Danh Sách Dịch Vụ

Top 6 Bài soạn “Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh” lớp 7 hay nhất

Trong chương trình lớp 7, học sinh sẽ được làm quen với một phương thức biểu đạt mới là nghị luận. Nghị luận là thể loại dùng các lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ quan điểm, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề, hiện tượng nào đó. Văn nghị luận yêu cầu chúng ta phải kết hợp nhiều phương pháp như: bình luận, giải thích, chứng minh… Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng tiếp cận với phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận. Từ đó, ta sẽ nắm được mục đích tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh, có ý thức sử dụng lí lẽ và dẫn chứng chính xác khi làm văn nghị luận. Mời các bạn tham khảo bài soạn “Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh” lớp 7 hay nhất mà Danhsachtop đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài soạn “Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh” số 2

Phần I: MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH

Trả lời câu 1 (trang 41 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Hãy nêu ví dụ và cho biết: Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh? Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào? Từ đó, em rút ra nhận xét: Thế nào là chứng minh?

Lời giải chi tiết:

Trong đời sống, khi người ta cần dùng sự thật để chứng tỏ một vấn đề thật giả thì người ta cần chứng minh. Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải dẫn sự việc ấy ra, dẫn người chứng kiến sự vật ấy, đưa ra được các dẫn chứng, các lí lẽ làm sáng tỏ vấn đề. Chẳng hạn nói: “bạn A giỏi nhất lớp” thì phải có những dẫn chứng: Các môn học tổng kết cuối năm đạt Loại giỏi, hơn các bạn khác; Đây là những con điểm thực chất chứ không phải quay cóp, gian lận; khả năng tiếp thu bài, làm bài tập được thầy cô thừa nhận…

Chứng minh là dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.


Trả lời câu 2 (trang 41 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy?

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được dùng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì khi chứng tỏ một ý kiến nào đó đúng sự thật và đáng tin cậy ta phải dùng lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ một nhận định, lập luận nào đó là đúng đắn là đáng tin cậy.


Trả lời câu 3 (trang 41 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đọc văn bản (tr.41-41 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi:

a) Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì? Hãy tìm ra những câu mang luận điểm đó.

b) Để khuyên người ta “đừng sợ vấp ngã”, bài văn đã lập luận như thế nào? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin không? Qua đó, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?

Lời giải chi tiết:

a) Luận điểm đã được nêu ở tên bài Đừng sợ vấp ngã

Những câu mang luận điểm đó.

– Đã bao lần bạn vấp ngũ mà không hề nhớ.

– Vậy xin bạn chớ lo thất bại.

b) Đề khuyên người ta “đừng vấp ngã” bài văn đã lập luận.

* Mở bài:

+ Vừa giới thiệu hướng chứng minh.

+ Vừa giới thiệu khách quan các bằng chứng có thật đã được thừa không thể chối cãi. Chẳng hạn “Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?” là một sự thật: Dường như không đánh trúng!

a) Đề khuyên người ta “đừng vấp ngã” bài văn đã lập luận.

* Mở bài:

+ Vừa giới thiệu hướng chứng minh.

+ Vừa giới thiệu khách quan các bằng chứng có thật đã được thừa không thể chối cãi. Chẳng hạn “Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh bóng không?” là một sự thật: Dường như không đánh trúng!

* Thân bài:

Nêu cụ thể năm bằng chứng.

+ Oan Đi-xnây nhiều lần phá sản và cuối cùng sáng tạo nên Đi-xnây-len.

+ Lu-i Pa-xtơ là học sinh trung bình, cụ thể là môn Hóa – Cái môn sau làm nên sự xuất sắc của ông – đứng hạng 15 trong 22 học sinh.

+ Lép Tôn-xtôi sau này vĩ đại nhưng đà từng nếm thất bại vì bị đình chỉ học do thiếu năng lực và ý chí.

+ Hen-ri Pho đến lần thứ năm mới thành công.

+ Ca sĩ Ca-ru-xô thầy đánh giá “thiếu chất giọng” nhưng đã thành danh.

*Kết bài: Khuyên nhủ “chớ lo thất bại”.

(Lưu ý: phải “cố gắng hết mình”).

– Các sự thật được dẫn ra đây rất đáng tin. Vì nó đã nói tới những thất bại những vấp ngã bước đầu của những con người nổi tiếng, ai cũng biết.

