Hệ Thần Kinh

Top 6 Cách chữa đau thần kinh tọa bằng cây thuốc quanh nhà

Đau thần kinh tọa hay gặp ở người trung niên, phải vận động nhiều và thường xuyên mang vác đồ nặng. Người bệnh sẽ có biểu hiện đau vùng thắt lưng, đau lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân, đi lại khó khăn. Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ ngày càng nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Điều trị đau thần kinh tọa bằng Tây y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ trong khi đó các bài thuốc nam lại được đánh giá an toàn và lành tính hơn. Chính vì thế, nhiều người có xu hướng lựa chọn các bài thuốc dân gian. Những cách chữa đau thần kinh tọa dưới đây chắc chắn sẽ là “bí kíp” loại bỏ cơn đau nhức mà bạn không nên bỏ qua.

Cách trị đau thần kinh tọa bằng lá lốt

Lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, vị hơi the,có tính kháng khuẩn, giảm đau nên thường được dùng nhiều trong việc điều trị bệnh xương khớp, viêm, nhiễm trùng. Nhiều nghiên cứu y học hiện đại cho biết, lá và thân cây lá lốt có chứa ancaloit giảm đau, gây tê nên có thể cải thiện cơn đau nhức do bệnh xương khớp, thần kinh tọa.

Một số nghiên cứu của y học hiện đại cho biết, trong lá lốt có chứa các hoạt chất quan trọng, có khả năng khắc phục triệu chứng bệnh thần kinh tọa như: ancaloit, beta – caryophylen và benzyl axetat. Đây là chất có công dụng giảm đau, sưng, kháng viêm, kháng khuẩn nên có thể cải thiện cơn đau nhức, tê bì do dây thần kinh tọa bị chèn ép.

Hướng dẫn bài thuốc trị đau thần kinh tọa bằng lá lốt

Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị:
  1. 12 gam rễ lá lốt
  2. 12 gam thiên niên kiện
  3. 16 gam cẩu tích
  4. 8 gam quế chi
  5. 8 gam ngải cứu
  6. 8 gam chỉ xác
  7. 8 gam trần bì
  8. 12 gam ngưu tất
  9. 12 gam xuyên khung
  • Cách thực hiện: Đem sắc tất cả những vị thuốc trên, ngày uống một thang.

Bài thuốc 2: Lá lốt và muối hột

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị:
  1. 200 gam lá lốt tươi
  2. 400 gam muối hột
  • Cách thực hiện bài thuốc:
  1. Lá lốt đem rửa sạch, để ráo nước, giã nhuyễn.
  2. Đun nóng chảo, cho lá lốt và muối hột vào rang nóng.
  3. Bọc hỗn hơn trên vào một túi vải mỏng, sạch rồi đắp lên vùng lưng bị đau.
  4. Thực hiện 3 lần một ngày để thấy được hiệu quả giảm đau của bài thuốc.

Bài thuốc 3: Lá lốt và rượu gạo

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị:
  1. 1.5 lít rượu gạo
  2. 200 gam rễ cây lá lốt
  • Cách thực hiện hiệu quả:
  1. Ngâm rễ lá lốt với rượu trắng trong một bình thủy tinh, sau một tháng là có thể dùng được.
  2. Bôi rượu lá lốt lên vùng lưng bị đau, xoa bóp nhẹ nhàng để dược chất thẩm thấu đều, tan biến cơn đau.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm lá lốt vào trong món ăn hằng ngày như: thịt bò lá lốt, lá lốt trộn rau sống… cũng rất tốt cho sức khỏe và bệnh thần kinh tọa.

Các dược chất trong lá lốt cần mất nhiều thời gian mới phát huy công dụng trị bệnh. Do đó, bạn cần thực hiện kiên trì, tránh ngắt quảng. Bài thuốc chỉ có tác dụng giảm đau cho những trường hợp đau thần kinh tọa vừa và nhẹ, mới chớm bệnh, không có khả năng điều trị bệnh tận gốc. Đối với trường hợp đau nghiêm trọng, âm ỉ, kéo dài, chân tê bì mất cảm giác, bài thuốc hầu như không phát huy tác dụng. Do đó, người bệnh nên tìm kiếm phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.

