Danh Sách Tổng Hợp

Top 10 Giống gà quý được nuôi nhiều nhất ở Việt Nam

Bạn là người yêu thích chăn nuôi, muốn tìm hiểu các loại gà quý ở Việt Nam để lấy giống. Hãy tham khảo danh sách sau đây sẽ giúp bạn rất nhiều.

Gà Đông Tảo

Gà Đông Tảo có tên gọi khác là gà Đông Cảo, một giống gà quý, nổi bật với đôi chân khá kỳ dị, giống gà đặc hữu chỉ có ở Việt Nam. Huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên là nơi nổi tiếng từ lâu đời trong việc chăn nuôi, gìn giữ phát triển giống gà quý này. Loại gà này khi trưởng thành có thể nặng từ 4 -6 kg, giống gà quý ngày xưa người dân thường để cúng bái trong các lễ hội hay tiến Vua. Nhiều người còn có quan niệm nuôi gà Đông Tảo sẽ luôn may mắn và nhiều tài lộc nên loại gà này có giá từ vài triệu đến cả chục triệu tiền Việt Nam. Thịt gà Đông Tảo ăn rất ngon ngọt, bổ dưỡng con người dễ hấp thụ và tiêu hóa.

Gà 9 cựa

Loại gà có tên trong câu chuyện truyền thuyết này khiến ai cũng rất tò mò, thực ra nó là loại gà có nhiều cựa. Giống gà này có cân nặng trung bình chỉ 1,5 kg, giống gà này có đôi mắt rất sáng, chúng có đặc điểm là rất hiếu chiến, hung dữ. Chúng rất khỏe, bay như chim và có  khả năng chống bệnh rất tốt. Đặc điểm nhận dạng của giống gà này khi chúng còn nhỏ đã có 3 – 4 cựa ở khuỷu chân, số lượng tăng dần theo thời gian trưởng thành.

Gà Hồ

Gà Hồ là giống gà nổi tiếng nuôi nhiều ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Hình tượng chú gà trống là một trong những linh vật của Việt Nam. Một chú gà trống đẹp được nhiều người chọn mua phải là gà Hồ chính gốc không lai và có các đặc điểm sau: đầu gà to, màu to có màu đỏ hoặc màu hồng rực như hoa mẫu đơn, lông có 2 màu chính lĩnh (đen) và đỏ mận. Con mái có màu đất thó (trắng xanh), giống lông chim sẻ. Đây là giống gà tiến Vua có tiền mua cũng không dễ, bởi phải mất thời gian khá dài, công chăm sóc cẩn thận mới có được một lứa gà thương phẩm.

Gà Lạc Thủy

Lạc Thủy Hòa Bình là nơi nuôi giống gà này nhiều nhất, chúng có đặc điểm chân nhỏ, hơi cao, da chân vàng, màu đơn, trọng lượng khá “khiêm tốn” 1,5 – 2kg. Đây là giống gà bản địa của Lạc Thủy Hòa Bình, người ta chưa tìm thấy ở nơi nào khác, các nhà khoa học đã lập tức đưa chúng vào diện bảo tồn. Loại gà tuy nhỏ nhưng thịt chắc, mã đẹp, dễ nuôi chịu lạnh tốt, cho chất lượng thương phẩm thơm ngon rất đặc trưng.

Gà ác

Gà ác hay còn gọi là cô cốt kê, gà chân chì, gà ngũ trảo…Với đặc điểm nhận dạng là lông trắng, mào và toàn thân nó đều mang màu đen, người ta thường có câu bông đùa “ô kê con gà đen” là cũng từ xuất xứ của giống gà này. Loại gà này có công dụng chữa bệnh rất tốt, bổ gan tì thận hay chữa dưỡng âm thoái nhiệt, đi tả lâu ngày…Gà ác ít lipid nhưng rất giàu protein và có khoảng 18 loại acid amin, nhiều vitamin (A, B1, B2, B6, N12, E, PP) và các nguyên tố vi lượng (K, Na, Ca, Fe, Mg, Mn, Cu…) nên ăn chúng giúp cải thiện hệ miễn dịch, chống mệt mỏi, tăng khả năng chống đỡ bệnh tật… Gà ác có khả năng sinh sản thấp, chịu nóng tốt nhưng chịu rét kém nhưng dễ nuôi vì lượng thức ăn một ngày của chúng không nhiều.

