Danh Sách Tổng Hợp

Top 6 Bài văn thuyết minh về cây ngô

Cây ngô là loại cây vô cùng quen thuộc với mỗi chúng ta. Tuy nhiên không phải bất cứ bạn trẻ nào cũng hiểu rõ về cây ngô đặc biệt là các bạn trẻ ở thành thị. Việc thuyết minh về cây ngô mà không hiểu về nó thì thật là khó khăn phải không nào? Đừng lo lắng đã có giúp các bạn giải quyết khó khăn đó thông qua các bài văn thuyết minh về cây ngô ngay sau đây. Hi vọng với những gợi ý này của Danhsachtop bạn sẽ có thêm những hiểu biết về cây ngô để hoàn thiện hơn cho bài thuyết minh của riêng mình bạn nhé!

Thuyết minh về cây ngô bài 2

Trong họ hàng các loài cây lương thực, bên cạnh lúa là loại lương thực chính cung cấp tinh bột cho con người, chúng ta còn có ngô cũng là một cây hết sức quan trọng. Tuy trong cuộc sống hàng ngày ngô không góp mặt nhiều nhưng vị trí của nó không thể thay thế được.

Người ta cho rằng ngô có nguồn gốc ở Trung Mỹ, sau đó lan ra toàn châu Mỹ. Ngô lan tỏa rộng rãi ra toàn thế giới sau khi người châu Âu đặt chân đến châu Mỹ vào cuối thế 15, đầu thế kỉ 16. Ngô là lương thực chính của phần lớn các nước thuộc vùng Trung Mĩ, Nam Mĩ và quần đảo Caribe. Trong dân gian có truyền thuyết Phùng Khắc Khoan- một danh nhân lịch sử thời vua Lê chúa Trịnh là người đầu tiên đã mưu trí vượt qua mọi trở ngại, đem hạt giống ngô từ phương Bắc vào nước ta. Hạt ngô khi ấy còn được gọi là “ngọc mễ”, nghĩa là gạo ngọc.

Thân ngô trông tương tự như thân của các loài tre. Thân cây thẳng, đặc và khá chắc, có thể cao từ 2 – 3 mét. Thân ngô trưởng thành bao gồm nhiều lóng nằm giữa các đốt và kết thúc bằng bông cờ. Lá ngô được cấu tạo bởi bẹ lá, phiến lá và lưỡi lá. Lá ngô dài, nhọn như lưỡi mác, tỏa ra từ mỗi mấu với bẹ nhẵn. Ngô có hệ rễ chùm tiêu biểu cho bộ rễ các cây họ hòa thảo. Ngô có 3 loại rễ chính: rễ mầm, rễ đốt và rễ chân kiềng. Các bắp ngô (bẹ ngô) là các cụm hoa cái hình bông, được bao bọc trong một số lớp lá, và được các lá này bao chặt vào thân đến mức chúng không lộ ra cho đến khi xuất hiện các râu ngô màu hung vàng từ vòng lá vào cuối của bắp ngô. Râu ngô thuôn dài trông giống như một búi tóc, ban đầu màu xanh lục và sau đó chuyển dần sang màu hung đỏ hay hung vàng. Các hạt ngô có màu như ánh đen, xám xanh, đỏ, trắng và vàng. Ngô sinh sản bằng hình thức giao phấn. Hoa đực và hoa cái thụ phấn với nhau nhờ gió.

Ngô là một loại thực phẩm gần gũi với con người, cung cấp, bổ sung một lượng dinh dưỡng thiết yếu. Một vài món ăn tiêu biểu từ ngô như bỏng ngô, bánh ngô. Chính ngô đã cứu sống biết bao người dân Việt Nam trong những ngày chiến tranh đói kém. Hạt ngô, lõi ngô cũng được chế biến làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Ngô cũng được dùng để nấu rượu. Bên cạnh đó, ngô còn làm nguyên liệu sinh học để sản xuất etanol. Râu ngô cũng là một loại thảo dược khá tốt. Người ta hay dùng râu ngô nấu nước uống để làm mát cho cơ thể. Ngô khá phổ biến tại Hoa Kỳ nhưng hầu như không thấy tại châu Âu.