Cách chữa đau thần kinh tọa bằng sữa tỏi

Người bị đau thần kinh tọa thường phải đối mặt với những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng rất nhiều đến những hoạt động hằng ngày và chất lượng cuộc sống. Bên cạnh sử dụng những phương pháp y học hiện đại để chữa trị, người bị đau thần kinh tọa có thể chế biến sữa tỏi tại nhà để đẩy lùi tình trạng bệnh.

Sữa tỏi là một vị thuốc chữa đau thần kinh tọa hiệu quả bởi những thành phần dinh dưỡng của sữa tỏi được nêu ở trên có tác dụng giúp kháng viêm và chống oxy hóa cho người bệnh. Ngoài ra, những kháng sinh tự nhiên có trong sữa tỏi giúp cơ thể chống lại những vi sinh vật có hại cho cơ thể, giúp giảm đau ở những người bị đau thần kinh tọa do mất sự cân bằng của những vi khuẩn có lợi làm gia tăng sự viêm nhiễm. Sữa tỏi được xem là một thần dược giúp chữa trị bệnh đau thần kinh tọa bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa tỏi và sữa. Các thành phần có trong tỏi giúp sát trùng, cải thiện tiêu hóa, loại bỏ độc tố, chống viêm, giảm đau hiệu quả. Trong khi đó, sữa chứa nhiều canxi giúp hệ xương chắc khỏe hơn.


Cách làm sữa tỏi chữa đau thần kinh tọa

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm:
  1. 5 củ tỏi.
  2. 250ml sữa bò, sữa gạo, sữa đậu nành hay sữa hạnh nhân tùy thích.
  3. 2 muỗng canh mật ong khoảng 50g.
  • Cách thực hiện:
  1. Cách 1: Tỏi đem đi bóc vỏ, sau đó đập dập hoặc thái lát mỏng để giúp tỏi giải phóng được toàn bộ các chất tự nhiên có trong tỏi. Cho tỏi, mật ong vào sữa và bắt lên bếp để nấu nhỏ lửa trong vòng 15 phút.
  2. Cách 2: bạn có thể cắt tỏi thành từng lát mỏng rồi cho vào sữa ngâm trong vòng 2 giờ thay vì nấu lên.
  • Cách sử dụng sữa tỏi:
  1. Sữa tỏi sau khi chế biến xong bạn đem ra sử dụng. Mỗi ngày nên uống khoảng 200ml – 250ml sữa tỏi sẽ có tác dụng chữa bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả.
  2. Uống đến khi nào bạn cảm thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

Mặc dù sữa tỏi có tác dụng chữa trị bệnh đau thần kinh tọa, tuy nhiên trong quá trình sử dụng bạn nên kết hợp một chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý để đẩy lùi bệnh nhanh hơn: Bổ sung nhiều loại thức ăn chứa canxi, vitamin và khoáng chất sẽ tốt cho người bệnh và tăng cường sức đề kháng. Thường xuyên luyện tập những bài tập dành cho người bị đau thần kinh tọa. Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý cho người bệnh đau thần kinh tọa. Giữ tinh thần thoải mái, tránh căn thẳng để bệnh được cải thiện nhanh hơn.

Sử dụng gừng chữa đau thần kinh tọa

Chúng ta đã quá quen thuộc với việc dùng gừng chữa bệnh cảm cúm, nhức mỏi… Nhưng có lẽ ít người biết rằng dùng gừng để uống và bôi ngoài da cũng có thể xóa tan cơn đau thần kinh tọa đấy!

Gừng là thực phẩm chống viêm rất mạnh bởi chúng chứa hàm lượng kali cao (thiếu kali sẽ khiến cho cơn đau thần kinh tọa thêm trầm trọng). Dưới đây là 2 cách chữa đau thần kinh tọa bằng gừng khá đơn giản, bạn có thể thực hiện tại nhà.

  • Trà gừng: Cho 1 muỗng cà phê bột gừng, 2-3 lát gừng tươi, 1 thìa mật ong, 1 muỗng nước cốt chanh vào cốc nước nóng. Khuấy đều, để nước nguội bớt rồi uống ngay sau đó. Dùng khi bụng đói.
  • Nhai gừng khô hoặc tươi: Nhai một miếng gừng tươi trong 5 phút rồi nhổ ra (không nuốt). Thực hiện nhiều lần trong ngày. Nếu không nhai được gừng tươi bạn có thể dùng vài lát gừng khô, lúc này có thể nuốt cả nước và bã gừng.

