Danh Sách Tổng Hợp

Top 7 Thác nước đẹp nhất Quảng Ninh bạn nên ghé thăm

Quảng Ninh là một thành phố du lịch vô cùng phát triển ở nước ta. Thiên nhiên ban tặng cho vùng đất nơi đây cảnh sắc tuyệt vời, vừa có núi vừa có biển. Khi du lịch Quảng Ninh trong những ngày hè oi ả, bạn sẽ muốn tìm đến chốn mát mẻ như những bãi biển tuyệt đẹp. Nhưng nếu biển và ngọn sóng đã quá quen thuộc với bạn thì sao không tìm đến những thác nước hùng vĩ với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp để hòa mình vào cùng thiên nhiên đất trời và trải nghiệm một cảm giác hoàn toàn mới?. Cùng tìm hiểu một số thác nước đẹp nhất Quảng Ninh để chiêm ngưỡng và note vào sổ tay du lịch để nếu có dịp hãy đến và khám phá nhé.

Thác Khe Vằn

Thác Khe Vằn nằm cách trung tâm Bình Liêu 15km là một trong những điểm tham quan du lịch ở Quảng Ninh đang nhận được sự quan tâm của nhiều du khách. Thác cao hơn 100m. Không gian xung quanh thác khá rộng, có ba tầng tuôn chảy thác nước ào ào như âm thanh đặc trưng của núi rừng.

Tầng thứ nhất là dòng nước lớn được chảy từ các vách núi cao xuống tạo thành một hồ nước rộng. Nước hồ trong xanh, cùng với thác nước tung trắng trời điểm thêm cỏ cây hoa lá trên vách đá, khung cảnh trở nên đẹp và thi vị. Bên góc phải của hồ nước là một quần thể đá sừng sững và góc cạnh tạo nên một cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Tầng thứ hai được chia thành hai dòng thác chảy (dòng thác bé và dòng thác lớn). Nước chảy từ trên cao đổ xuống, gặp đá tạo thành nhiều tầng nước tung ra những bọt nước trắng xóa. Dưới chân thác, nước chảy mạnh xối vào núi đá lâu dần hình thành nên một bể nước. Tại đây có những hòn đá khổng lồ và bằng phẳng là không gian nghỉ ngơi lý tưởng. Tầng thứ ba, dòng nước chảy từ tầng hai xuống và đổ ra suối. Không gian chân thác là các tảng đá to, ở giữa có một hòn đá giống con voi đang phủ phục. Các khối đá nhô lên giữa vùng nước trong xanh, tạo nên một sức cuốn hút và hấp dẫn kỳ lạ đưa du khách khám phá cảnh quan đá và nước hoà quyện vào nhau.

Nhìn một cách tổng quát, thác Khe Vằn giống như một bức tranh thủy mặc nên thơ, được tô sắc bởi màu sắc của bầu trời, cây xanh, nước và đá. Thác nước tung trắng xóa giữa cảnh sắc xanh thắm của núi rừng, thiên nhiên trở nên hài hòa và thuần khiết hơn. Khí hậu nơi đây quanh năm ôn hòa, không khí trong lành và thoáng đãng. Thác Khe Vằn cũng mang sắc thái riêng theo từng mùa. Mùa mưa đến, dòng thác mang nguồn nước dồi dào tuôn chảy xối xả. Nhưng khi mùa khô tới, thác Khe Vằn lại hiền hòa như khúc ca trữ tình nồng ấm. Vào mùa hè, khi tiết trời nắng nóng, thác Khe Vằn chính là điểm du lịch nghỉ mát hấp dẫn mà mỗi người dân Bình Liêu đều nghĩ tới. Đến để chiêm ngưỡng “hùng thác”, thưởng ngoạn du cảnh, họ còn đến để nghỉ ngơi, tắm mát và thư giãn, tận hưởng những bụi nước li ti bay nhẹ, nằm nghe tiếng thác nước đổ, tiếng muôn loài chim chóc để hòa mình vào thiên nhiên kỳ vĩ, thực sự xóa đi mọi lo toan của cuộc sống đời thường.