Ngô được gieo trồng rộng khắp thế giới với sản lượng hàng năm cao hơn bất kỳ cây lương thực nào. Trong khi Hoa Kỳ sản xuất gần một nửa sản lượng chung của thế giới thì các nước sản xuất hàng đầu khác còn có Trung Quốc, Brazil, Mexico, Argentina, Ấn Độ, Pháp, Indonesia, Nam Phi và Italia.Ngô sinh trưởng từ hạt. Do ngô chịu lạnh kém nên trong khu vực ôn đới người ta trồng ngô vào mùa xuân. Ngô là loại cây ngắn ngày, sống được trên nhiều loại đất nhưng cần chú ý tưới nước cho ngô, đặc biệt là vào những ngày khô hạn. Để ngô đạt năng suất cao, người ta có nhiều biện pháp để tự thụ phấn cho cây. Một số giống ngô phổ biến là ngô nếp, ngô tẻ, ngô đá. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, người ta càng ngày càng sáng tạo ra nhiều loại ngô cho năng suất cao hơn.

Cuộc sống ngày càng hiện đại, có càng nhiều các loại thực phẩm phong phú, đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của con người nhưng vị trí của ngô không thể nào thay thế được. Trong tương lai, ngô vẫn sẽ là một người bạn đồng hành gần gũi trong những bữa ăn của chúng ta.

Thuyết minh về cây ngô bài 1

Cây bắp còn hay được gọi là cây ngô là một loại cây lương thực có giá trị cao và cũng là một loại cây hết sức đặc biệt được người dân Việt Nam trồng nhiều vì ta được thuận lợi về thời tiết và tự nhiên.

Người ta cho rằng ngô có nguồn gốc ở Trung Mỹ, sau đó lan ra toàn châu Mỹ. Ngô lan tỏa rộng rãi ra toàn thế giới sau khi người châu Âu đặt chân đến châu Mĩ vào cuối thế 15, đầu thế kỉ 16. Ngô là lương thực chính của phần lớn các nước thuộc vùng Trung Mĩ, Nam Mĩ và quần đảo Caribe. Trong dân gian có truyền thuyết Phùng Khắc Khoan- một danh nhân lịch sử thời vua Lê chúa Trịnh là người đầu tiên đã mưu trí vượt qua mọi trở ngại, đem hạt giống ngô từ phương Bắc vào nước ta. Hạt ngô khi ấy còn được gọi là “ngọc mễ”, nghĩa là gạo ngọc. Ngoài là cây lương thực, bắp còn là một loại cây cho quả hết sức đặc biệt.

Thân cây của ngô đặc và chắc, dài từ 2 đến 3 mét, giống tre có nhiều nấc, mỗi nấc dài khoảng 10-15cm. Lá ngô được cấu tạo bởi bẹ lá, phiến lá và lưỡi lá. Lá ngô dài, sắc và thường có một gân lá ở giữa. Ngô có hệ rễ chùm tiêu biểu cho bộ rễ các cây họ hòa thảo. Ngô có 3 lọai rễ chính: rễ mầm, rễ đốt và rễ chân kiềng. Bắp ngô được bao bọc trong một lớp lá, giống hình hoa chuối. Các lá này bao chặt vào thân đến mức chúng không lộ ra cho đến khi xuất hiện các râu ngô màu hung vàng từ vòng lá vào cuối của bắp ngô. Râu ngô là các núm nhụy thuôn dài trông giống như một búi tóc, ban đầu màu xanh lục và sau đó chuyển dần sang màu hung đỏ hay hung vàng. Các hạt ngô có kích thước cỡ hạt đậu Hà Lan, và bám chặt thành các hàng tương đối đều xung quanh một lõi trắng để tạo ra bắp ngô. Mỗi bắp ngô dài khoảng 10 – 25 cm, chứa khoảng 200 – 400 hạt. Các hạt có màu như ánh đen, xám xanh, đỏ, trắng và vàng.

