Danh Sách Dịch Vụ

Top 8 Thông tin Covid quan trọng cập nhật mới nhất tại Việt Nam

Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại các tỉnh Tây Nam Bộ khi các ca lây nhiễm trong cộng đồng liên tục tăng. Trong khi đó, tại Hà Nội dịch Covid-19 số ca mắc tăng cao từng ngày với nhiều ổ dịch mới. Cùng theo dõi bài viết sau của Danhsachtop để cập nhật những thông tin Covid quan trọng mới nhất hàng ngày bạn nhé!

Chi tiết các tỉnh, thành cho học sinh đi học trở lại từ đầu tuần này

Bắt đầu từ hôm nay (22/11), nhiều tỉnh thành cho học sinh đi học trở lại căn cứ vào tình hình dịch bệnh ở địa phương.


Hà Nội:
Tại các xã, thị trấn của 18 huyện và thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2; trong 14 ngày tính đến thời điểm ngày 19/11 không có các ca F0 trong cộng đồng, mỗi xã, thị trấn chọn 1 trường THCS để tổ chức cho học sinh học tại trường. Theo yêu cầu của UBND thành phố Hà Nội, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương căn cứ tình hình thực tiễn dịch bệnh để quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho học sinh đi học trở lại trên địa bàn; đồng thời tiếp tục hoàn thiện, tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho lực lượng y tế trường học, bảo đảm y tế trường học được trang bị đầy đủ và sẵn sàng khi học sinh đến trường.

Đống Nai: Theo như kế hoạch thì một số trường học ở Đồng Nai sẽ thí điểm đón học sinh đi học trở lại vào ngày hôm nay 22/11. Tuy nhiên, trong ngày 21/11, qua qua test nhanh COVID-19 tại trường THCS Thống Nhất (TP. Biên Hòa) đã phát hiện 9 học sinh dương tính trong tổng số 171 em. Và ngay trong đêm 21/11, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định về việc tạm ngưng việc cho học sinh một số trường trên địa bàn tỉnh đi học lại vào ngày 22/11 như kế hoạch. Như vậy, trong ngày 22/11 chỉ có 12/24 trường như dự kiến cho học sinh đi học trở lại. 12 trường này đều tập trung tại các huyện “vùng xanh” như Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc. Riêng TP. Biên Hòa, trước đó dự kiến sẽ có 2 trường tổ chức học trực tiếp, nhưng nay đã quyết định hoãn.

Nghệ An:
Bắt đầu từ hôm nay 22/11, TP. Vinh quyết định tiếp tục cho học sinh các khối 9, 10 và 11 trở lại trường sau gần 3 tháng học trực tuyến.

Hà Nam:
Sau khi xem xét đề nghị của Sở GD&ĐT về việc cho học sinh đi học lại, UBND tỉnh Hà Nam quyết định cho trẻ trở lại trường từ hôm nay.

Đà Nẵng: Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho phép học sinh lớp 12 đi học trực tiếp từ ngày 22/11, học sinh lớp 10 và 11 được đến trường từ 29/11. Lịch trở lại lớp của trẻ mầm non, tiểu học và THCS sẽ được công bố trong thời gian tới. Sở GD&ĐT Đà Nẵng nêu rõ, chỉ những cơ sở giáo dục ở địa bàn có cấp độ dịch 1, 2 mới được tổ chức dạy trực tiếp, các trường ở khu vực cấp độ dịch 3, 4 tiếp tục tổ chức dạy trực tuyến. Khi địa bàn có sự thay đổi cấp độ dịch, nhà trường chủ động thay đổi hình thức dạy học.

Bắc Giang:
Ngày 21/11, Phòng GD&ĐT huyện Việt Yên có văn bản hỏa tốc về việc học sinh các trường mầm non đi học trở lại từ hôm nay. Theo đó, các trường Mầm non trên địa bàn huyện Việt Yên tổ chức cho học sinh đi học trở lại tại trường từ 22/11, trừ các Trường Mầm non: Hoàng Ninh (My Điền, Nếnh), Quang Châu (khu Quang Biểu), Vân Trung, Tăng Tiến do đang được trưng dụng làm cơ sở cách ly.

TP. Hồ Chí Minh đang gấp rút chuẩn bị đón học sinh trở lại trường. Theo Sở GD&ĐT TPHCM, thời gian dự kiến cho học sinh trở lại học trực tiếp là từ ngày 10/12. Việc trở lại trường học trực tiếp sẽ bắt đầu với khối 9 và 12 và mở dần các khối khác.