Thác Khe Vằn sẽ là điểm đến tuyệt vời cho những du khách “miền xuôi” muốn tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, khám phá nét đẹp thiên nhiên và con người vùng cao nơi đây. Xã Húc Động có 4 dân tộc sinh sống: dân tộc Sán chỉ, dân tộc Dao (Dao thanh phán) và dân tộc Tày, Kinh. Sẽ dễ dàng biết được phong tục tập quán của người dân tộc thiểu số nơi đây bởi vì những nét đẹp văn hóa được hình thành từ ngàn đời, hiện nay vẫn còn được lưu giữ, mang đậm nét bản sắc dân tộc.

Thác nước Lựng Xanh

Ai ai khi đã lỡ từng đến Lựng Xanh Quảng Ninh đều thực sự bị cuốn hút và cũng sẽ bị ấn tượng mãi không thôi nhớ về với dòng suối nơi đây. Ở Uông Bí Quảng Ninh người dân cũng rất đỗi tự hào khi nơi đây học có được một con suối có lưu lượng nước khá lớn. Đặc biệt hơn đó chính là con suối lại chảy quanh năm với 3 tầng thác nước liên hoàn, khi nhìn ngắm con suối như uốn lượn, và cũng rất mạnh mẽ quanh các dải đá, men theo những vạt rừng, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng biết bao nhiêu.

Tên gọi Lựng Xanh thật đã khiến nhiều du khách thắc mắc và đặt câu hỏi. Sở dĩ có tên như thế bởi ở mỗi chân thác lại có các lựng nước (vũng nước) trong veo, màu nước trong đến nỗi người ta ví “xanh mắt mèo” dường như cũng đã phản chiếu đầy đủ mây trời, hoa lá. Thêm với đó tta như cũng đã thấy được một không gian xanh bao trùm xung quanh hồ với nhiều hoa lá tỏa bóng mát. Thế rồi ngay dưới thác là những tảng đá cuội lớn nhẵn mịn xếp chồng nhau thật đẹp và cũng thật tự nhiên.

Khi đến với Lựng Xanh, trong suốt cuộc hành trình dài ta như nghe thấy được khúc hòa tấu của tiếng nước chảy, đâu đó còn có tiếng chim hót líu lo. Tất cả đã tạo lên một âm thanh của rừng già đại ngàn. Trải qua một quãng đường khá xa, qua đồi thông đẹp như mơ, ta như có cảm giác như lạc vào chốn bồng lai giống như khung cảnh của Đà Lạt thơ mộng vậy. Thế rồi khi bước qua dường thông, qua những đồi hoa mua, hoa mận nở tím cả một vùng trời thì ta đã bắt đầu nghe thấy bản nhạc rừng già bắt đầu bản hòa tấu của mình. Tiếng róc rách của nước chảy thật êm tai như du dương gọi mời dấu chân kẻ đến và cũng biết níu kéo khi kẻ đi.

Càng đi sâu vào rừng, men theo dòng suối chảy êm êm thế rồi lại đến khúc cao trào của bản hòa tấu đó chính là khi ta đến những thác nước dội từ trên cao xuống, bọt tung trắng xóa. Dòng thác không dữ dội lắm, đủ để cho ta thấy được sự hùng vĩ của khung cảnh đất trời nơi đây. Nhưng nó lại chính là nốt bổng trong bản nhạc của rừng già mang lại. Khúc nhạc như chưa dứt hẳn nếu như các bạn trẻ có thể vượt qua 3 thác để lên đến đỉnh sẽ thấy được những dãy núi trùng điệp như những con sóng nối tiếp. Như một thảo nguyên mênh mông với những tiếng gió là xào xạc cánh đồng cỏ trên đây. Chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm lý thú cho các bạn đó.

Dễ nhận thấy được ở Lựng Xanh cho bạn được tận hưởng vẻ thiên nhiên đồng thời giúp bạn như cũng quên đi những sự xô bồ nhộn nhịp nơi phố xá ồn ào, để trải nghiệm cái mát lạnh từ dòng thác không chỉ có vẻ ngoài thơ mộng mà còn tràn đầy sự dữ dội và hùng vĩ.