– Phép lập luận chứng minh là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.

Phần II: LUYỆN TẬP

Đọc văn bản (tr.43 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi:

Câu hỏi:

a) Bài văn nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó.

b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?

c) Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài Đừng sợ vấp ngã?

Lời giải chi tiết:

Đọc bài văn “Không sợ sai lầm”:

a)

– Luận điểm: Không sợ sai lầm.

– Những câu mang luận điểm đó:

+ Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào … cuộc đời.

+ Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

+ Thất bại là mẹ của thành công.

+ Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b) Luận cứ:

– Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: “Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại … ngoại ngữ”.

– Khó tránh được những sai lầm trên con đường bước vào tương lai: “Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì … Thất bại là mẹ thành công”.

– Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: “Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh … để tiến lên”.

=> Những luận cứ ấy đều hiển nhiên, có sức thuyết phục.

c) Cách lập luận chứng minh của bài này khác với bài “Đừng sợ vấp ngã”:

– Để chứng minh, trong bài “Đừng sợ vấp ngã”, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhiều dẫn chứng cụ thể.

– Trong bài “Không sợ sai lầm”, người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ, không nêu dẫn chứng cụ thể.

Bài soạn “Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh” số 6

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Trong đời sống người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó đáng tin.
Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được chứng tỏ để thừa nhận một luận điểm mới, cần được chứng minh là đáng tin cậy.
Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 41 sgk ngữ văn 7 tập 2

Hãy nêu ví dụ và cho biết: Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh? Khi cần chứng minh cho ai đó rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào? Từ đó em rút ra nhận xét : Thế nào là chứng minh?

Bài làm:
Trong đời sống, chúng ta vẫn thường làm sáng tỏ một việc gì đó cho người khác thấy hoặc làm cho ai đó tin vào nhận định của mình. Người ta chỉ có thể tin vào nhận định của ai đó khi nhận định đó có căn cứ đúng đắn, dựa trên những sự thật được thừa nhận. Chẳng hạn, chứng minh mình bị bênh thì phải đưa ra giấy khám bệnh, …
Vậy, chứng minh là dùng cái được thừa nhận là đúng, có thật để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.

Câu 2 : Trang 41 sgk ngữ văn 7 tập 2
Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ sử dụng lời văn, không được dùng nhân chứng, vật chứng, thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy?
Bài làm:
Để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy, khi người ta chỉ sử dụng lời văn, không được dùng nhân chứng, vật chứng thì chúng ta sử dụng lí lẽ, vận dụng lí lẽ nhằm khẳng định một luận điểm nào đó là đúng sự thật (thay vì nêu bằng chứng), vận dụng lí lẽ, dẫn chứng nhằm khẳng định một luận điểm nào đó là đúng đắn. Các lí lẽ, dẫn chứng phải được lựa chọn thật tiêu biểu, trình bày càng rõ ràng, phong phú càng có sức thuyết phục.

Câu 3 : Trang 41- 42 sgk ngữ văn 7 tập 2
Đọc bài văn nghị luận sau và trả lời câu hỏi:
ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ
Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì …
Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp. Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hoà bình, bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”. Hen-ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công.Ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.
(Theo Trái tim có điều kì diệu)
a) Xác định luận điểm chính của bài văn Đừng sợ vấp ngã. Tìm những câu văn mang luận điểm.
b) Bài văn đã lập luận như thế nào để chứng minh cho luậnđiểm đừng sợ vấp ngã? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin cậy không? Các sự thật này có tác dụng như thế nào trong phép lập luận chứng minh mà người viết xây dựng?
Bài làm:
a. Luận điểm chính của bài văn Đừng sợ vấp ngã và những câu văn mang luận điểm:
Nhan đề của bài văn thể hiện luận điểm chính đừng sợ vấp ngã. Bài văn sử dụng phép lập luận chứng minh để thuyết phục về luận điểm này.
Các câu mang luận điểm:
Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì …
Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.
b) Bài văn đã lập luận những dẫn chứng hết sức xác thực:
Nêu một số ví dụ về việc vấp ngã trong đời sống hằng ngày.
Nêu năm danh nhân thế giới đã từng vấp ngã nhưng vấp ngã không cản trở việc họ thành đạt vẻ vang về sau.
Qua đó, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần được chứng minh là đáng tin cậy.

