Thủ Đô Hà Nội

Thủ Đô Hà Nội – Thông tin cơ bản cần biết

 

 

Tên Dân số năm 2018 Hành chính
Quận (12)
Ba Đình 247,100 14 phường
Bắc Từ Liêm 333,300 13 phường
Cầu Giấy 266,800 8 phường
Đống Đa 420,900 21 phường
Hà Đông 319,800 17 phường
Hai Bà Trưng 318,000 20 phường
Hoàn Kiếm 160,600 18 phường
Hoàng Mai 411,500 14 phường
Long Biên 291,900 14 phường
Nam Từ Liêm 236,700 10 phường
Tây Hồ 168,300 8 phường
Thanh Xuân 285,400 11 phường
Số dân nội thành: 3.702.000 người, có thể lên đến 4.5 triệu người nếu tính cả người không đăng kí cư trú
Thị xã (1)
Sơn Tây 150,300 9 phường, 6 xã

 

 

Tên Dân số năm 2018 Hành chính
Ba Vì 282,600 1 thị trấn, 30 xã
Chương Mỹ 331,100 2 thị trấn, 30 xã
Đan Phượng 162,900 1 thị trấn, 15 xã
Đông Anh 381,500 1 thị trấn, 23 xã
Gia Lâm 276.300 2 thị trấn, 20 xã
Hoài Đức 229,400 1 thị trấn, 19 xã
Mê Linh 226,800 2 thị trấn, 16 xã
Mỹ Đức 194,400 1 thị trấn, 21 xã
Phú Xuyên 211,100 2 thị trấn, 26 xã
Phúc Thọ 182,300 1 thị trấn, 22 xã
Quốc Oai 188,000 1 thị trấn, 20 xã
Sóc Sơn 340,700 1 thị trấn, 25 xã
Thạch Thất 207,500 1 thị trấn, 22 xã
Thanh Oai 205,200 1 thị trấn, 20 xã
Thanh Trì 256,800 1 thị trấn, 15 xã
Thường Tín 247,700 1 thị trấn, 28 xã
Ứng Hòa 204,800 1 thị trấn, 28 xã

 

 

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến Việt trước đây. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ.[5] Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất cả nước từ khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với gần 8 triệu người (năm 2018), tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2017 là hơn 9 triệu người. Mật độ dân số của Hà Nội là 2.209 người/km2, mật độ giao thông là 95,94 xe/km2 mặt đường. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.

 

 

Hà Nội nằm giữa[6] đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đômới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng.

 

 

Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại, được mệnh danh là Tiểu Paris phương Đông thời bấy giờ. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Hà Nội là thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau khi thống nhất tiếp tục là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Đó là thủ đô của Đông Dươngthuộc Pháp 1887-1946 và của miền Bắc Việt Nam trước khi thống nhất miền Bắc và miền Nam Việt Nam.

 

 

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế – xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam.

 

 

Hà Nội được Tổ chức Khoa học, Văn hóa và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” ngày 16-7-1999.

 

 

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hà_Nội

 

 

Back to top button