Thác Khe Tiền

Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, khí hậu trong lành, gió mát mơn man, nắng trải vàng trên những cung đường, thác nước… chắc hẳn là sự bù đắp xứng đáng cho hành trình tới Khe Tiền (xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu). Nếu như ví Bình Liêu là Sa Pa thu nhỏ của vùng Đông Bắc thì những điểm đến như Khe Tiền sẽ là nét chấm phá, cho du khách trải nghiệm sự mới lạ

Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, khí hậu trong lành, gió mát mơn man, nắng trải vàng trên những cung đường, thác nước… chắc hẳn là sự bù đắp xứng đáng cho hành trình tới Khe Tiền (xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu). Nếu như ví Bình Liêu là Sa Pa thu nhỏ của vùng Đông Bắc thì những điểm đến như Khe Tiền sẽ là nét chấm phá, cho du khách trải nghiệm sự mới lạ.

Bản vùng cao Khe Tiền nằm giữa thung lũng lớn, được ôm trọn giữa cánh rừng xanh ngát và những dãy núi cao, bản làng thanh bình như một lòng chảo khổng lồ giữa mênh mông một màu xanh ngút ngàn. Khám phá Khe Tiền là hành trình của sự ngạc nhiên từ vẻ đẹp cuộc sống thanh bình đến khí hậu, thiên nhiên trong lành mát mẻ nơi đây.

Sẽ phải mất gần 1 giờ đồng hồ vượt quãng đường hơn 30km từ thị trấn Bình Liêu lên bản Khe Tiền. Ngay khi đặt chân tới đây, “đặc sản” đầu tiên du khách cảm nhận là không khí trong lành, mát mẻ đến kinh ngạc của bản nằm lưng chừng núi. Một địa điểm mà bạn không thể bỏ qua khi đến Khe Tiền chính là thác Khe Tiền. Đây là hệ thống thác còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, thi vị, chỉ cách bản khoảng 1km.


Thác Khe Tiền có diện tích cả vùng đệm khoảng 12ha, gồm một quần thể với hệ thống các thác Khe Tiền 1, 2, 3, hình thành từ mạch nước ngầm dưới chân núi, tạo thành dòng đổ dồn thành thác nước. Thác Khe Tiền nằm giữa khu rừng nguyên sinh đầu nguồn, bắt nguồn từ ngọn núi Quảng Nam Châu nức tiếng. Với độ cao 749m so với mặt nước biển nên suốt năm mây mù uốn lượn quanh dòng nước mát lạnh đổ xuống từ trên cao. Cả dòng thác như chốn bồng lai tiên cảnh giữa màu xanh ngút ngàn của núi rừng.

Đến đây ngoài khám phá thiên nhiên, thưởng thức vẻ đẹp hoang sơ của dòng thác, mọi du khách đều cố tìm cho mình 1 viên đá 7 màu mà theo truyền thuyết dân gian truyền lại sẽ đem lại nhiều điều may mắn, bình an, giàu có và thịnh vượng cho bản thân và mọi người.

Được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên thoáng đãng với mây trời, cây cối cùng vô số loài lan và các cây cổ thụ; lặng nghe tiếng nước chảy róc rách hòa cùng tiếng chim muông… chắc hẳn du khách sẽ có một cảm xúc đặc biệt thư thái, nhẹ nhõm, lắng đọng…

Thác Đôi

Những dòng nước tung bọt trắng xóa, chòm cây cổ thụ xanh mướt ngút ngàn, đâu đó tiếng chim hòa với tiếng nước chảy róc rách tạo nên một bản tình ca đầy lãng mạn của núi rừng Quảng Sơn. Nếu ai một lần về với Quảng Sơn, hãy đến thác Đôi và cùng hòa với thiên nhiên đất trời, tận hưởng cuộc sống trong lành của miền đất biên cương…


Thác Đôi
nằm ở bản Tài Chi, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Để tới được nơi đây, bạn phải vượt qua một cung đường xanh, quanh co uốn lượn theo tay áo dài hơn 15 cây số. Đi bộ men theo các đồi chè xanh mát ngút ngàn tới tận chân trời là bạn đã tới được thác Đôi. Từ xa đã nghe tiếng nước róc rách, lại gần là tiếng ào ào của nước đổ xuống thác, khiến cho du khách cảm thấy rất ngạc nhiên và dễ chịu, thích thú.

