Danh Sách Tổng Hợp

Top 8 Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mầm non bạn nên biết

Hiện nay giáo dục mầm non đang được chú trọng, nhiều phương pháp giáo dục sớm cũng được áp dụng trong các trường mầm non. Sau đây là một số phương pháp phát triển sớm cho trẻ mầm non đã được áp dụng và mang lại hiệu quả giáo dục.

Phương pháp giáo dục toàn năng của Kail Wite

Kail Wite là một mục sư, ông sống ở vùng ngoại ô thành phố Halle của nước Đức. Ông khẳng định đứa trẻ có trở thành thiên tài hay không phụ thuộc vào giáo dục chứ không phải do thiên bẩm. Quan điểm của ông gặp sự phản đối của đa số nhà giáo dục lúc bấy giờ. Ông đã thực hiện phương pháp giáo dục của mình với con trai của ông- một đứa trẻ ngốc nghếch và đã đạt hiệu quả. Ông thực hiện theo nguyên lý giảm dần, phát triển vốn ngôn ngữ sớm cho trẻ, phát triển toàn diện, cho trẻ chủ động tư duy…

Phương pháp Montessori

Đây là một phương pháp giáo dục trẻ sớm dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Mari Montessori (1870–1952). Đây là phương pháp áp dụng cho trẻ từ 2- 6 tuổi, phương pháp này nhấn mạnh đến tính độc lập của trẻ, tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, trẻ sẽ được tự do khám phá mà không sợ bị “làm phiền”. Trẻ học trong môi trường Montessori sẽ được tiếp xúc với những giáo cụ riêng do Montessori tạo ra.

Giáo dục trẻ em thông minh sớm của giáo sư Phùng Đức Toàn

Giáo sư Phùng Đức Toàn (Feng De Quan) – tác giả bộ sách “Phương án 0 tuổi” – được mệnh danh là “cha đẻ của giáo dục trẻ thông minh sớm Trung Quốc đương đại”. “Phương án 0 tuổi” chủ trương là một phương pháp giáo dục “mở”. Đó là dạy trẻ từ khi còn là thai nhi, thấm nhuần hoàn cảnh giáo dục, giáo dục vui chơi trong cuộc sống, giáo dục học đường trong sự hoạt bát, giáo dục tình cảm khoa học. Phương pháp này đề cập vấn đề vừa học vừa chơi, học mà chơi, chơi mà học, chứ không bắt ép, nhồi nhét kiến thức cho trẻ.

Lý thuyết giáo dục trẻ em mầm non của người Do Thái

Người Do thái là dân tộc tuy không đông nhưng vô cùng thông minh, họ có những cách giáo dục con cái để làm phát triển chúng ngay khi còn nhỏ. Trẻ em Do Thái ngay từ nhỏ không chỉ được rèn luyện về trí tuệ, khả năng sinh tồn, các phẩm chất đạo đức mà còn được giáo dục về cách quản lí tài chính, giá trị của đồng tiền, sự thành tín trong kinh doanh, về việc tự bảo vệ sức khỏe của mình “một cơ thể khỏe mạnh là tiền đề của hạnh phúc”…

Phương pháp Shichida

Đây là một phương pháp giáo dục sớm của Nhật, dành cho trẻ từ 0- 6 tuổi, dạy trẻ phát triển trí não toàn diện. Ở phương pháp này trẻ được dạy phát triển thính giác, cảm thụ âm; Sử dụng flash card, hình ảnh minh họa; Nhận biết màu sắc; Phân biệt hình dáng, nhận biết kích thước; rèn luyện các ngón tay; phát triển 5 giác quan thông qua các trò chơi, hình ảnh giúp gây hứng thú cho trẻ khi tham gia.

Phương pháp Glenn Doman

Giáo sư Glenn Doman (1919 – 2013) ông tốt nghiệp chuyên ngành Liệu pháp tâm lý năm 1940 tại Trường Đại học Pennsylvania. Phương pháp Glenn Doman là chương trình được thực hiện tại nhà cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi với các lĩnh vực như dạy trẻ vận động, chương trình dạy học đọc, học toán và thế giới xung quanh… Theo đó, trẻ sẽ được tham gia hoạt động cùng bố mẹ tại nhà.

Phương pháp Carl Wester

Carl Wester là một thiên tài nổi tiếng của nước Đức vào thế kỷ 18. Ông được đánh giá là một đứa trẻ hơi ngu ngốc và tất cả những thành tựu mà ông đạt được đều nhờ phương pháp giáo dục của cha ông. Phương pháp Carl Wester khẳng định rằng: thiên phú đối với cá nhân vốn không có ảnh hưởng đến tính quyết định nhưng vào thời điểm tiến hành giáo dục thời kỳ đầu đối với con cái, lại có thể sinh ra một thiên tài. Bất kỳ một đứa trẻ nào chỉ cần có trí lực bình thường, trải qua việc giáo dục thời kỳ đầu đúng đắn của gia đình, thì có thể trở thành một thiên tài. 

Phương pháp giáo dục con của người Mỹ

Phương pháp này đưa ra những biện pháp phát triển toàn diện cho trẻ, chú trọng tính độc lập, dũng cảm, năng lực của trẻ, cách quản lý tiền bạc, dạy trẻ giao tiếp… Phương pháp cũng đề ra các nguyên tắc khi giáo dục mà phụ huynh cần chú ý.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button