Trong khi đó các địa phương như: Phú Thọ, Lào Cai, Quảng Nam, Thanh Hóa, Điện Biên thì đã ra thông báo dừng học trực tiếp và vẫn chưa có thời gian cho học sinh đi học lại.

Cục Quản lý Dược: 2 công ty dược nước ngoài đồng ý nhượng quyền sản xuất thuốc điều trị COVID-19

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, Tập đoàn dược phẩm MSD của Mỹ và Công ty Pfizer đã có văn bản gửi Cục Quản lý Dược đồng ý nhượng quyền tự nguyện sản xuất thuốc điều trị COVID-19.


Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có các công văn gửi đến Hiệp Hội Doanh nghiệp dược Việt Nam về việc nhượng quyền tự nguyện sản xuất thuốc điều trị COVID-19 gồm thuốc kháng virus Molnupiravir và thuốc Paxlovid.

Đối với thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19 hiện nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thông tin tại hội nghị trực tuyến ngày 25/11 cho biết: trong thời gian qua thuốc kháng virus Molnupiravir đã được Bộ Y tế phân bổ đến các địa phương thực hiện thí điểm có kiểm soát chương trình thí điểm quản lý, chăm sóc F0 không triệu chứng tại nhà và cộng đồng với gần 250.000 liều được sử dụng. Tỷ lệ âm tính sau khi sử dụng Molnupiravir sau 5 ngày là từ 72 đến 93%, tỷ lệ khác biệt có ý nghĩa so với nhóm chứng. Ngoài ra, chúng ta đã giảm tỷ lệ tử vong 50% so với nhóm không sử dụng. Đây là kết quả hứa hẹn với những bệnh nhân nhiễm ngay từ đầu.

Bộ Y tế cũng chuẩn bị một số phương án về thuốc khác để phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19, như thuốc favipiravir (Avigan).

Rút gọn tối đa thủ tục phê duyệt, cấp phép, sản xuất thuốc điều trị, vaccine phòng COVID-19

Kết luận của Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế rút gọn tối đa các thủ tục hành chính trong phê duyệt, cấp phép nghiên cứu, sản xuất thuốc điều trị, vaccine phòng COVID-19, đồng thời bảo đảm tính khoa học, an toàn, hiệu quả…

Từ 16h ngày 26/11 đến 16h ngày 27/11: tổng cộng 13.063 ca mắc mới, số ca vẫn còn tiếp tục tăng tại 60 tỉnh, thành phố

Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, các ca nhiễm vẫn còn tăng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt


Tính từ 16h ngày 26/11 đến 16h ngày 27/11, theo thống kê của Bộ Y tế cho biết có đến 13.063 ca mắc mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 13.048 ca ghi nhận trong nước. Số ca nhiễm cộng đồng được thống kê là 7.160 ca.

TP. Hồ Chí Minh đứng đầu trong danh sách số ca nhiễm COVID, số ca mắc ở các tỉnh miền Tây vẫn ở mức cao

Tính đến thời điểm hiện tại, số ca nhiễm ở TP.Hồ Chí Minh đạt hơn 450.000 ca, đồng thời số ca tử vọng đạt mức hơn 17.500 ca. Kèm theo đó, Cần Thơ cũng là tỉnh thành có số ca mắc COVID cao thứ nhì hiện nay khi số ca nhiễm liên tiếp từ ngày 26 đến 27/11 nằm trong khoảng từ 750-850 ca/ngày. Kèm theo đó, các tỉnh Bình Dương, Tây Nình, Bà Rịa-Vũng Tàu,…cũng tiếp theo sau với số ca mắc không dưới 500 ca (tính đến 16h ngày 27/11)


Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.197.404 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 12.151 ca nhiễm).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 24.692 ca, chiếm tỷ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm, cao hơn trung bình của thế giới là 0,1%. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 144 ca.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 25.680.080 mẫu cho 67.526.948 lượt người.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 956.924 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.383 ca, trong đó:

  • Thở oxy qua mặt nạ: 3.458 ca;
  • Thở oxy dòng cao HFNC: 1.222 ca;
  • Thở máy không xâm lấn: 109 ca;
  • Thở máy xâm lấn: 584 ca;
  • ECMO: 10 ca

Với số ca mắc COVID vẫn còn tăng cao như hiện nay, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân năm 2021-2022, chú trọng triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư, có ổ dịch cũ và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao.