Nằm sâu trong những cánh rừng già, thác Đôi tung bọt trắng xóa. Thác Đôi có nhiều vẻ đẹp riêng của mình vào mỗi mùa trong năm. Mùa hạ, thác Đôi đổ nước ào ào như những chàng dũng sĩ diệt giặc. Mùa đông, thác Đôi hiền hòa như những nàng công chúa mỏng manh, đẹp lạ lùng. Mùa thu, thác Đôi như một bài hát nhẹ nhàng bay bổng và sâu lắng. Mùa xuân, thác Đôi như những chú chim hót vang trời…

Thác Đôi được bắt nguồn từ đỉnh núi Cao Ba Lanh của huyện Bình Liêu cao ngất trời. Dòng nước từ trên đỉnh núi chảy qua các cánh rừng thông, rừng cây sa mộc, rồi vượt băng qua những dãy núi cao đổ vào những thác nước rồi hòa mình cùng dòng chảy ở bản Tài Chi. Thác Đôi gồm có hai thác, với độ cao ngang nhau, khoảng từ 10 đến 15m, chia làm nhiều tầng. Thác chính có dòng chảy khoảng 2km dọc theo sườn núi và những bãi cồn nhấp nhô đã tạo nên dòng chảy tuyệt đẹp.

Nước ở đây trong xanh, mát lạnh, không khí ôn hòa, giữa là một mặt hồ phẳng lặng, nhìn như một viên ngọc bích giữa lòng thác. Đó là nơi du khách có thể thả mình xuống để thưởng thức làn nước trong xanh, tinh khiết, mát lạnh như xóa tan hết mọi ưu phiền trong cuộc sống. Xung quanh thác được bao bọc bởi những cây cổ thụ, những loại hoa rừng rất đặc trưng của vùng núi Đông Bắc Quảng Ninh càng tạo nên vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết của một miền sơn cước.

Đến huyện Hải Hà, du khách không chỉ được ngắm nhìn những đồi chè xanh mướt mắt, được tham quan trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ thơ mộng của xã đảo Cái Chiên hay sự nhộn nhịp tươi mới của khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, cảnh đẹp nên thơ của những khu vườn mẫu, thôn mẫu… Một trong những điểm du lịch mới đang thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ đến tham quan, trải nghiệm đó chính là thác Đôi ở bản Tài Chi. Đến đây, du khách có thể tổ chức các buổi píc-níc cùng bạn bè, gia đình và người thân; cùng tham gia khám phá vẻ đẹp tự nhiên hoang dã của núi rừng; cùng ngâm mình dưới làn nước suối mát lạnh, nghe những bản nhạc du dương từ nước… chắc chắn sẽ tạo cho bạn cảm giác thư thái, yên bình. 

Một ngày đến thác Đôi, du khách cũng có thể tham quan và trải nghiệm cuộc sống của đồng bào dân tộc Dao nơi đây để tìm hiểu thêm về phong tục, tập quán và nét văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc từ bao đời nay của họ để cảm nhận về cuộc sống bình dị và những nét văn hóa độc đáo nơi đây. 

Thác Đôi có vẻ đẹp riêng, điều đáng nói là khi đến đây, tất cả du khách đều có cảm nhận mới lạ về một miền sơn cước hữu tình, một ấn tượng khó phai bởi vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí của núi rừng biên giới. Nhiều năm nay, huyện Hải Hà đang cùng với các ban, ngành đẩy mạnh việc khai thác, quảng bá về vẻ đẹp của thác Đôi. Cùng sản phẩm đi tham quan thác Đôi với không gian văn hóa của bản người Dao, du khách sẽ có nhiều trải nghiệm riêng của mình.

