhất 3 giờ mỗi ngày có nhiều khả năng tham gia vào các hoạt động chống đối xã hội như bắt nạt hay ăn cắp. Tuy nhiên, khi nhìn vào những đứa trẻ chơi video ít nhất 3 giờ mỗi tuần, không có thống kê nào là liên quan đến các hoạt động chống đối xã hội.
Một trong những lý do đưa ra tại sao truyền hình có thể chịu trách nhiệm về các nguy cơ gia tăng các hoạt động tội phạm sau là vì “bạo lực” nội dung nổi bật được phát sóng, đó là những gì mà nghiên cứu New Zealand của hơn 1.000 người đã kết luận. Nghiên cứu này cho rằng tỷ lệ trung bình của các vụ bạo động mỗi giờ là 8, với các chương trình cho trẻ em (phim hoạt hình hay chương trình khác) có chứa bạo lực nhiều hơn.
Tăng lượng cholesterol
Một nghiên cứu năm 1990 tại Đại học California, Irvine, đã điều tra mức độ cholesterol ở trẻ em xem TV hoặc chơi video game có ảnh hưởng hay không. Những gì họ nhận được thật gây sốc: Trẻ em xem TV nhiều đã tăng lượng cholesterol; những người ngồi ở phía trước màn hình TV từ 4 tiếng / ngày thì gần như khả năng bị bệnh tim sau này.Theo một số nghiên cứu cho thấy thì các trẻ em xem TV nhiều thường không có chế độ ăn uống đúng cách và rất ít trong số đó thực hiện đúng chế độ ăn uống lành mạnh.