Mục đích và phương pháp chứng minh
Lập luận là đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng nhằm dẫn dắt người đọc (người nghe) đến một kết luận nào đó mà người viết (người nói) muốn đạt tới.
Lập luận chứng minh trong đời sống là để chứng minh khi muốn làm cho ai đó tin điều mình nói là đúng, có thật.
VD: Trong khi đi tàu, lên xe buýt, nhân viên trên tàu, xe kiểm tra vé hành khách, em phải làm gì để chứng tỏ mình đã chấp hành đúng?
Chứng minh: Em đưa vé tàu (xe) cho nhân viên kiểm tra.
=> Cần đưa ra những bằng chứng có tính thuyết phục cao, bằng chứng ấy có thể là người( nhân chứng, vật( vật chứng), sự việc, số liệu, âm thanh, hình ảnh…
Phép chứng minh trong văn nghị luận là một phép lập luận dùng những lý lẽ, bằng chứng chân thật, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới ( cần được chứng minh) là đáng tin cậy. Các lý lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.


Các phương pháp chứng minh sử dụng
Phương pháp suy luận nhân quả
Phương pháp suy luận tương đồng,…
VD: Nhân dân ta thường nói “ có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
a. Tìm hiểu đề:
Thể loại: nghị luận văn chương.
Vấn đề cần chứng minh: Có chí thì nên
b. Tìm ý
Chí: ý chí, nghị lực, kiên trì, bền bỉ.
Nên: Kết quả, thành công đạt được.
c. Các phương pháp chứng minh sử dụng: đưa ra dẫn chứng xác thực và nêu lý lẽ
d. Lập dàn ý
I. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề cần chứng minh
II. Thân bài: Đưa ra những nội dung chủ yếu của bài
Giải thích câu tục ngữ.
Tại sao nói “có chí thì nên”?
Làm thế nào để thực hiện câu tục ngữ “Có chí thì nên”?
Dẫn chứng thực tế và ý nghĩa câu tục ngữ với cuộc sống.
III. Kết bài
Kết luận nhằm khắng định tư tưởng, thái độ, quan điểm về vấn đề, liên hệ bản thân.
e. Viết bài và kiểm tra lại bài

Bài soạn “Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh” số 3

I. Mục đích và phương pháp chứng minh

Câu 1. Trong đời sống, khi ta muốn khẳng định một điều gì đó thì ta cần chứng minh.

Khi cần chứng minh cho người khác tin ta phải đưa ra những chứng cứ xác thực.

Từ đó ta có thể rút ra nhận xét: Chứng minh là đưa ra những chứng cứ xác thực nhằm khẳng định một điều gì đó.

Câu 2. Trong văn bản, người ta không thể dùng nhân chứng, vật chứng như ở trước tòa án mà chỉ có thể dùng lời văn để nêu lí lẽ và để dẫn ra các chứng cứ xác thực. Người ta cũng dùng lời văn để phân tích các chứng cứ đó nhằm xác định tính chân thực của chúng, tạo ra sức thuyết phục.

Câu 3. Đọc bài Đừng sợ vấp ngã. Trả lời câu hỏi:

a) Luận điểm cơ bản của bài văn này là “Đừng sợ vấp ngã”.

Câu mang luận điểm này là đầu đề bài văn và hai câu cuối của bài: “Vậy bạn chớ sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình”.

b) Để khuyên người ta “đừng sợ vấp ngã”, bài văn đã dùng cách lập luận như sau:

Nêu câu hỏi về các lần vấp ngã của bạn và khẳng định đừng sợ sự vấp ngã. Sau đó đưa ra một loạt dẫn chứng về những sự vấp ngã mà một số người đã trải qua nhưng sau đó họ đã vươn tới những thành công về các mặt như kinh doanh, khoa học, văn học, nghệ thuật.

Kết luận: Sự vấp ngã không đáng sợ mà thiếu cố gắng vươn lên trong cuộc sống mới là điều đáng sợ hơn cả.

– Các sự thật được dẫn ra đều rất đáng tin cậy vì chúng được rút ra từ tiểu sử những người đã thành công, đã nổi tiếng.