Ngô có thể sống ở rất nhiều nơi vì đây là một cây lương thực rất dễ thích nghi và dễ cho quả. Cây ngô có giá trị kinh tế rất cao và có giá trị dinh dưỡng. Một vài món ăn tiêu biểu làm từ ngô là bắp rang bơ, bỏng ngô, ngô luộc, ngô nướng. Vì hạt ngô ngọt nên có thể làm chè hay làm nước lẩu (nước súp) trở nên ngọt hơn. Ta có thể ăn ngô thay cho cơm cũng được vì bắp cũng có giá trị tinh bột gần như là tương đương với cơm. Ngoài cây ngô, hạt ngô và lá ngô cũng có thể cho động vật ăn.

Cây ngô là một cây lương thực có giá trị cao. Khi ăn ngô chúng ta không có cảm giác ngán hay khó chịu và cũng chưa ai từng bị dị ứng với bắp nên chúng ta nên phát huy loài cây giá trị này.

Thuyết minh về cây ngô bài 5

Đối với những ai sống ở một đất nước nông nghiệp như Việt Nam thì hẳn sẽ biết đến cây ngô. Ngô là một loại cây gần gũi thân thuộc, góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế quốc gia, loại cây lương thực gần gũi đã gắn bó với từng vùng miền trên tổ quốc.

Cây ngô hay còn được gọi là cây bắp, cây bẹ là một loại cây có nguồn gốc, xuất hiện đầu tiên ở Mexico và Peru. Theo các nhà nghiên cứu, ngô đã bắt đầu xuất hiện từ hơn 60 nghìn năm trước. Cây ngô quả thực đã gắn bó với con người trong suốt chiều dài phát triển và tiến hóa, trở thành một ngồn lương thực trọng yếu. Với Việt Nam, ngô được du nhập vào từ Trung Quốc với tên gọi ban đầu là lúa ngô. Thân cây ngô khá nhỏ, cứng, chắc, nhìn giống thân tre thu nhỏ, các khớp nối cách nhau khoảng 20-30cm. Rễ cây ngô là loại dễ chùm, nhưng bám vào đất khá nông, có thể dễ dàng nhổ lên được. Lá cây to, dài và rộng, hình mũi mác, lá cây màu xanh thẫm. Lá ở gần gốc thường sẽ gắn và tõe ra hơn. Ngoài ra ngô còn có lá bi là những lá màu xanh non ôm lấy bắp ngô để bao vệ bắp khỏi côn trùng. Bắp ngô hây chính là hoa cái hình thành nên, lúc mới đầu, ta sẽ không thể nhìn thấy bên trong bắp ngô vì chúng được bọc bằng lớp lá bi rất kĩ, chỉ khi râu ngô bắt đầu xuất hiện từ vòng lá vào, bắp đủ to. Râu ngô hay chính là núm nhụy, thuôn dài, lúc đầu mang màu xanh lục, về sau mới chuyển sang màu vàng hay đỏ nâu. Hoa đực của cây ngô là những bông cờ, mọc thành chùm ở ngọn cây ngô.

Ngô có rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại vừa mang nét chung của cây cũng có những đặc trưng riêng của mình. Phổ biến nhất ngô nếp-hạt dẻo, thơm; ngô đồng- dùng làm thức ăn chăn nuôi là chủ yếu. Ngoài ra còn có các loại ngô khác như: ngô ngọt, ngô nổ, ngô bột, ngô đá. Cây ngô là một loại cây khá dễ trồng, chú ý khi trồng nên tạo khoảng cách hợp lí giữa các cây và trồng thành hàng. Để cây ngô phát triển tốt nhất, cần chú ý đến nhưng điều kiên cơ bản, tươi tiêu, chăm bón, vun xới đất trồng. Đặc tính của Ngô là cần thời gian ban đêm dài, nếu thời gian ban ngày quá lớn, chúng sẽ phát triển rất cao và không có điều kiện ra hoa.

