Danh Sách Tổng Hợp

Top 10 Khu rừng tự nhiên lớn nhất thế giới

Trong quá trình công nghiệp quá, hiện đại hóa, màu xanh trên trái đất ngày càng bị thu hẹp. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khu rừng khổng lồ đang tồn tại làm lá phổi xanh cho hành tinh. Cùng điểm qua danh sách 10 khu rừng tự nhiên lớn nhất thế giới nhé!

Rừng sương mù Mindo-Nambillo, Ecuador (192 km vuông)

Rừng Mindo – Nambillo thuộc loại rừng sương mù, có độ ẩm và độ lạnh lớn hơn nhiều so với các rừng rậm nhiệt đới khác. Khu rừng này thuộc lãnh thổ Ecuador, rộng 192 km vuông và nằm gần rừng Amazon rộng lớn. Bao phủ một diện tích lớn, đa dạng về mặt địa chất nên rừng Mindo-Nambillo có mức độ đa dạng sinh học rất cao với hơn hơn 1,600 loại chim, lưỡng cư và động vật khác nhau.

Rừng mưa Congo – Châu Phi (2,023,428 km vuông)

Rừng mưa Congo rộng 2,023,428 km vuông là một khu rừng nguyên sinh nguyên thủy thuộc lưu vực sông Congo thuộc lục địa châu Phi. Đây cũng là khu rừng nhiệt đới lớn thứ nhì trên thế giới (sau rừng Amazon). Có hơn 10,000 loài thực vật đã được xác định trong rừng mưa Congo và 29% trong số đó là loài bản địa đặc trưng. Về động vật, có hơn 1,000 loài chim, 500 loài động vật có vú và 500 loài cá được ghi nhận. Rừng mưa Congo được coi là một trong những yếu tố cân bằng sinh thái quan trọng nhất trên trái đất. Tuy nhiên, hiện nay rừng Congo đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tác động của con người.

Rừng Tongass – Bắc Mỹ (68,062 km vuông)

Tongass là khu rừng mưa ôn đới nằm ở phía Đông Nam bang Alaska, Mỹ và là khu rừng lớn nhất nước Mỹ với diện tích 68,062 km vuông. Khu rừng gần như được bao phủ với cây tuyết tùng đỏ và các loại cây vân sam, độc cần. Do có vị trí xa xôi, Tongass hiện là mái nhà của những loại thực vật quý hiếm nhất thế giới cũng như nhiều loại động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. Toàn bộ Tongass được chia thành 19 khu bảo tồn hoang dã khác nhau và được coi là một trong những niềm tự hào của Hoa Kỳ. 

Vườn quốc gia Kinabalu – Malaysia (754 km vuông)

Công viên quốc gia Kinabalu là công viên quốc gia đầu tiên của Malaysia cũng là địa điểm đầu tiên được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Toàn bộ công viên là khu rừng có diện tích lên đến 754 km vuông, rộng hơn toàn bộ diện tích Singapore. Công viên được bao bọc bởi dãy núi Kinabalu, dãy núi cao nhất Đông Nam Á. Công viên Kinabalu được coi là một trong những khu sinh thái quan trọng nhất trên thế giới với hơn 4,500 loài khác nhau, đồng thời cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng. 

Rừng rậm nhiệt đới Amazon – Nam Mỹ (7,000,000 km vuông)

Rừng rậm Amazon là khu rừng nổi tiếng nhất trên thế giới với diện tích khổng lồ lên đến 7,000,000 km vuông, trải rộng trên nhiều quốc gia như Peru, Brazil, Colombia, Bolivia, Ecuador, Surinam, Guyana và Venezuela. Amazon là quần thể sinh thái phong phú nhất về loài trên thế giới, trung bình cứ 10 loài trên trái đất sẽ có 1 loài đang có ở Amazon. Ước tính có khoảng 2.5 triệu loài côn trùng, hàng chục nghìn loài thực vật, và khoảng 2,000 loài chim cùng thú ở Amazon. Amazon đã hấp thụ hàng tỷ tấn khí CO2 mang lại bầu không khí trong lành cho trái đất. Chính vì vậy khu rừng này được mệnh danh là lá phổi xanh của hành tinh và là nhân tố quan trọng nhất điều tiết khí hậu toàn cầu. Bảo tồn Amazon chính là bảo vệ sự sống còn của trái đất.