Thác Mơ

Từ quốc lộ 18A trên tuyến đường Hà Nội – Hạ Long, đến địa phận phường Đông Mai, TX Quảng Yên, đối diện bưu điện Đông Mai rẽ vào khoảng 2km, du khách sẽ đến khu du lịch Thác Mơ. Từ địa điểm dừng chân khu du lịch sinh thái này, theo biển chỉ dẫn du khách sẽ bắt đầu hành trình khám phá Thác Mơ.Thác Mơ được hình thành từ con suối Mơ nằm trên địa phận phường Đông Mai, bắt nguồn từ dãy núi kéo dài từ Yên Tử đến Yên Lập, dài chừng 2.000m. Dòng suối Mơ nước trong vắt, chảy quanh co trong khu rừng thông Yên Lập bạt ngàn qua các độ cao khác nhau. Ở mỗi điểm địa hình phân bậc, dòng suối lại tạo ra một con thác. Trên tổng chiều dài khiêm tốn của mình suối Mơ đã tạo nên 3 con thác tuyệt đẹp đó là: Thác Hoa Sen, Thác Đôi và Thác Mơ. Đây sẽ là chốn nghỉ chân thư giãn tuyệt vời cho những du khách thích được đắm mình trong không gian yên tĩnh và trong lành của thiên nhiên hoang sơ.

Trong hành trình chinh phục và khám phá Thác Mơ, du khách có thể đi theo đường đồi hoặc men theo suối. Điểm dừng chân đầu tiên của du khách đó là Thác Hoa Sen. Đây được đánh giá là thác đẹp nhất, địa điểm dòng Thác rộng rãi thoáng mát, nước mát và trong veo, du khách có thể ngồi trên những tảng đá nhẵn bóng và trơn tru, thả chân theo lực chảy của dòng nước để mát xa đôi bàn chân sau một chặng đường đi bộ. Với độ cao dòng Thác nước đổ xuống rất thích hợp cho những du khách ưa cảm giác mạnh, đặc biệt nếu có nhu cầu thả mình theo dòng nước để thư giãn. Sau ít phút nghỉ ngơi ở Thác Hoa Sen, du khách lại tiếp tục hành trình men theo bờ suối hoặc đường đồi, lên cao nữa, đó là Thác Đôi và điểm dừng chân cuối cùng là Thác Mơ.

Nếu du khách đến đây vào mùa mưa, các dòng thác trở nên mạnh mẽ hơn, tung bọt trắng xoá và tạo thành các hồ nước trong vắt dưới chân thác. Có thể nói, với một cảnh quan tự nhiên, hoang sơ, rừng cây hai bên suối kết hợp một cách hài hoà với dòng thác, chắc chắn Thác Mơ sẽ để lại cho du khách những ấn tượng khó quên. Điểm du lịch này rất thích hợp với các bạn trẻ, ưa thích loại hình du lịch mạo hiểm và khám phá các vùng đất mới.

Thác Pạc Sủi

Thác Pạc Sủi, xã Yên Than, huyện Tiên Yên, đã khiến không ít người say đắm không chỉ bởi vẻ đẹp hùng vĩ của 16 tầng thác mà còn ở sự nguyên sơ, mộc mạc, không khí trong lành, mát mẻ nơi núi rừng. Đây là điểm tham quan, thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên núi rừng khá lý tưởng trong dịp hè.

Cách trung tâm thị trấn Tiên Yên khoảng 8km, theo QL18A, vượt cầu Tiên Yên, rẽ trái rồi men theo đường phía đồi sẽ tới chân thác Pạc Sủi (thôn Pạc Sủi, xã Yên Than). Pạc Sủi theo phiên âm tiếng Hoa là Bạch Thủy có nghĩa là “nước trắng”. Thác có 16 tầng gắn với phong cảnh rừng tự nhiên, hệ thống thực vật khá phong phú, đa dạng. Mỗi tầng thác có những vẻ đẹp khác nhau và dưới 2-3 tầng thác lại có một hồ nước nhỏ, nước trong xanh và không quá sâu, nước suối trong vắt có thể nhìn thấu đáy những viên đá cuội óng ánh do ánh mặt trời soi rọi. Điều kỳ lạ ở Pạc Sủi là tầng thác trên bao giờ cũng đẹp hơn tầng thác dưới và mỗi tầng thác lại có dáng vẻ khác nhau, có tầng dốc thẳng đứng, nước chảy tung bọt trắng xoá gầm gào, có tầng lại êm đềm rì rào róc rách, có tầng lại chảy tuôn như mái tóc tiên nữ trải dài, có tầng thì nhiều rễ cây rủ xuống, có tầng thì lại nhiều hoa lan rực rỡ sắc màu… tạo thành bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Trước đây muốn vào thác Pạc Sủi du khách phải đi bộ trên đường rừng tương đối khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay việc đi lại đã khá thuận tiện, xe ô tô có thể vào tận chân thác do tuyến đường giao thông nối từ QL18A vào chân thác đã được đổ bê tông. Đặc biệt là mới đây huyện Tiên Yên đầu tư hơn 10 tỷ đồng để nâng cấp hạ tầng, gồm bãi đỗ xe rộng được đổ bê tông, tuyến đường ô tô vào đến chân thác; 2 tuyến đường đi bộ bậc đá; 3 cây cầu qua suối, cầu thang giả gỗ…