Gà chọi

Với thân hình cao, da đỏ chói, chân vững chắc loại gà này được ví như một chiến kê.Gà chọi có 2 loại gồm gà đòn và gà cựa. Gà cựa thường được nuôi để tham gia các trận đấu, lễ hội của làng hay địa phương, thú vui của người Việt từ lâu đời trong các dịp hội hè. Đối với loại gà dùng để chiến có chế độ ăn,, luyện tập gắt gao hơn, từ 3 tháng tuổi là có thể lựa chọn gà nuôi để thịt hay để chiến. Thịt gà chọi rắn chắc, thịt săn ngon khó tả ngon nhất là kiểu chế biến thông thường: luộc và chấm bột canh, ớt vắt vắt chút quất thêm vài lá chanh.

Gà tò

Huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình vốn nổi tiếng bởi giống gà tiến Vua, gà Tò thịt gà đỏ như gà chọi, săn chắc và thơm ngon. Cái tên gà Tò có nguồn gốc từ thời nhà Trần, có vị Đức Tiến Công là con rể của vua, trong một lần vào cung đã đem theo một con gà để tiến vua cha. Nhà vua thấy giống gà quý, thân hình vạm vỡ chắc nịch, thịt lại thơm ngon nên rất hài lòng. Vua ban thưởng cho dân làng Tò mười nghìn đấu gạo và đặt tên giống gà quý theo tên làng Tò. Giống gà này được đưa vào diện bảo tồn gen bởi gà mái rất vụng trong việc ấp trứng khiến tỉ lệ nở chưa cao.

Gà Mía

Gà mía là đặc sản của Hà Tây cũ nay là  làng cổ Đường Lâm – Hà Nội. Môi trường chăn nuôi sạch nên gà Mía ở đây ít bệnh, thịt rất thơm ngon, ít mỡ thịt săn chắc, da vàng ăn rất giòn. albumin, chất béo, thịt gà mía còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, a-xít, can-xi, phốt pho, sắt. Hàm lượng protein và phức hợp của amino a-xít trong thịt gà có ảnh hưởng tích cực đến não bộ có tác dụng cải thiện huyết áp và nhịp tim. Theo Đông Y, loại thịt này còn chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn…

Gà Quý Phi

Đây là giống gà nuôi phổ biến để làm cảnh có nguồn gốc từ Châu Âu hay còn gọi là gà Hoàng Gia, cái tên nghe thôi cũng thấy mỹ lệ, sang chảnh. Gà quý phi có thể vừa được nuôi làm thương phẩm vừa làm cảnh, lợi ích 2 trong 1 tích hợp. Bởi giống gà này có mã đẹp, bộ lông luôn bồng lên như cái nón nên nhiều nơi họ nuôi làm cảnh trong vườn nhỏ. Tuy nhiên thịt gà Quý Phi cũng rất thơm ngon, rắn chắc, ngọt nhiều đạm nên được nhiều người yêu thích, giống này lại có sức đề kháng tốt, dễ nuôi.

Gà Ri

Giống gà này nuôi được nuôi rất phổ biến ở Việt Nam, cứ vào mỗi dịp Tết người dân các khu thành thị lại cất công lên tận vườn để đặt gà ăn Tết. Gà ri có thân hình nhỏ nhẹ, cân nặng chỉ từ 1,5 – 2 kg có 2 dòng gà chính là gà ri vàng hoa mơ, gà hoa mơ, gà ri vàng rơm. Loại gà này luôn được giá buôn ổn định nhiều khi cháy hàng không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Thịt gà ri thơm ngon, có các sợi cơ nhỏ mịn, thịt trắng ăn rất ngọt nên được người Việt rất yêu thích.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button