Rừng mưa nhiệt đới Tây Song Bản Nạp (Xishuangbanna) – Trung Quốc (2,402 km vuông)

Rừng Tây Song Bản Nạp thuộc địa phận tỉnh Vân Nam, Trung Quốc có diện tích 2,402 km vuông. Đây là một trong những khu rừng mưa nhiệt đới gió mùa được bảo tồn tốt nhất trên thế giới. Khu rừng mưa nhiệt đới này có ít nhất 8 nhóm thực vật, trong đó có 58 loài được coi là đặc biệt quý hiếm. Ngoài ra, còn có hơn 3,500 loại thực vật được ghi nhận. Từ góc nhìn khoa học, rừng Tây Song Bản Nạp có ý nghĩa cực kì to lớn vì hệ thực vật phong phú nơi đây được coi là ngân hàng gene di truyền quan trọng. 

Rừng Sundarbans – Bangladesh, Ấn Độ (10,000 km vuông)

Sandarbans có diện tích hơn 10,000 km vuông là chiếm phần lớn diện tích Bangladesh cộng thêm một phần diện tích Ấn Độ, nằm ven vịnh Bengal. Từng được UNESCO công nhận là di sản thế giới, Sundarbans là rừng ngập mặn lớn nhất thế giới. Ở Sundarbans có khoảng 64 loài thực vật, chủ yếu là các loài chịu được đất ngập mặn. Đặc biệt, Sundarbans là ngôi nhà của hổ Bengal, loài hổ lớn nhất còn được bảo tồn trên thế giới. Ở Ấn Độ, Sundarbans được coi là công viên quốc gia, khu bảo tồn hổ và sinh quyền còn ở Bangladesh, Sundarbans là rừng được bảo vệ.

Rừng mưa ôn đới Valdivian – Nam Mỹ (248,100 km vuông)

Với diện tích 248,100 km vuông, rừng Valdivian còn lớn hơn tổng diện tích nước Anh và Bắc Ireland cộng lại. Khu rừng này bảo phủ một diện tích khổng lồ thuộc bờ Tây lục địa Nam Mỹ, lấn sang cả Chile và một phần Argentina. Thảm thực vật ở Valdivian chủ yếu là dương xỉ bụi thấp và trẻ, ngoài ra còn có một số loại tùng bách và cây lá bản. Khoảng 90% loài thực vật và 70% loài động vật ở Valdivian đều thuộc hàng quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.

Taiga – Bắc Nga (12,000,000 km vuông)

Xét về mặt lý thuyết, Taiga không chỉ là rừng mà là một quần xã thực vật, một hệ thống sinh học và sinh thái có dạng một khu rừng. Rừng Taiga bao phủ phần lớn phía Bắc nước Nga và Bắc Mỹ. Nếu chỉ tính phần diện tích ở nước Nga, Taiga chiếm khoảng 12,000,000 km vuông, thậm chí còn lớn hơn diện tích Trung Quốc và Ấn Độ cộng lại. Do có môi trường khắc nghiệt (nhiệt độ chênh lệch rất lớn giữa mùa hè và mùa đông), các loại cây lá kim thống trị hệ thực vật ở Taiga.Về động vật, chỉ có một số loài động vật ăn cỏ lớn và động vật gặm nhấm nhỏ có thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt này.  

Rừng Daintree – Úc (1,200 km vuông)

Bao bọc phần biên giới Đông Bắc bang Queensland, chạy dọc theo bờ sông Daintree, rừng Daintree là rừng lớn nhất nước Úc với diện tích hơn 1,200 km vuông. Rừng nhiệt đới Đại Daintree đã tồn tại liên tục từ trên 110 triệu năm, được coi rừng nhiệt đới lâu đời nhất trên trái đất. Xét về mặt đa dạng sinh học, hơn 90% các loài chuột và bướm sống hơn 10,000 chủng loại côn trùng khác đang sống trong khu rừng này. Ngoài ra còn có rất nhiều loại lưỡng cư và chim bản địa ở đây. 

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button