Ngô mang những giá trị dinh dưỡng rất cao nên mới được trồng phổ biến như vậy. Từ trước kia khi đất nước ta còn trog những năm đói kém, nhân dân thường ăn ngô, bột ngô là chủ yếu. Cho đến nay, ngô vẫn là loại cây lương thực chủ yếu chỉ đứng sau gạo và lúa mì. Chất dinh dưỡng tư ngô đa dạng nên rất bổ dưỡng cho cơ thể. Ngô có thể được dùng để chế biến nhiều món ăn đa dạng, món ngô luộc phổ biến, ngô được dùng trong salad, những món hiện nay còn thường dùng ngô non tạo hương vị mới lạ lại đẹp mắt. Ngô còn được dùng để làm sữa uống vô cùng bổ dưỡng. Về kinh tế, đối với một đất nước nông nghiệp như nước ta thì giá trị kinh tế mà một cây lương thực như cây ngô mang lại là một con số không nhỏ. Ngô được dùng để xuất khẩu khá nhiều, thu được lợi nhuận tốt và hình thành thương hiệu quốc gia với các thị trường quốc tế.

Ngày nay nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng, từ động vật và thực vật, đều rất đa dạng và phong phú, chế biến rất nhiều món ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, cây ngô, với vai trò là một cây lương thực quan trọng, chưa bao giờ đánh mất đi vị trí của mình.

Thuyết minh về cây ngô bài 6

Là một đất nước nông nghiệp, đất nước Việt Nam được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng những điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng như thời tiết. Nhờ vậy mà nhân dân ta từ xưa đã có thể gieo trồng những loại cây lương thực để làm nguồn thức ăn cũng như có thể xuất khẩu chúng ra nước ngoài giúp gia tăng kinh tế cho đất nước. Bên cạnh lúa gạo, khoai mì là nguồn lương thực chính thì cây ngô cũng là loại cây quen thuộc đem lại nhiều giá trị quan trọng không thể thiếu trong đời sống.

Theo như các nhà nghiên cứu, ngô là một loại cây lương thực có nguồn gốc tử Trung Mĩ, sau đó dần phổ biến ở khắp Châu Mĩ. Ngô được đến với tay người nông dân ở khắp nơi trên thế giới khi có sự tiếp xúc giữa người Châu Âu và Châu Mĩ vào cuối thế kỉ 15 – đầu thế kỷ 16. Cây ngô được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc. Ngày nay các quốc gia châu Mĩ là nơi có sản lượng ngô cao nhất trên thế giới.

Rễ cây ngô thuộc loại rễ chùm nên rễ của cây thường bám khá nông, không ăn sâu vào lòng đất. Thân ngô nhỏ, khá chắc và cứng. Thân cây ngô có hình trụ, thẳng và chăc có chiều cao khoảng 2, 3 mét tùy vào khả năng chăm sóc và giống ngô, đường kính trung bính khoảng độ 4 cm. Các thân ngô khá giống thân tre, được chia ra các đốt khác nhau. Các bẹ ngô được tỏa ra từ các mấu ở thân cây ngô. Trên đỉnh là cụm hoa đuôi sóc hình chùy chứa các hoa đực, được gọi là cờ ngô. Lá ngô màu xanh non, to, dài và rộng, càng về phần gốc thì càng ngắn hơn. Ngô còn có loại lá gọi là lá bi thường ôm sát lấy bắp ngô, bảo vệ khỏi sự tấn công của côn trùng. Bắp ngô là các cụm hoa cái thành bông. Hoa này thường mọc ở các nách lá, đến một thời điểm nhất định trở thành bắp. Trên mỗi đầu bắp người ta thường thấy những sợi dài màu nâu hoặc nâu vàng được gọi là râu ngô. Các lớp lá xanh bọc kín lấy bắp ngô. Muốn nhìn thấy bắp ngô bên trong thì phải kiên trì bóc tách các lớp lá bên ngoài. Ngô có nhiều loại khác nhau: ngô nếp thì hạt ngô dẻo như nếp; ngô đồng, ngô đá thì chủ yếu làm thức ăn chăn nuôi; ngô ngọt thì có vị ngọt, là loại ngô tiêu chuẩn được làm thành một loại rau….

