Warren Edward Buffett sinh ngày 30 tháng 8 năm 1930 tại Omaha, Mỹ, hay còn được gọi với những cái tên: “Huyền thoại xứ Omaha”, “Hiền triết xứ Omaha” – là nhà đầu tư, doanh nhân, nhà từ thiện nổi tiếng trên thế giới. Ông là nhà đầu tư thành công nhất trên thế giới, được tạp chí Fobes xếp hạng người giàu thứ 2 thế giới sau Bill Gates với tài sản ước tính lên tới 73 tỷ USD. Không chỉ có vậy, Buffett còn đưa ra rất nhiều lời khuyên và những kinh nghiệm hữu ích về cách tạo dựng sự giàu có mà ai cũng có thể làm theo. Bạn có muốn học hỏi để giàu có không? Sau đây là những lời khuyên mà nhà “Hiền triết xứ Omaha” dành cho bạn.
Đầu tư vào bản thân
“Bất kỳ điều gì bạn làm để nâng cao khả năng, nuôi dưỡng tài năng và nâng cao giá trị của bạn sẽ được đền đáp” – Buffett thường nói như vậy, tức là bạn nên đầu tư vào bản thân mình nhiều nhất và bằng mọi cách có thể, từ chăm sóc cơ thể, đến tìm kiếm công việc và đầu tư giáo dục. Khi đầu tư và bản thân mình, kết quả sẽ tăng lên rất nhiều lần, và không giống như tài sản khác, không ai lấy đi được kỹ năng và năng lực của bạn.
Điều này đồng nghĩa với việc, bạn tham gia các khoá đào tạo, hay làm các tình nguyện viên, hoặc làm doanh nghiệp, bất cứ công việc gì giúp bạn trở nên sáng suốt và thông minh hơn đều sẽ giúp bạn trở nên giàu có.
Luôn sẵn sàng với nhiều tiền mặt
Chiến lược phòng ngừa rủi ro (risk-averse), là một trong những chiến lược nổi tiếng của nhà đầu tư vĩ đại Buffett. Ông cho biết Berkshire Hathaway luôn có ít nhất 20 tỷ USD – hoặc nhiều hơn – tiền mặt, sẵn sàng được rút ra để chi trả trong trường hợp cần thiết. Nhiều người cho rằng, như vậy là mất đi một khoản lớn lợi nhuận từ khối tiền mặt dư thừa này, bản thân Buffett cũng biết và phải chấp nhận như một sự hy sinh, Nhưng chính chiến lược này, đã giúp Berkshire Hathaway tồn tại qua cuộc khủng khoảng năm 2008, khi rất nhiều doanh nghiệp lớn điêu đứng hoặc phải tuyên bố phá sản.
Như vậy, có sẵn tiền mặt với một doanh nhân là vô cùng quan trọng, để sẵn sàng chi trả cho mọi rủi ro. Buffett từng nói: “tiền mặt đối với doanh nghiệp giống như ôxy đối với cơ thể người”.
Đừng bao giờ đánh mất tiền
“Nguyên tắc 1: Không bao giờ làm mất tiền. Nguyên tắc 2: Không bao giờ được quên nguyên tắc 1”
Đương nhiên rồi, đây là điều hiển nhiên, Buffett hay chúng ta, không ai muốn đánh mất tiền cả.
Nhưng nếu nghĩ một cách xa xôi hơn, các bạn sẽ thấy đó là một lời khuyên rất khôn ngoan. Không nên mạo hiểm những gì bạn cần chi để có được cái bạn muốn mà thôi. Luôn ghi nhớ nguyên tắc này, để tránh rủi ro, bản thân Buffett cũng đã kiềm chế những vụ đầu tư mạo hiểm có thể kiếm về những món hời lớn như đầu tư vào công nghệ và theo thời gian chiến lược tránh rủi ro của ông đã mang lại những kết quả ngoạn mục.
Thói quen tài chính lành mạnh
“Hầu hết mọi hành xử đều là thói quen”, “và người ta nói rằng chuỗi thói quen quá nhẹ để cảm nhận, và quá nặng để phá vỡ thói quen ấy” – Buffett đã từng phát biểu cho các sinh viên trường đại học nghe như vậy.
Tất cả chúng ta, ai cũng có những thói quen muốn phá vỡ, và những thói quen cần tạo dựng. Điều quan trọng, là hình thành thói quen muốn tiết kiệm tiền bạc. Hãy tận dụng mọi cơ hội chiết khấu khi thanh toán vào khoản tiết kiệm của bạn hoặc tài khoản đầu tư để tạo dựng thói quen tốt này.
Đặt mục tiêu dài hạn
Buffett từng nói rằng, sai lầm lớn nhất của mọi người chính là cố nắm bắt làn sóng giá cả ngày một tăng, và cố gắng thu hồi lợi nhuận một cách nhanh nhất và ngắn hạn nhất có thể. Lối suy nghĩ đó, thường sẽ khiến con người ta rơi vào rắc rối, mà hãy tạo cho mình “tầm nhìn nhiều thập kỷ”. Thay vì cố gắng kiếm tiền một cách nhanh chóng, bạn hãy nâng cao sức mua của chính mình trong suốt cuộc đời. Đó thực sự là một lời khuyên hữu ích, cho những cố gắng lâu dài.
Tìm kiếm mức giá thấp nhưng giá trị cao
“Giá trị là thứ chúng ta nhận được, còn giá là thứ chúng ta phải trả”
Buffett đã nói như vậy với các cổ đông của Berkshire Hathaway. Bạn có thể đang mất tiền, khi bạn trả giá cao hơn giá trị của món đồ bạn muốn. Giống như khi mọi người ồ ạt mua vào từ cổ phiếu, cho tới bất động sản… thì thị trường đang bị đẩy giá lên quá mức.
Bufffet viết: “Bất kể chúng ta đang bàn về món đồ gì, tôi muốn mua những sản phẩm chất lượng khi chúng được giảm giá” – đó quả là một phương pháp khôn ngoan.