Từ ngày 1/12, các địa phương sẽ tự trích xuất dữ liệu hành khách qua app PC-Covid

Sau khi app PC-COVID được nâng cấp, Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định đầu mối của tỉnh, thành phố, phối hợp với 2 Bộ TT&TT, Y tế trích xuất dữ liệu thông tin hành khách có khai báo đến địa phương mình để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

“Kể từ ngày 1/12/2021, Bộ Giao thông Vận tải dừng tổng hợp và gửi thông tin hành khách có khai báo đến địa phương và đề nghị các tỉnh, thành phố chủ động khai thác các thông tin này qua ứng dụng PC-COVID”, công văn của Bộ Giao thông vận tải nêu rõ.

Cụ thể, hiện ở phần “Khai báo di chuyển nội địa” trong mục “Khai báo y tế”, hành khách đã có thể khai đủ các thông tin di chuyển như: phương tiện di chuyển, số hiệu phương tiện, ngày khởi hành, nơi đi, nơi đến…

Theo các quy định của ngành Giao thông vận tải, hiện hành khách đi máy bay và đi tàu hỏa đã thực hiện khai báo y tế điện tử trên ứng dụng phòng, chống dịch PC-Covid, phần “Khai báo di chuyển nội địa”. Các quy định này nhằm tạo điều kiện cho hành khách đi lại bằng đường hàng không, đường sắt thuận lợi trong quá trình di chuyển, đồng thời giúp ngành hàng không, đường sắt bảo đảm chất lượng dịch vụ, phục vụ hành khách và kiểm soát dịch bệnh.

Hà Nội tiêm vaccine Pfizer cho lứa tuổi 14 kể từ ngày 27/11

137.724 liều vaccine Pfizer được phân bổ để tiêm mũi 1 cho lứa tuổi 14 đang học tập, sinh sống trên địa bàn


Theo thông tin từ Sở y tế Hà Nội cho biết, việc triển khai tiêm vaccine cho học sinh lớp 10, 11 và 12 đang được triển khai và sắp tới sẽ tiếp tục tiêm cho lứa tuổi 14 (tương đương khối lớp 9) đang học tập và sinh sống trên địa bàn. Theo như lộ trình đề ra, việc tiêm vaccine sẽ được tiến hành giảm dần độ tuổi đến 12 tuổi, dựa trên sự phân phối vaccine được nhập về.

Với 137.724 liều vaccine Pfizer đang được phân bổ cho cho 30 quận, huyện, thị xã để thực hiện tiêm mũi 1 cho lứa tuổi 14. Bên cạnh đó, trẻ em từ 12-17 tuổi chưa được tiêm vaccine phòng COVID hoặc trẻ 15-17 tuổi chưa trả mũi 2 cũng sẽ được áp dụng. Việc tiêm mũi 2 được thực hiện đảm bảo khoảng cách giữa 2 mũi ít nhất là 3 tuần.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội, vaccine sử dụng để tiêm cho trẻ là vaccine Comirnaty (Pfizer) với chỉ định tiêm giống như của người lớn. Trẻ sau khi được tiêm gia đình, người thân cần chuẩn bị tâm lí tốt cho trẻ cũng như theo dõi sức khỏe tại nhà sau khi tiêm.

Côn Đảo có ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên trong cộng đồng

Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết ngày 20/11, trên địa bàn huyện vừa xuất hiện một ca dương tính với SARS-CoV-2 đầu tiên trong cộng đồng.

Ca nhiễm này là phụ nữ 33 tuổi, đang ở trọ tại khu dân cư số 10; đã được tiêm 2 mũi vắc xin phòng COVID-19. Trước đó, ngày 10/11, chị đi từ Côn Đảo về huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai thăm cha mẹ. Chiều cùng ngày, chị di chuyển đến TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương làm nhân viên cho một quán Karaoke. Tại đây sau đó xuất hiện ca nhiễm SARS-CoV-2 nên đến trưa 12/11, chị lên TP HCM đi máy bay trở về Côn Đảo.

Ngày 13/11, người này có hiện tượng đau họng và đi test nhanh cho kết quả âm tính. Ngày 18/11, chị tiếp tục đến Trung tâm Y tế quân dân y huyện Côn Đảo xét nghiệm và có kết quả test nhanh dương tính. Sáng 20/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thông báo kết quả xét nghiệm PCR của chị dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện nay, huyện Côn Đảo đã truy vết được 34 trường hợp F1, 48 trường hợp F2. Đồng thời, cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện hỗ trợ người dân khu phong tỏa tại dãy trọ khu dân cư số 10 mua lương thực, thực phẩm cũng như trấn an tinh thần người dân nơi đây.