Ngô là loại lương thực chứa nhiều tinh bột chỉ đứng sau lúa gạo và khoai mì. Ngô chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể con người. Những món ăn được chế biến từ ngô luôn là lựa chọn không thể thiếu trong các nhà hàng nổi tiếng. Hạt ngô được bóc tách được xào với rau củ khiến món ăn trở nên bắt mắt. Chè ngô, nước ngô là những món ngọt tuyệt vời đối với những người sành ăn. Đặc biệt, ai mà chẳng từng phát cuồng với món bắp rang bơ huyền thoại tỏa hương quyến rũ trong những rạp chiếu phim. Không chỉ vậy, ngô còn đem lại những giá trị kinh tế lớn lao cho đất nước. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam thì ngô là môt trong những cây trồng quan trọng của nền nông nghiệp, được đem đi xuất khẩu nước ngoài, mang lại lợi ích và nguồn thu nhập không nhỏ cho những bà con nông dân, giúp cải thiện đời sống nghèo khổ, cơ cực của họ.

Ngày nay, người ta đã có những phát minh về giống ngô biến đổi gen có khả năng chống chịu lại sâu bệnh hay thuốc diệt cỏ, đem lại năng suất cao hơn cho người nông dân. Mang trong mình nhiều giá trị dinh dưỡng cũng như kinh tế, con người cần có cách gieo trồng và biện pháp chăm sóc hợp lí, luân canh vào các vụ mùa để có thể gia tăng sản xuất, đem lại hiệu quả tốt nhất.

Cuộc sống ngày càng phát triển, con người ngày càng được ăn ngon hơn, sống cuộc sống sung sướng hơn nhưng ngô vẫn là người bạn đồng hành không thể thay thế đã từng cùng con người gắn bó qua những năm tháng đói khổ. Vì vậy, con người phải biết trân trọng những gì mà thiên nhiên ban tặng và tận dụng những giá trị lợi ích ngô đem lại để có thể phục vụ và nâng cao chất lượng cuốc sống của mình.

Thuyết minh về cây ngô bài 3

Trong cuộc sống hằng ngày, ngô là một thực phẩm dinh dưỡng không thể thiếu. Nó đem lại cho con người nguồn thu nhập kinh tế cao và rất phổ biến đối với con người Việt. Đặc biệt cây ngô chính là người bạn đồng hành cũng cuộc sống của người nông dân.

Theo như các nhà khoa học nghiên cứu cho rằng, ngô, bắp là một loại cây lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra khắp châu Mỹ. Ngô lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16. Các giống ngô lai ghép được các nông dân ưa chuộng hơn so với các giống, thứ ngô thông thường do có năng suất cao vì có ưu thế giống lai. Ngày nay, ngô càng trở nên phổ biến và trở thành cây lương thực chính của con người Việt Nam. Hạt ngô khi ấy còn được gọi là “ngọc mễ”, nghĩa là gạo ngọc.

Thân cây ngô trông tương tự như thân cây của các loài tre và các khớp nối. Thân thẳng, chắc, cao khoảng 2, 3 mét. Ngô có hình thái phát triển rất khác biệt; các lá hình mũi mác rộng bản, dài 50 – 100cm và rộng 5 – 10 cm. Thân cây có nhiều mấu, từ các mấu tỏa ra nhiều bẹ. Trên đỉnh của thân cây là cụm hoa đuôi sóc hình chùy chứa các hoa đực, được gọi là cờ ngô. Lá ngô có màu xanh non, cũng khá um tùm, thỉnh thoảng còn có lông. Ngô có 3 loại rễ chính: rễ mầm, rễ đốt và rễ chân kiềng.

