Danh Sách Tổng Hợp

Top 10 Lưu ý quan trọng nhất khi sử dụng bếp gas

Hiện nay, đa số gia đình ở Việt Nam đã và đang sử dụng bếp gas trong việc phục vụ nhu cầu nấu ăn hàng ngày. Hôm nay, sẽ chia sẻ với các bạn những lưu ý cơ bản nhất để sử dụng bếp gas đúng cách, an toàn và hiệu quả nhất.

Hiện tượng rò rỉ khí gas

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi khí gas bị rò rỉ là mùi khí gas nồng nặc do đường dây dẫn gas bị xì, khóa van bị hỏng hoặc ống gas nối sai khớp.

Cách xử lí: 

  • Khóa ngay van bình gas.
  • Mở hết các cửa để giảm nồng độ của gas.
  • Tuyệt đối không bật bếp, không tắt các thiết bị điện vì có thể tạo ra tia lửa điện gây cháy nổ.
  • Dùng xà phòng bịt vào chỗ khí gas thoát ra, phun nước vào bình.
  • Ngay lập tức gọi thợ sửa chữa đến để khắc phục sự cố.

Lưu ý để tiết kiệm gas

Khi cháy, ngọn lửa gas thường màu xanh nước biển. Để tiết kiệm gas, thứ nhất, bạn nên điều chỉnh lửa tập trung phần đáy nồi, tránh để lửa tràn lên thành nồi. Thứ hai, hãy lựa chọn sử dụng nồi có kích cỡ phù hợp, không nên sử dụng nồi quá nhỏ (gây lãng phí gas), cũng không nên sử dụng nồi quá to (nồi thoát nhiệt nhanh, gây tốn gas và thời gian nấu nướng).

Kiểm tra van gas ở bình có kín hay không

Khi mở bếp, mở van đầu bình gas trước, sau đó mở van ở bếp để sử dụng. Khi tắt bếp, khóa van đầu bình gas, chờ cho ngọn lửa ở bếp tắt hẳn rồi sau đó mới khóa van bếp. Nếu sau khi khóa van đầu bình gas mà ngọn lửa ở bếp vẫn cháy mãi mà không tắt chứng tỏ van đầu bình gas không kín. Cách xử lí trong tình huống này là không tắt bếp và gọi điện ngay cho nhân viên đại lí gas đến yêu cầu đổi bình gas khác.

Khóa bình gas sau khi sử dụng

Đây có lẽ là điều được nhắc lại rất nhiều lần đối với những người sử dụng bếp gas. Thậm chí cảnh báo “khóa bình gas khi không sử dụng” còn được dán trên bếp, bình gas và được nhân viên lắp đặt dặn dò thường xuyên. Tuy nhiên nhiều người dùng bỏ qua thói quen khóa bình ngay sau khi sử dụng. Như thế sẽ nguy hiểm trong trường hợp quên tắt bếp, dây dẫn vô tình bị đứt gãy gây rò rỉ khí gas, sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu không có ai ở nhà. Và trên thực tế, có không ít những trường hợp nổ gas, lí do chủ yếu là rò rỉ khí gas. Vì vậy, hãy tạo thói quen khóa bình gas sau khi dùng.

Không nên để trẻ em nghịch bếp gas

Đặc tính của trẻ em là tò mò, thích khám phá những thứ khác lạ mà không ý thức được hết những nguy hiểm có thể phát sinh. Vì vậy, hãy luôn để mắt tới con em mình, tránh để bé tiếp xúc với bếp. Nếu cảm thấy bé đã có đủ khả năng sử dụng bếp ga một cách an toàn bạn cũng nên trông chừng và chỉ dẫn thêm nhằm hạn chế các tình huống nguy hiểm xảy ra.

Hiện tượng ngọn lửa bếp gas có màu đỏ

Như đã nói ở trên, ngọn lửa bếp gas thường có màu xanh nước biển. Đôi khi do một vài nguyên nhân như gas đốt không hết, dụng cụ nấu không sạch, dầu đốt bị bẩn, bình gas sắp hết hay bị lẫn tạp chất,… mà ngọn lửa lại màu đỏ. Điều đó khiến cho đáy nồi bị vàng, ảnh hưởng đến việc nấu nướng của bạn. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy vệ sinh bếp sạch sẽ và thay bình gas khi gas đã hết.

Thường xuyên kiểm tra bếp gas định kì

Để chắc chắn toàn bộ bếp gas ở trong tình trạng an toàn nhất cho sử dụng, tốt nhất bạn hãy kiểm tra ít nhất 6 tháng 1 lần bếp, bình, dây dẫn gas và cả khóa gas. Ngoài ra, 2-3 năm nên thay mới ống dẫn gas 1 lần. Bên cạnh đó, nếu bếp gas hoặc bình gas đã cũ và hư hỏng, bạn nên thay mới càng sớm càng tốt.

Lau dọn bếp sau khi sử dụng

Sau khi nấu nướng thực phẩm, bạn cần vệ sinh sạch sẽ bếp. Hãy sử dụng khăn ẩm sạch có thể tẩm thêm một chút nước tẩy rửa để lau sạch bề mặt của bếp gas. Việc làm này sẽ giúp duy trì tuổi thọ lâu dài cho bếp gas và đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng. Bởi vì các loại dầu mỡ trong quá trình nấu thực phẩm sẽ thường bám rất lâu trên khung bếp gas và khiến chúng bị gỉ sét. Nếu bếp gas bị gỉ sét thì nguy cơ rò rỉ khí gas rất cao, dẫn tới hỏa hoạn.

Lắp đặt bếp đúng tiêu chuẩn an toàn

Khi sử dụng bếp gas, trước tiên hãy chọn bếp gas, bình gas và các phụ kiện gas chính hãng. Sử dụng bình gas phải có nhãn mác đầy đủ, xuất xứ rõ ràng. Tuyệt đối không sử dụng bình và bếp gas đã cũ, quá hạn hoặc bị rỉ sét. Không nên chọn bếp có chất liệu gỗ vì dễ bắt lửa, nên bằng đá, kính,…

Khi lắp đặt, cần lưu ý:

  • Chọn vị trí đặt bếp và bình gas thông thoáng nhưng tránh gió lùa trực tiếp (gây tiêu tốn nhiên liệu khi sử dụng.
  • Bếp cách trần ít nhất 1.5m, cách xa các vật liệu bắt lửa.
  • Bình gas cần đặt thẳng đứng và thấp hơn bếp gas, để xa bếp và các nguồn điện.
  • Kiểm tra dây dẫn: còn mới nguyên, không bị đứt gãy hay gấp khúc.
  • Sau khi lắp đặt, cần bật bếp để kiểm tra ngọn lửa và van.

Theo dõi bếp trong quá trình đun nấu

Có những nguy hiểm bất ngờ mà bạn có thể không lường trước được nếu chủ quan bỏ quên món ăn trên bếp gas đang cháy như: thực phẩm sôi trào gây tắt bếp hay bốc lửa lớn, gió có thể vô tình thổi tắt bếp, hoặc thổi một vật dễ bắt lửa vào bếp đang cháy. Vậy nên bạn hãy luôn túc trực gần bếp suốt quá trình đun nấu vì sự an toàn của bạn và gia đình.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button