Danh Sách Tổng Hợp

Top 10 Cuốn sách được yêu thích nhất của nhà văn Haruki Murakami

Nếu là một người yêu sách hoặc đơn giản là thích những yếu tố huyền ảo, kì bí hòa quyện giữa thực và mơ nhưng vẫn là những góc nhìn rất thực tế thì bạn không nên bỏ qua những cuốn sách của một tiểu thuyết gia Nhật Bản, người có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới Haruki Murakami.

Kafka On The Shore (Kafka Trên Bờ Biển)

“Kafka On The Shore” được xuất bản năm 2002. Đây là cuốn tiểu thuyết phức tạp và khó hiểu nhất của Murakami với kết cấu của truyện có phần khác lạ. Nội dung câu chuyện xoay quanh ba con người ba thế hệ với ba số phận khác nhau. Nhưng họ đều cùng trải qua cú sốc kinh khủng, để rồi một trong ba người họ trở thành người mạnh mẽ nhất.
 “Và khi cơn bão qua đi, bạn sẽ không nhớ bạn đã vượt qua như thế nào, bạn xoay xở để tồn tại được ra sao. Bạn thậm chí sẽ không dám chắc, thật ra, liệu cơn bão có thật sự đi qua. Nhưng có một điều chắc chắn. Là khi bạn ra khỏi cơn bão, bạn sẽ không còn là cùng một người mà đã bước vào. Đó là những gì về cơn bão.” – câu nói bất hủ đầy triết lý trong tác phẩm.

Men without women (Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà)

“ Men Lost Women”  được xuất bản năm 2015 là cuốn sách tập hợp 7 câu truyện ngắn khác nhau gồm Drive My Car, Yesterday, Cơ quan độc lập, Scheherazade, Kino, Samsa đang yêu và Những người đàn ông không có đàn bà.
Những câu chuyện này được sắp xếp theo một dòng cảm xúc, mô-típ .Đều xoay quanh về những câu chuyện đời trong thành phố, với những suy tư thị dân đời thường mà ai cũng có nhưng hiếm khi tìm được cách diễn đạt thành lời.

Norwegian Wood (Rừng Na Uy)

Được xuất bản lần đầu tiên tại Nhật Bản năm 1987 cuốn sách “Rừng Na Uy” được xem như là một hiện tượng với 4 triệu bản được bán ra chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Và tới tận bây giờ, con số này đã được nhân lên thêm rất nhiều lần.
Cuốn sách là một cái nhìn về quá khứ, xoay quanh mối quan hệ bi thảm của một người con trai với một cô gái trẻ, xinh đẹp nhưng tâm thần lại không ổn định. Cô luôn nghe thấy tiếng gọi của người yêu quá cố của mình. Người con trai ấy đã luôn cố gắng ngăn chặn việc việc người yêu của mình cứ đi theo tiếng gọi do cô ấy tự tưởng tượng.

Dance Dance Dance (Nhảy Nhảy Nhảy)

Cuốn tiểu thuyết này là phần nối tiếp cho câu chuyện “A Wild Sheep Chase”, vẫn là những chi tiết hư ảo, tưởng tượng trên nên thực tế. “Dance Dance Dance” tiếp nối câu chuyện của nhân vật tôi trong cuộc hành trình mới hành trình truy tìm “KiKi” cô bạn gái làm người mẫu tai của nhân vật tôi, người đã mất tích ở cuối tập truyện “A Wild Sheep Chase”,  với những phiêu lưu vừa mới lạ và cũng đầy ám ảnh.
 Với “Dance Dance Dance”, Haruki Murakami đã nhận được lời khen từ tạp chí Independent on Sunday “Làm thế nào Murakami có thể duy trì được chất thơ trong khi viết về đời sống hiện đại và cảm xúc hiện đại? Tôi hầu như rủn gối vì ngưỡng mộ.”

Hear The Wind Sing (Lắng Nghe Gió Hát)

“Lắng Nghe Gió Hát” là tác phẩm đầu tay của Murakami, được phát hành từ năm 1979. Và cũng là cuốn đầu tiên trong chùm sách “Bộ ba Chuột”, tiếp theo là là tiểu thuyết “Pinpall,1973” và “Cuộc săn cừu hoang”. Năm 1981, “Lắng Nghe Gió Hát” đã được chuyển thể thành phim nhựa cùng tên bởi đạo diễn Ōmori Kazuki.
 Với lối viết ngắn gọn, đơn giản và thanh thoát, “Lắng Nghe Gió Hát” là câu chuyện xoay quanh tình yêu với những mất mát và nỗi đau của một nhân vật chính không có tên, có thể gọi là boku (ngôi thứ nhất số ít trong cách gọi của Nhật Bản). 