Đến Pạc Sủi du khách có thể đi bộ theo các bậc đá 2 bên thác để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các tầng thác và thoải mái ngắm phong cảnh hùng vĩ của núi rừng và dòng thác. Du khách cũng có thể men theo bờ đá 2 bên dòng thác leo ngược dòng khám phá sự kỳ thú của thiên nhiên nơi đây, lúc mệt thì ngồi trên những tảng đá tận hưởng cảm giác bình yên thư thái giữa thiên nhiên hoang dã hoặc có thể đắm mình dưới làn nước trong xanh do từng tầng thác tạo thành…

Ngoài việc được vùng vẫy thỏa thích trong làn nước mát lạnh, du khách còn được thưởng thức những đặc sản của huyện Tiên Yên, như: Gà Tiên Tên – 1 trong 50 món ăn ngon nhất Việt Nam và tìm hiểu phong tục tập quán của người dân tộc Dao nơi đây.

Thác Sú Cáu.

Nói đến thác ở Bình Liêu, người ta sẽ nghĩ ngay đến thác Khe Vằn một trong những con thác đẹp nổi tiếng đã thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đặc biệt là những ai mê phượt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chí cách đó chừng 8km còn một con thác nữa mang vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ không kém, đó là thác Sú Cáu.


Để tới được thác Sú Cáu, người ta phải đi qua bản Sú Cáu, xã Húc Động. Bản Sú Cáu nằm sâu trong núi, dưới chân ngọn Cao Ly Hùng Vĩ. Đi từ thôn Khe Vằn qua bản Sú Cáu để tới được đường mòn lên núi mất chừng 8km. Sau khi đi hết bản Sú Cáu, các bạn gửi xe ở nhà dân và thuê người dẫn đường để họ chỉ đường lên thác. Bạn có thể thuê các thanh niên nhà gần thác. Họ biết đường lại có rất nhiều kinh nghiệm đi đường rừng và xử lý các tình huống trên đường. Bạn sẽ phải băng qua một rừng tre nứa có khá nhiều vắt. Dân ở đây biết cách chống vắt rất hiệu qủa. Họ sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào và tránh đoạn nào không dừng lại để tránh bị vắt cắn.

Chinh phục hết đoạn đường, bạn sẽ tới được nơi có con thác Sú Cáu cao sừng sững, nước chảy từ trên cao xuống, uốn lượn qua các vách đá  như nhảy múa đêm ngày.Vì đường đi không dễ nên rất ít người vào thác. Cũng chính vì vậy mà con thác này vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí, chưa chịu bất cứ một tác động nào từ con người.

Con thác cao tầm 20m từ chân lên đến đỉnh. Ngay phía dưới chân thác là một hồ nước khá rộng trong xanh, có thể tắm và bơi thoải mái.Người dân ở đây khi vào rừng, khát thường vục nước suối để uống. Nước ở thác này là nước đầu nguồn nên sạch. Nước trong veo và mát lạnh, thơm mùi lá cây.

Khu vực thác có rất nhiều cây xanh. Xung quanh hồ nước dưới chân thác còn có cả những bụi cỏ xanh mướt mát, êm mượt như những thảm lụa mềm.Nhiệt độ ở đây chênh lệch khá lớn so với bên ngoài, nhất là vào mùa hè, nên vào đây bạn sẽ cảm giác cực kì mát mẻ và dễ chịu. Rất phù hợp để rủ bạn bè đi tránh nóng vào những ngày niệt độ lên cao.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button