Qua đây ta thấy: Phép lập luận chứng minh là dùng lí lẽ kết hợp với những bằng chứng chân thực, xác đáng để chứng tỏ một luận điểm mà mình nêu ra là đáng tin cậy.

Ghi nhớ:

Trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.
Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.
Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.


II. Luyện tập

Đọc bài văn Không sợ sai lầm. Trả lời các câu hỏi:

a) Luận điểm của bài văn: Không sợ sai lầm. Dù có phạm sai lầm thì vẫn suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.

Những câu văn mang luận điểm này là:

– Đầu đề bài văn.

– Một người… làm gì cũng sợ sai lầm… suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.

– Thất bại là mẹ của thành công.

– Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra các luận cứ sau:

– Nếu muốn sống mà không phạm chút sai lầm nào thì chỉ là ảo tưởng hoặc hèn nhát trước cuộc đời.

– Nếu sự thất bại, sự sai lầm thì không bao giờ có thể làm được việc gì. Sai lầm đem đến bài học cho đời.

– Nếu sợ sai lầm thì chẳng dám làm gì.

– Chẳng ai thích sai lầm, nhưng khi đã phạm sai lầm thì phải biết rút kinh nghiệm để tiến lên.

Những luận cứ ấy rất đúng với thực tế cuộc sống nên có sức thuyết phục cao.

c) Cách lập luận chứng minh của bài này có khác so với bài Đừng sợ vấp ngã.

– Phần mở đầu nêu vấn đề cũng khác: Câu này thể hiện ý khẳng định: đã sống là có phạm sai lầm.

– Phần thân bài: Ở bài Đừng sợ vấp ngã tác giả nêu lên một loạt dẫn chứng thực tế rút ra từ tiểu sử những người đã thành công, đã nổi danh để làm chứng cứ.

Ở bài này tác giả chủ yếu dùng lí lẽ để phân tích, lí giải nhằm chứng minh vấn đề. Lí lẽ trong bài nêu lên nhiều khía cạnh của vấn đề như: sợ sai lầm là trốn tránh thực tế. Sai lầm cũng có hai mặt: mặt gây tổn thất và mặt đem lại bài học bổ ích. Cứ mạnh dạn tiến hành công việc của mình dù có thất bại. Nếu thất bại thì hãy xem thất bại là mẹ của thành công…

Bài soạn “Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh” số 5

I. Kiến thức cơ bản

Câu 1. Hãy nêu ví dụ và cho biết: Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh? Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào? Từ đó em rút ra nhận xét: Thế nào là chứng minh?

Trả lời:

Trong đời sống, chúng ta vẫn thường làm sáng tỏ một việc gì đó cho người khác thấy hoặc làm cho ai đó tin vào nhận định của mình. Người ta chỉ có thể tin vào nhận định của ai đó khi nhận định đó có căn cứ đúng đắn, dựa trên những sự thật được thừa nhận. Chẳng hạn, chứng minh mình bị bệnh thì phải đưa ra giấy khám bệnh,… Vậy, chứng minh là dùng cái được thừa nhận là đúng, có thật để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.


Câu 2. Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy?

Trả lời:

Trong văn bản nghị luận, chứng minh là cách sử dụng lý lẽ, vận dụng lí lẽ nhằm khẳng định một luận điểm nào đó là đúng sự thật (thay vì nêu bằng chứng), vận dụng lí lẽ, dẫn chứng nhằm khẳng định một luận điểm nào đó là đúng đắn. Các lí lẽ, dẫn chứng phải được lựa chọn thật tiêu biểu, trình bày càng rõ ràng, phong phú càng có sức thuyết phục.


Câu 3. Đọc bài văn nghị luận sau và trả lời câu hỏi.

ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ

Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì…

Oan Đi-xnây từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len.

Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.

Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình, bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”.

Hen-ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công.

Ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.

Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.

(Theo Trái tim có điều kỳ diệu)

Câu hỏi:

a. Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó.

b. Để khuyên người ta “đừng sợ vấp ngã”, bài văn đã lập luận như thế nào? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin không? Qua đó, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?

Trả lời:

a. Luận điểm cơ bản: Đừng sợ vấp ngã.

– “Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ”

– “Vậy bạn xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.”

b. Cách lập luận của bài văn:

– Vấp ngã là chuyện bình thường (sử dụng ví dụ).

