Danh Sách Tổng Hợp

Top 10 Cổ trấn đẹp nhất Trung Quốc bạn nên đến tham quan

Trung Quốc không chỉ hút hồn bởi những vẻ đẹp non xanh nước biếc mà những “cổ trấn” ở đây cũng mang cho mình một vẻ đẹp đậm chất cổ xưa, cũng thật thơ mộng theo thời gian. Vì vậy, trong chủ đề ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm về 10 cổ trấn đẹp nhất Trung Quốc nhé!

Quần thể lầu đất cổ tại Nam Tịnh, Phúc Kiến

Nam Tịnh là một huyện nhỏ của tỉnh Phúc Kiến là một vùng đất nổi tiếng với 1.500 tòa lầu đất cổ là một trong những di sản thế giới được UNESCO công nhận. Lầu đất có nhiều hình dạng nhưng phổ biến nhất là lầu đất hình tròn, được nhiều người sử dụng vì có sức kháng động đất rất tốt, không gian rộng rãi, thông thoáng. Lầu đất được làm từ chất liệu vô cùng đặc biệt. Nó bao gồm đất trộn với cát lấy từ dưới sông, sau đó được cho thêm vào trứng gà, gạo nếp và một số thứ khác tạo nên. Người ta đem đi nung hỗn hợp trên theo một bí quyết riêng để tạo thành một thứ chất liệu vô cùng rắn chắt, bền vững. Nhiều tòa đất thậm chí đã tồn tại hàng trăm năm vẫn còn.

Đông Lý

Đông Lý là một cổ trấn thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc được biết đến như một thị trấn thơ mộng với phong cảnh hữu tình. Thị trấn cổ này được thành lập vào thế kỷ thứ 7, cách Tô Châu 18 km, nổi tiếng với một khu dân cư sầm uất của một nền kinh tế phát triển với tốc độ rất nhanh. Đông Lý có diện tích khoảng 86 hecta, được bao quanh bởi hồ và một hệ thống kênh rạch chằng chịt với hình ảnh những ngôi nhà cổ kính, những chiếc cầu cổ vắt ngang kênh đào tồn tại đến hàng hàng năm qua.

Đô thị cổ Lệ Giang

Đô thị cổ Lệ Giang hay còn được gọi là Đại Nghiên cổ trấn, thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Có thể nói Lệ Giang là một thành phố cổ mang vẻ đẹp say đắm lòng người về về phong cảnh lẫn lịch sử. Thành phố cổ này nằm trên độ cao cao 2.400 m của cao nguyên Vân Quý với diện tích gần 3,8 km². Đây là nơi sinh sống chủ yếu của ba dân tộc là Bạch (Bai), Nạp Tây và Tạng.

Lệ Giang còn được nhiều người biết đến là “Venezia của phương Đông” bởi một hệ thống đường thủy và cầu cống chằng chịt, có đến 534 chiếc cầu trên hệ thống sông Ngọc Hà chảy qua vùng nội thành. Với lịch sử hình thành hơn 800 năm, phố cổ Lệ Giang mang một nét trầm mặc theo thời gian, quyến rũ với hình ảnh những nhánh dương liễu lay mình trong gió, nơi có những con suối nhỏ chảy qua các ngôi nhà trong phố.

Chu Gia Giác

Nhắc đến Chu Gia Giác thì người ta sẽ nghĩ ngay đến một thắng cảnh của vùng sông nước nổi tiếng nhất của Thượng Hải, nổi bật với hình dáng như một chiếc quạt gấp. Nơi đây không chỉ được biết đến là một khu du lịch nổi tiếng mang nét đặc trưng đầy đủ của Giang Nam mà còn bởi những món ăn vặt vô cùng hấp dẫn, không thể cưỡng lại vị ngon của nó. Chu Gia Giác đưa người ta đến những khung cảnh tuyệt đẹp như thiên nhiên trong lành, thuyền bè trôi nhẹ trên sông, cây cầu bắt ngang hay những ngôi nhà cổ treo đầu đèn lồng đỏ,… Cầu Phóng Sinh, bên cạnh đình Phóng Sinh, là một biểu tượng của vùng đất Chu Gia Cát, nơi người ta thả cá, thả rùa.

Ô Trấn

Vẻ đẹp của Ô Trấn được ví như “bức tranh thủy mặc”, là một trong bốn thành phố cổ nổi tiếng nhất của vùng sông nước Giang Nam. Tại đây, mọi thứ dường như đều mang một sắc thái mỹ lệ nhưng thật buồn của sông nước qua ngàn năm vẫn còn tồn tại. Sắc đỏ trầm mặc, ngôi nhà có lối kiến trúc cổ và những dòng sông thanh bình quanh năm yên ả xuôi dòng đã vẽ nên một bức tranh thủy mặc sinh động về cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp của một thị trấn cổ của tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. 