Chữa thần kinh tọa bằng cây rau má

Rau má có tác dụng giải nhiệt, giải độc, giảm đau, đặc biệt là nước cốt rau má có tác dụng chữa trị đau thần kinh tọa rất tốt. Mỗi ngày uống hai cốc nước rau má sẽ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Đồng thời, sử dụng thường xuyên còn giúp người bệnh dễ ăn, dễ ngủ và tăng cường sức khỏe.

  1. Lấy một nắm rau má rửa thật sạch 
  2. Bỏ rau má vào máy xay sinh tố rồi tiến hành xay cùng 1 chút nước. 
  3. Lọc bỏ phần bã lá rồi hòa thêm một chút đường cho dễ uống. 
  4. Áp dụng mỗi ngày từ 1-2 lần sẽ thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện.

Cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu

Đau nhức từ hông lan xuống mông, đến bàn chân là triệu chứng mà hầu hết những người bị đau thần kinh tọa đều gặp phải. Ngải cứu có chứa hoạt chất giảm đau, chống viêm, có thể làm xoa dịu cơn đau nhức do bệnh mang lại. Nhìn chung, cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu tương đối đơn giản, giảm đau nhanh mà không gây tác dụng phụ như một số loại thuốc Tây y.


Hướng dẫn cách dùng ngải cứu trị bệnh đau thần kinh tọa


Ngải cứu và mật ong

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị:
  1. 300 gam ngải cứu
  2. 2 muỗng mật ong
  • Cách thực hiện:
  1. Ngải cứu đem rửa sạch, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt.
  2. Trộn nước cốt ngải cứu với mật ong, uống hỗn hợp trên liên tục trong 1 – 2 tuần.

Ngải cứu và muối hạt

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị:
  1. Muối hạt
  2. Lá ngải cứu
  • Cách thực hiện hiệu quả:
  1. Rang muối hạt và ngải cứu cho nóng, sau đó cho vào trong một túi vải rồi chườm lên khu vực bị đau thần kinh tọa.
  2. Thực thiện 2 lần mỗi ngày. Cúc tần có thể được dùng thay thế ngải cứu mà không làm ảnh hưởng đến mức độ công hiệu của bài thuốc trị bệnh.

Mẹo trị đau thần kinh tọa bằng ngải cứu có khả năng cải thiện triệu chứng tê bại, đau nhức mỏi do đau thần kinh tọa vừa và nhẹ, tuy nhiên, cách làm trên không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Các trường hợp đau nghiêm trọng, dữ dội nên đi thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bài thuốc sử dụng cỏ xước

Cỏ xước hay còn gọi là ngưu tất nam, thổ ngưu tất được trồng nhiều ở vùng phía đông và nam châu Á. Cây cỏ xước không chỉ được dùng trong điều trị bệnh mà còn được sử dụng như một loại thực phẩm trong ẩm thực.

  •  Nguyên liệu: 20 gram cỏ xước, 20 gram ý dĩ, 16 gram lá lốt, 16 gram đỗ trọng; thiên niên kiện, củ ráy khô, tô mộc, cẩu tích, ngải cứu, lá thông mỗi loại 12 gram.
  • Cách thực hiện – Cách sử dụng: Đem các thảo dược sắc lấy nước uống, mỗi ngày sử dụng 2 lần sau mỗi bữa ăn. Sử dụng liên tục 10 ngày để thuốc phát huy tác dụng.

Việc điều trị thần kinh tọa bằng Cỏ xước cần người bệnh sử dụng thuốc trong khoảng thời gian dài, bởi thuốc không phát huy tác dụng tức thời như các loại thuốc đặc hiệu. Sử dụng các bài thuốc Đông y không những đem lại hiệu quả điều trị bệnh mà còn là “thần dược” bảo vệ sức khỏe, không gây ra các tác dụng phụ. Ngoài việc chữa đau thần kinh tọa bằng thuốc, cần kết hợp với các phương pháp điều trị đông y như: châm cứu, xoa bóp,… Bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button