Hải Phòng: tổ chức xét nghiệm diện rộng, phát hiện nhiều ca dương tính mới

Theo thông tin CDC Hải Phòng cho biết, trong ngày 27/11/2021, ngành y tế Hải Phòng đã ghi nhận thêm 103 trường hợp dương tính mới, trong đó riêng huyện Tiên Lãng chiếm 83 ca (chủ yếu là F1)


Với số ca mắc trên, đây được xem là là con số ca mắc lớn nhất từ trước tới nay mà Hải Phòng đã ghi nhận trong suốt 4 đợt dịch qua. Đáng chú ý, trong số những ca mắc tại Tiên Lãng, phần lớn là học sinh và công nhân – nhóm đối tượng có quá trình, môi trường tiếp xúc đông người.

Địa phương Hải Phòng đã nhanh chóng truy vết, khoanh vùng, dập dịch, huy động lực lượng về huyện Tiên Lãng triển khai xét nghiệm diện rộng 21 xã dân cư trên địa bàn, tiêm phủ sóng tiêm vaccine cho trẻ em trong độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi trong toàn huyện.

Tình hình tiêm vaccine tại Hải Phòng

Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trong ngày 27/11/2021 là 38.702 (gồm: 37.313 mũi 1; 1.389 mũi 2).Tổng số mũi tiêm đến thời điểm hiện tại: 2.623.222 (gồm: 1.475.593 mũi 1; 1.147.629 mũi 2).

Tình hình dịch ở các tỉnh miền Tây vẫn còn đáng lo ngại; địa phương vẫn đang tích cực triển khai tiêm vaccine phòng COVID cho người dân

Tình hình dịch ở các tỉnh miền Tây vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khi số ca mắc vẫn còn tăng cao trong ngày. Một số thông tin nhanh về số ca bệnh và tình hình dịch bệnh ở các tỉnh thành như sau:

Cần Thơ: đứng đầu số ca mắc COVID ở các tỉnh miền Tây. Số ca mắc tích luỹ từ ngày 8/7 đến nay số ca của Cần Thơ là 23.233, chữa khỏi 11.318 ca; tử vong 172 ca. Số ca mắc mỗi ngày tăng cao không dưới 700 ca, đỉnh điểm là hơn 1.300 ca vào ngày 25/11.

Hiện tại Cần Thơ đang triển khai tạm thời phân tầng điều trị bệnh nhân COVID-19. Theo đó, tầng 1 sẽ quản lý và điều trị F0 tại nhà do các trạm y tế lưu động, trạm y tế thực hiện; tầng 2 là các bệnh viện có chức năng điều trị COVID-19 với công suất 2.750 giường sẽ điều trị bệnh nhân COVID-19 không đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà, F0 đang quản lý tại nhà có diễn biến vượt khả năng chuyên môn của trạm y tế; tầng 3 có công suất 350 giường điều trị bệnh nhân COVID-19 mức độ nặng, nguy kịch, bệnh nhân lĩnh vực chuyên khoa, bệnh nhân COVID-19 có bệnh lý cấp cứu kèm theo

Sóc Trăng: tính từ ngày 27/4 đến nay, toàn tỉnh Sóc Trăng đã có 15.656 ca mắc COVID-19, đã chữa khỏi 10.208 ca. Tổng số ca tử vong là 98.

Từ đầu tháng 11/2021 đến nay, tỉnh bắt đầu tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 16 đến dưới 18 tuổi. Ngoài khẩn trương tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ, Sóc Trăng đang triển khai tiêm vét mũi 1 cho người trên 18 tuổi, tiêm mũi 2 cho trường hợp đã đủ thời gian sau khi tiêm mũi 1.

Đồng Tháp ghi nhận 605 ca mắc COVID-19, riêng cộng đồng là 138 ca. Tổng số ca mắc cộng dồn là 20.280 ca, trong đó số đang điều trị là 6.642. Tổng số ca tử vong là 260.

Tỉnh Đồng Tháp đang hấn đấu hướng tới mục tiêu trên 95% người đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi (hơn 153.600 người) được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 trong thời gian sớm nhất.

An Giang: ghi nhận 215 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 142 ca cộng đồng, 50 ca trong khu cách ly tập trung, 21 ca trong khu phong tỏa và 2 ca về từ ngoại tỉnh.

Theo Thông báo, toàn tỉnh An Giang hạ cấp độ dịch từ cấp 3-nguy cơ cao (vùng cam) xuống cấp độ 2-nguy cơ trung bình (vùng vàng). Toàn tỉnh đã tiêm xong 2,6 triệu mũi vaccine phòng COVID-19; trong đó tỷ lệ mũi 1 đạt 96,12%; mũi 2 đạt 86,96%; mũi 3 đạt 6,96% dân số trên 18 tuổi. Kèm theo đó, tỉnh cũng đang thực hiện tiêm vaccine cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button