1Q84

“1Q84” được viết trong bối cảnh cuối những năm 80 đầu 90 của thế kỉ XX ở Nhật Bản với chủ đề về các nhóm tôn giáo thiểu số- một vết đen nhức nhối từ sau cuộc tấn công khủng bố Aum Shinirikyou năm 1995. Đây là một chủ đề khá mạo hiểm và đào sâu vào xung đột giữa những tư tưởng về chính trị và tôn giáo với tâm hồn bên trong của con người.
 “Không có điều gì sai với việc trông không giống thứ gì đó. Nó chỉ có nghĩa là bạn không hợp với bất kì khuôn mẫu nào.” Câu nói gây ấn tượng mạnh mẽ được trích trong 1Q84.

A Wild Sheep Chase (Cuộc Săn Cừu Hoang)

Phát hành vào năm 1982, “A Wild Sheep Chase” được viết trên cái nhìn thực tế quen thuộc của cuộc sống hiện đại. Bao trùm lên người đọc là cả một bầu trời đầy sự hững hờ, uể oải cùng với đó lại là những tình tiết xung đột gay cấn đầy mâu thuẫn giữa ý chí cá nhân của nhân vật chính Murakami với một nhóm công ty chính trị kinh tế và công nghiệp đầy tiền của và quyền lực. Murakami đã hư cấu tất cả ngay trên nền thế giới thực và tạo nên một tiểu thuyết tựa đẹp như mơ.

Sputnik Sweetheart (Người Tình Sputnik)

Phát hành năm 1999, “Sputnik Sweetheart” là câu chuyện về tình yêu của Sumire- người bạn gái thân của nhân vật chính xưng “tôi”. Câu chuyện được viết theo góc nhìn của nhân vật chính về chuyện tình của người bạn mình. Vào mùa xuân năm 22 tuổi, Sumire đã có một tình yêu đầu đời, một tình yêu vô cùng mãnh liệt. Nhưng tình yêu của cô gái trẻ này lại dành cho một người phụ nữ hơn cô 17 tuổi và đã có gia đình. Một loạt những bi kịch, cô đơn về một tình yêu đồng tính đã diễn ra sau đó trong cuốn truyện.
 “Sputnik Sweetheart” còn đưa ra một triết lí mới và đầy mạnh mẽ cho tình yêu “Không có gì sai cả. Băng thì luôn giá lạnh, hoa hồng luôn đỏ và tôi đang yêu. Tình yêu này dẫn lối tôi đến nơi nào đó. Lúc này nó chế ngự tôi. Tôi chẳng có sự lựa chọn. Có thể nó sẽ khá ổn nếu đó là một nơi đặc biệt, một nơi mà tôi chưa từng nhìn thấy”.

What We Talk About When We Talk About Running (Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ)

Xuất bản lần đầu tiên vào tháng 10/2007. “What We Talk About When We Talk About Running ” là cuốn tự truyện Murakami kể về quá trình ông luyện tập môn chạy bộ và những dòng suy nghĩ, liên tưởng của mình về ý nghĩa của chạy bộ, của vận động cơ thể.
Những suy ngẫm của tiểu thuyết gia về sự tương đồng giữa chạy (hành vi thể chất) và viết văn (hành vi tinh thần) là đều là những tư tưởng quý báu, cần thiết cho những cây viết trẻ ngày nay. Qua cuốn tự truyện Murakami cũng đưa ra một triết lí đầy tính nhân sinh “Nỗi đau là điều không thể tránh khỏi, nhưng chịu đựng nó hay không lại là sự chọn lựa 

Pinball, 1973

Phát hành từ năm 1980, là cuốn thứ hai trong chùm chuyện về chuột, tiếp nối “Lắng Nghe Gió Hát”.“Pinball, 1973” tiếp tục xoay quanh về những sự mất mát và hoài niệm của nhân vật chính xưng tôi (boku) cùng với nỗi ám ảnh của anh ấy với pinball. Câu chuyện trở nên bật cười khi có sự xuất hiện của một cặp sinh đôi trong căn hộ của “boku”. Những nỗ lực tìm lại chiếc máy pinball cũ mà anh ấy đã từng chơi. 

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button