Dưới các lá này và ôm sát thân cây là các bắp. Khi còn non chúng dài ra khoảng 3cm mỗi ngày. Từ các đốt ở phía dưới sinh ra một số rễ. Mỗi 1 râu ngô đều có thể được thụ phấn để tạo ra một hạt ngô trên bắp. Các bắp ngô là các cụm hoa cái hình bông, được bao bọc trong một số lớp lá, và được các lá này bao chặt vào thân đến mức chúng không lộ ra cho đến khi xuất hiện các râu ngô màu hung vàng từ vòng lá vào cuối của bắp ngô. Râu ngô ban đầu màu xanh lục và sau đó chuyển dần sang màu đỏ hay màu vàng. Ngày nay có nhiều loại ngô với nhiều màu sắc như ngô đỏ, vàng, trắng ngà,… Còn có loại ngô ngọt vàng óng.

Ngô là loại thực vật cần thời gian ban đêm dài và ra hoa trong một lượng nhất định ngày nhiệt độ tăng trưởng > 10 °C (50 °F) trong môi trường mà nó thích nghi. Do ngô chịu lạnh kém nên trong khu vực ôn đới người ta trồng ngô vào mùa xuân. Ngô là loại cây ngắn ngày, sống được trên nhiều loại đất nhưng cần chú ý tưới nước cho ngô, đặc biệt là vào những ngày khô hạn.

Ngô là loại cây lương thực chủ yếu, là thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu trong khẩu phần ăn của con người đặc biệt là những người lớn tuổi. Cây ngô có giá trị kinh tế rất cao. Cây ngô có thể thu hoạch cho động vật ăn. Trái ngô có thể luộc ăn rất ngon.Hạt ngô có thể nấu chè vào những buổi trưa hè nắng nắng oi bức được thưởng thức bát chè ngô cùng với mùi vị của hạt sen thì mới ngon tuyệt làm sao. Hạt ngô người ta còn say ra để làm sữa ngô. Hạt ngô cũng có thể cho động vật ăn, người ta hay nghiền cám ngô, là loại thức ăn khá phổ biến và giàu dinh dưỡng. Lá ngô cho động vật ăn. Chúng ta có thể chế biến món ăn từ ngô như bắp rang bơ, ngô nướng,bánh ngô… Râu ngô cũng là một loại thảo dược khá tốt.

Hiện nay, nhiều giống ngô được trồng tại Hoa Kỳ và Canada là các giống lai. Trên một nửa diện tích gieo trồng ngô tại Hoa Kỳ là các giống ngô biến đổi gen bằng cách sử dụng công nghệ sinh học để có được các đặc tính tốt như sức kháng chịu sâu bệnh hay sức kháng chịu thuốc diệt cỏ. Ngô có nhiều tác dụng như thế, nên người trồng ngô cần có biện pháp chăm sóc hợp lý, khoa học, tránh các loại sâu bệnh để ngô đem lại hiệu quả cao.

Cuộc sống đang ngày càng phát triển, trên đất nước có nhiều loại đem lại cho con người nhiều chất dinh dưỡng, nhưng ngô vẫn là cây lương thực không thể thiếu đối với mỗi con người. Hãy chăm sóc nó cẩn thận để mãi là người bạn đồng hành trong cuộc sống.

Thuyết minh về cây ngô bài 4

Nhắc đến cây lương thực, người ta sẽ nhắc đến lúa bởi vì lúa là cây lương thực chính cung cấp gạo cho con người. Thế nhưng có một loại cây lương thực nữa rất quen thuộc và cũng quan trọng không kém đó chính là cây ngô. Mặc dù chúng ta không sử dụng ngô hàng ngày như lúa gạo nhưng cây ngô vẫn không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.

