Danh Sách Tổng Hợp

Top 10 Dấu hiệu của bệnh hen suyễn bạn cần chú ý

Hen suyễn là căn bệnh chúng ta thường mắc phải mà không hay biết. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa thật quan tâm đến bệnh và biến chứng của bệnh này. Dẫn đến tình trạng đã có nhiều trẻ nhỏ tử vong ngoài mong muốn. Bài viết này đề cập những triệu chứng của bệnh hen suyễn để chúng ta có cái nhìn thực tế hơn với căn bệnh tưởng đơn giản mà không đơn giản này.

Thường xuyên thấy mệt mỏi

Nhiều lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, nhọc, nhịp thở lúc nhanh lúc chậm, tức ngực, thở khò khè thì đây có thể là do cơ thể bạn không được cung cấp oxi đầy đủ. Tuy nhiên, bạn cũng đừng bỏ qua nguy cơ bị mắc hen suyễn. Vì bệnh hen phế quản của có dấu hiệu mệt mỏi thường xuyên. 

Dị ứng

Dị ứng cũng có nhiều nguyên nhân. Bạn có khả năng bị hen suyễn và dễ bị dị ứng với phấn hoa, lông của động vật, dị ứng thời tiết chuyển mùa hay là một số loại thực phẩm như: măng, hải sản, món ăn lạ,… Bạn nên tránh những thứ khiến bạn bị dị ứng và chú ý đến sắc tố da của mình. Khi thấy cơ thể có dấu hiệu lạ bạn nên đi kiểm tra sớm để phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị.

Hụt hơi

Trường hợp bạn cảm thấy bị hụt hơi, khó thở ngay cả khi vận động nhẹ thì trước hết bạn phải ngồi xuống, nín thở một lúc rồi mới đứng lên hoạt động tiếp. Đây là một triệu chứng báo hiệu có thể bạn bị bệnh hen suyễn.

Bị viêm phế quản từ nhỏ

Từ nhỏ bạn đã mắc viêm phế quản thì cũng không thể tránh khỏi nguy cơ bị hen suyễn. Viêm phế quản là căn bệnh mà trẻ nhỏ thường bị mắc trong thời tiết lạnh. Khi bị mắc căn bệnh này thì quá trình vận chuyển oxi đến phổi bị kích thích khiến hoạt động của phổi cũng trở nên khó khăn hơn và nên khó thở. Vì vậy, đây cũng là nguyên nhân khi lớn lên bạn rất có thể bị hen suyễn.

Yếu tố gia đình

Gia đình có bố hoặc mẹ bị mắc hen suyễn thì khả năng sinh con mắc hen suyễn lên tới 50% vì đó là yếu tố di truyền. Trường hợp bố, mẹ không bị mắc hen suyễn thì con sinh ra khả năng mắc phải chỉ khoảng 10%. Đây có thể là do yếu tố sự đột biến của các nhiễm sắc thể gây nên. Tuy nhiên, không ngoại lệ trường hợp gen lặn từ các thế hệ trước nữa cũng có khả năng khiến trẻ bị mắc hen suyễn.

Cơ địa

Mỗi người có một cơ thể, một sức đề kháng khác nhau. Vì vậy, cơ địa dị ứng của mỗi người là khác nhau. 
Những người bị nổi mề đay, viêm mũi, bị chàm, dị ứng,… có nguy cơ bị mắc hen suyễn cao. Khi có dấu hiệu trên mà bạn lại tiếp xúc với khói thuốc lá, khói than củi, than tổ ong, mùi của các chất tẩy rửa, chất gây dị ứng,… sẽ làm cho bệnh của bạn càng trầm trọng hơn và điều đó chứng tỏ bạn đã mắc hen suyễn. Trường hợp này cần đi khám ngay để bệnh không phát triển rộng và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.

Khó thở

Khó thở cũng là một biểu hiện của bệnh hen suyễn. Bạn có thể không thở được do ngạt mũi hoặc thở khò khè. Khi gặp không khí lạnh vấn đề thở của bạn càng trở nên khó khăn hơn. Đôi khi ta chỉ nghĩ đơn giản là bị cảm lạnh hoặc ho do cảm cúm bình thường. Tuy nhiên, để xác định bệnh chính xác thì bạn nên đi kiểm tra tại cơ sở y tế gần nhất để tránh bị nhầm lẫn với những bệnh lí khác.

Ho mãn tính, dai dẳng

Ho là một phản ứng khi cổ họng có vấn đề hoặc là nhiễm khuẩn hoặc đơn giản là bài tiết các chất có hại ra khỏi cơ thể. Nguyên nhân dẫn đến ho có thể bị nhiễm lạnh, viêm xoang và ho cũng là một triệu chứng của bệnh hen suyễn.
Vì vậy mà những cơn ho dai dẳng bất thường khiến bạn khó chịu, ngứa cổ thì bạn cần đi kiểm tra sớm nhất có thể để tìm hiểu về bệnh lí của mình và có cách điều trị thích hợp.

Mất giọng

Mất giọng thường xuyên cũng chưa hẳn là bạn mắc bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, nếu khi bạn bị mất giọng mà kèm theo một số triệu chứng như dị ứng, cảm cúm, ho,… thì bạn cũng nên đi kiểm tra sức khỏe của mình để yên tâm hơn.

Khó thích ứng với thời tiết lạnh.

Thời tiết lạnh là nguyên nhân của nhiều bệnh cơ bản như cúm, hắt hơi, sổ mũi, cảm,… Tuy nhiên, đó cũng là nguyên nhân của bệnh hen suyễn. Khi thời tiết lạnh cơ thể bạn có những triệu chứng giống như bị cảm cúm: hắt hơi, sổ mũi, khó thở, ho,… Những biểu hiện đó càng dai dẳng hơn vào nửa đêm hay cả sáng sớm. Hoặc bạn thường xuyên có biểu hiện như thế vào thời điểm nào đó, nhất là thời điểm chuyển mùa trong năm. Bạn không nên phán đoán bệnh của mình khi bản thân không phải là bác sĩ, mà hãy đến cơ sở để kiểm tra chính xác về nguyên nhân bệnh để có biện pháp điều trị đúng.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button