– Dẫn chứng bằng vấp ngã của những người nổi tiếng.

– Điều đáng sợ là thiếu sự cố gắng.

Các sự thật được dẫn ra có sự đáng tin. Qua đó ta thấy phép lập luận chứng minh là dùng những lí lẽ, dẫn chứng chân thực để chứng tỏ luận điểm là đúng.

II. Rèn luyện kỹ năng

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

KHÔNG SỢ SAI LẦM

Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm? Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.

Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.

Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

(Theo Hồng Diễm).

Câu hỏi:

a. Bài văn nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó?

b. Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?

c. Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài Đừng sợ vấp ngã?

Trả lời:

a. Nhan đề Không sợ sai lầm chính là luận điểm chính của bài văn.

– Những câu văn mang luận điểm chính của bài văn trên.

– Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

– Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

– Thất bại là mẹ của thành công.

– Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b. Trong bài văn trên, để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận cứ:

– Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!

– Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.

– Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.

c. Để lập luận chứng minh, trong bài Đừng sợ vấp ngã, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhân chứng, còn ở bài Không sợ sai lầm người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.

Bài soạn “Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh” số 4

KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

– Trong đời sống, người ta dùng sự thật hay được gọi là chứng cứ xác thực để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin. Và trong văn nghị luận cũng vậy, chứng minh một phép lập luận sẽ dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới cần được chứng minh là đáng tin cậy.

– Các lí lẽ và bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh cần phải có sự lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.


I. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH

Câu 1 – Trang 41 SGK

Hãy nêu ví dụ và cho biết: Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh? Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào? Từ đó, em rút ra nhận xét: Thế nào là chứng minh?

Trả lời:

Trong đời sống, khi người ta cần dùng sự thật để chứng tỏ một vấn đề thật giả thì người ta cần chứng minh. Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải dẫn sự việc ấy ra, dẫn người chứng kiến sự vật ấy, đưa ra được các dẫn chứng, các lí lẽ làm sáng tỏ vấn đề. Chẳng hạn nói: “bạn A giỏi nhất lớp” thì phải có những dẫn chứng: Các môn học tổng kết cuối năm đạt loại giỏi, hơn các bạn khác; Đây là những con điểm thực chất chứ không phải quay cóp, gian lận; khả năng tiếp thu bài, làm bài tập được thầy cô thừa nhận…

Chứng minh là dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.


Câu 2 – Trang 41 SGK

Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy?

Trả lời:

Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được dùng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì khi chứng tỏ một ý kiến nào đó đúng sự thật và đáng tin cậy ta phải dùng lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ một nhận định, lập luận nào đó là đúng đắn là đáng tin cậy.


Câu 3 – Trang 41 SGK

Đọc bài văn nghị luận sau và trả lời câu hỏi:

ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ

Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không ? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không ? Không sao đâu vì…

Oan Đi-xray từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len.

Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.

Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình, bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”.

Hen-ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công.

Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.

Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.

(Theo Trái tim có điều kì diệu)

Câu hỏi:

a) Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì? Hãy tìm ra những câu mang luận điểm đó.

b) Để khuyên người ta “đừng sợ vấp ngã”, bài văn đã lập luận như thế nào? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin không? Qua đó, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?

Trả lời:

a) Luận điểm đã được nêu ở nhan đề bài đó là: đừng sợ vấp ngã.

Những câu mang luận điểm:

– Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.

– Vậy xin bạn chớ lo thất bại.

b) Để khuyên người ta “đừng vấp ngã” bài văn đã lập luận, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng hết sức xác thực theo trình tự lập luận:

* Mở bài:

+ Vừa giới thiệu hướng chứng minh.

+ Vừa giới thiệu khách quan các bằng chứng có thật đã được thừa nhận không thể chối cãi. Chẳng hạn “Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?” là một sự thật: Dường như không đánh trúng!

* Thân bài:

– Nêu cụ thể năm bằng chứng.

+ Oan Đi-xnây nhiều lần phá sản và cuối cùng sáng tạo nên Đi-xnây-len.

+ Lu-i Pa-xtơ là học sinh trung bình, cụ thể là môn Hóa – cái môn sau này làm nên sự xuất sắc của ông – đứng hạng 15 trong 22 học sinh.