Thôn Tây Đệ – một góc nhỏ cổ kính yên bình của tỉnh An Huy

Thôn Tây Đệ cũng giống như Hoàng Thôn đều mang đậm dấu ấn sâu sắc của một làng quê Trung Quốc thời xa xưa từ những con đường, ngôi nhà, cây cầu đến những tác phẩm điêu khắc vô cùng độc đáo. Nhiều người còn biết đến Tây Đệ như một góc nhỏ cổ kính và yên bình của tỉnh An Huy. 

Bốn mặt của thôn đều giáp với núi, nước trong xanh, cây cối xanh tươi và những ngôi nhà cổ được xây dựng từ rất lâu cứ san sát với nhau thành một khối không thể tách rời. Mỗi ngôi nhà đều có riêng một giếng trời được tường bao bọc xung quanh và không có cửa sổ. Nước mưa theo hướng nghiêng của tường và mái giếng chảy vào mảnh đất bên trong, không chảy ra ngoài với hàm ý “nước non phì nhiêu”

Thành phố cổ Bình Dao

Bình Dao còn được biết đến là một pháo đài với 2.700 tuổi, mang dáng vấp của một thành phố cổ thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Nhắc đến Bình Dao, người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những bức tường cổ bao quanh một đô thị vẫn còn được bảo tồn qua hàng ngàn năm cho đến ngày hôm nay vẫn còn tồn tại. 

Phố cổ Bình Dao có từ thời các triều đại Minh-Thanh, tựa như một bức tranh cổ còn sót lại miêu tả sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của một thời kỳ có ảnh hưởng sâu sắc nhất của lịch sử Trung Hoa. Mọi thứ dường như còn giữ nguyên kiến trúc của nó.

Làng cổ Hoành Thôn

Làng cổ Hoành Thôn thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc được biết đến như một ngôi làng mang đậm dấu ấn làng quê Trung Quốc thời xưa, là một minh chứng cực sống động còn tồn tại cho đến ngày hôm nay về một kiểu mẫu định cư mang tính tổ chức cao. Hình ảnh những con đường cổ, cây cầu đá cổ, bia cổ hay những pho tượng đất,… được bao bọc trong một hệ thống nước nhân tạo quanh ngôi làng mang đến một nét đẹp gọi là “tranh trong tranh”. Từ trên cao nhìn xuống, thôn Hoành giống như một con trâu đang nằm trên một vùng đất có non có nước. Những ngôi nhà cổ có từ thời Minh – Thanh vẫn được mọi người gìn giữ và bảo tồn, vẫn yên ả, tĩnh lặng cái vẻ vốn có từ hơn 800 năm qua.

Thị trấn Châu Trang

Thị trấn Châu Trang, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc dù chỉ là một thị trấn nhỏ, dân số chỉ 20.000 người nhưng lại được mệnh danh là “Thành Venice của Đông Phương” với vẻ đẹp lãng mạn đầy thơ mộng của thành quách, phố cổ và non nước đặc trưng của một vùng phía Nam sông Dương Tử. Hình ảnh những cây cầu đá được chạm trổ sinh động đến từng chi tiết nằm vát ngang kênh, những ngôi nhà phủ rêu phong trên tường trắng mái đen hay cả những chiếc lồng đèn treo lơ lửng phía đỉnh đầu đều nghiêng mình theo dòng thời gian chờ đợi và ngắm nhìn vẻ đẹp kiêu sa của một thành phố cổ xinh đẹp. Thỉnh thoảng, người ta lại thấy vài chiếc thuyền gỗ lắc lư trên làn nước trong xanh với hình ảnh cô gái tươi xinh trong những bộ quần áo thêu hoa còn đọng lại tiếng hát lanh lảnh hút hồn khách thập phương.

Đại Lý

Đại lý được biết đến như một khu tự trị có diện tích khoảng 28.000 km2, cao nguyên có độ cao 1.890 m so với mặt nước biển. Vẻ đẹp của Đại Lý rất đặc biệt, chỉ vỏn vẹn có bốn chữ: Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt nhưng đã đủ khắc họa hết thảy những gì tuyệt vời nhất của trời đất. Thành cổ Đại Lý là nơi có rất nhiều gió thổi từ mặt đất lên nên gọi là Phong. Phía trên, khí hậu ôn hòa nên người dân trồng rất nhiều hoa tạo nên một vùng toàn là sắc hoa – thượng quan hoa. Nơi đây có 9 ngọn núi mang tên Điểm Thương va fmuaf Đông có tuyết trắng xóa một vùng nên gọi là Thương Sơn Tuyết. Hình ảnh bóng trăng soi mình trên mặt hồ Hồ Nhĩ Hải không chỉ thơ mộng mà còn làm say lòng người yêu trăng. Đại Lý còn nổi bật với nhiều kiến trúc cổ, trong đó nổi tiếng nhất là Tử Cấm Thành.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button