Nói về nguồn gốc của cây ngô, có nhiều tài liệu cho rằng ngô bắt nguồn từ Trung Mỹ sau đó lan rộng ra khắp châu Mỹ. Vào cuối thế kỉ 15, đầu thế kỉ 16 khi người châu Âu phát hiện ra châu Mỹ, cây ngô bắt đầu lan giống ra khắp thế giới. Ở các nước Nam Mĩ, Trung Mĩ, và đặc biệt là ở quần đảo Caribe, ngô là lương thực chính. Ở Việt Nam cũng có một truyền thuốc kể lại rằng Phùng Khắc Khoan sau khi đi sứ phương Bắc đã đem về được hạt giống ngô. Khi ấy người ta gọi hạt ngô là ngọc mễ có nghĩa là gạo ngọc.

Cây ngô mọc khoảng 2 – 3 mét. Thân của nó gần giống như thân tre, rất thẳng và chắc chắn. Khi trưởng thành thân ngô bao gồm nhiều lóng nằm giữa các đốt và kết thúc bằng bông cờ. Về cấu tạo của lá, lá ngô được tạo nên bởi bẹ lá, phiến lá và lưỡi lá. Những chiếc lá ngô dài và nhọn hoắt như lưỡi mác. Rễ của cây ngô là rễ chùm với 3 loại rễ mầm, rễ đốt và rễ chân kiềng. Đến mùa ngô ra bắp, bắp của chúng là các cụm hoa cái hình bông, phía bên ngoài được bao bọc bởi nhiều lớp lá. Khi chúng trưởng thành thì râu ngô cũng bắt đầu xuất hiện. Râu ngô có màu hung vàng, thuôn dài và nhìn như búi tóc. Bên trong hạt ngô có màu trắng, vàng, đỏ, xám xanh, ánh đen tùy vào từng loại ngô. Về sinh sản, cây ngô sinh sản nhờ hình thức giao phấn, hoa đực và hoa cái nhờ gió mà thụ phấn với nhau.

Trong mỗi hạt ngô có chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho con người. Từ những hạt ngô người ta có thể làm ra bánh ngô, bỏng ngô… Trong những năm tháng chiến tranh, ngô đã nuôi sống biết bao người dân Việt Nam. Không chỉ vậy người ta còn có thể chế biến lõi ngô, hạt ngô thành thức ăn cho gia súc, gia cầm. Hoặc dùng ngô để nấu rượu, sản xuất etanol. Ngay cả râu ngô cũng được sử dụng để nấu nước uống. Cây ngô được trồng ở nhiều nơi trên thế giới nhưng hầu như chúng không được trồng ở châu Âu. Hoa Kỳ là quốc gia có sản lượng ngô lớn nhất thế giới. Tiếp theo là các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Indonesia…

Những cây ngô được sinh trưởng từ hạt. Người ta thường trồng chúng vào mùa xuân bởi vì cây ngô có khả năng chịu lạnh kém. Cây ngô rất dễ để chăm sóc, chúng mọc được trên nhiều loại đất khác nhau. Chỉ cần tưới đủ nước thì cây ngô sẽ lớn nhanh. Hiện nay người ta có nhiều biện pháp để tự thụ phấn cho cây nhằm giúp ngô đạt năng suất cao. Những giống ngô phổ biến được trồng nhiều là ngô ngọt, ngô tẻ, ngô nếp. Hiện nay, nhờ có sự hỗ trợ của kỹ thuật nuôi trồng hiện đại mà các giống ngô cho năng suất khá cao.

Mặc dù hiện nay chúng ta có rất nhiều đồ ăn ngon nhưng thiết nghĩ rất nhiều năm sau nữa vẫn không thể có một cây lương thực nào khác thay thế được vai trò và vị trí của cây ngô. Vì vậy mỗi chúng ta cần phải biết trân trọng những hạt ngô dù là rất nhỏ bé, để góp phần tăng giá trị của ngô đối với đời sống của con người.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button