+ Lép Tôn-xtôi sau này vĩ đại nhưng đã từng nếm thất bại vì bị đình chỉ học do thiếu năng lực và ý chí.

+ Hen-ri Pho đến lần thứ năm mới thành công.

+ Ca sĩ Ca-ru-xô bị thầy đánh giá “thiếu chất giọng” nhưng đã thành danh.

* Kết bài: Khuyên nhủ “chớ lo thất bại”.

– Các sự thật được dẫn ra đây rất đáng tin. Vì nó đã nói tới những thất bại những vấp ngã bước đầu của những con người nổi tiếng ai cũng biết.

– Phép lập luận chứng minh là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.

II. LUYỆN TẬP

Yêu cầu: Đọc văn bản (trang 43 – SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi:

a) Bài văn nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó.

b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?

c) Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài Đừng sợ vấp ngã?

Trả lời:

a)

– Luận điểm đã nằm ở ngay nhan đề bài văn đó là: không sợ sai lầm.

– Những câu mang luận điểm ấy là:

(1) Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại […] suốt đời không bao giờ tự lập được.

(2) Thất bại là mẹ thành công.

(3) Chẳng ai thích sai lầm cả.

(4) Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

(5) Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

(6) Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu những luận cứ:

(1) – Sợ sặc nước thì không biết hơi.

– Sợ nói sai không học được ngoại ngữ.

– Không chịu mất gì thì sẽ không được gì.

(2) – Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh sai.

– Sợ sai thì bạn chẳng dám làm

– Tiêu chuẩn đúng sai.

– Chớ sợ trắc trở mà ngừng tay.

(3) – Không cố ý phạm sai lầm.

– Có người phạm sai lầm thì chán nản.

– Có kẻ sai lại tiếp tục sai lầm thêm.

– Có người rút kinh nghiệm để tiến lên.

Tất cả những luận cứ trên cả lí lẽ và dẫn chứng đều rất hiển nhiên và đầy sức thuyết phục.

=> Cách lập luận ở hai bài này khi đưa luận cứ không nêu dẫn chứng cụ thể. Vì thế dễ cho người đọc tự thấy mình trong những dẫn chứng đó.

Bài soạn “Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh” số 1

I. Mục đích và phương pháp chứng minh

Câu 1:

Trong đời sống, chúng ta vẫn thường làm sáng tỏ một việc gì đó cho người khác thấy hoặc làm cho ai đó tin vào nhận định của mình. Người ta chỉ có thể tin vào nhận định của ai đó khi nhận định đó có căn cứ đúng đắn, dựa trên những sự thật được thừa nhận. Chẳng hạn, chứng minh mình bị bênh thì phải đưa ra giấy khám bệnh, …

Vậy, chứng minh là dùng cái được thừa nhận là đúng, có thật để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.

Câu 2:

Trong văn bản nghị luận, chứng minh là cách sử dụng lí lẽ, vận dụng lí lẽ nhằm khẳng định một luận điểm nào đó là đúng sự thật (thay vì nêu bằng chứng), vận dụng lí lẽ, dẫn chứng nhằm khẳng định một luận điểm nào đó là đúng đắn. Các lí lẽ, dẫn chứng phải được lựa chọn thật tiêu biểu, trình bày càng rõ ràng, phong phú càng có sức thuyết phục.

Câu 3:

a.

– Luận điểm cơ bản của bài này là: Đừng sợ vấp ngã.

– Những câu văn mang luận điểm đó:

+ Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.

+ Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.

b. Người viết đưa ra những dẫn chứng hết sức xác thực:

– Nêu một số ví dụ về việc vấp ngã trong đời sống hằng ngày.

– Nêu năm danh nhân thế giới đã từng vấp ngã nhưng vấp ngã không cản trở việc họ thành đạt vẻ vang về sau.

Qua đó, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần được chứng minh là đáng tin cậy.

II. Luyện tập

a. Nhan đề Không sợ sai lầm chính là luận điểm chính của bài văn.

– Những câu văn mang luận điểm chính của bài văn trên.

– Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

– Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

– Thất bại là mẹ của thành công.

– Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b. Trong bài văn trên, để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận cứ:

– Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!

– Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.

– Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.

c. Để lập luận chứng minh, trong bài Đừng sợ vấp ngã, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhân chứng, còn ở bài Không sợ sai lầm người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button