Danh Sách Dịch Vụ

Top 5 Di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO công nhận

Du lịch ở nước ta ngày càng phát triển và thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Đặc biệt là những khu du lịch được UNESCO công nhận. Trong bài viết này cùng nhau tìm hiểu những di sản văn hóa Thế Giới của nước ta nhé.

Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long là một tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá thiên biến vạn hóa về các hình dáng. Nhiều hang động kỳ thú tạo nên một thế giới mỹ lệ và vô cùng huyền bí.
Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn là nơi có sự đa dạng sinh phong phú, với những hệ sinh thái điển hình như: hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng nhiệt đới… cùng với rất nhiều loài động thực vật quý hiếm, phong phú, đa dạng.
Vinh Hạ Long được UNESCO vinh danh 2 lần. Lần đầu là năm 1994, được công nhận là di sản thiên nhiên Thế Giới bởi giá trị về mặt cảnh quan. Tới năm 2000, là di sản địa chất Thế Giới vì những giá trị độc đáo về địa chất.

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là khu bảo tồn thiên nhiên tại huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình, có tổng diện tích 85.754 ha. Vườn quốc gia này có đặc trưng của sự kiến tạo đá vôi, hang động, sông ngầm và hệ thống động thực vật quý hiếm có trong sách đỏ của Việt Nam và Thế Giới. Ngoài ra vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng còn có cả một hệ thống trên 300 hang động lớn nhỏ được mệnh danh là vương quốc hang động.
Phong Nha-Kẻ Bàng được ví von như như một bảo tàng địa chất khổng lồ, mang ý nghĩa cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp của nhiều loại đá khác nhau.
Năm 2003, vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế Giới.

Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Được hình thành từ thế kỷ 16 – 17, từng là thương cảng của miền Trung. 
Ngày nay phố cổ Hội An vẫn bảo tồn được gần như nguyên trạng quần thể di tích, kiến trúc. Hệ thống đường ngang dọc tạo thành các ô vuông dạng bàn cờ, đó là mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp phương đông thời trung đại.
Đô thị cổ Hội An là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn một  cách nguyên vẹn. Đa phần các ngôi nhà ở đây có những lối kiến trúc truyền thống có niên đại từ từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phân bố dọc theo trục phố nhỏ hẹp. Xen kẽ những ngôi nhà là những công trình tôn giáo, tín ngưỡng chứng minh cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn.
Năm 1999, phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế Giới.

Khu di tích Mỹ Sơn

Khu thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng có địa thế núi non hùng vĩ và thâm nghiêm. Tại đây có hơn 70 công trình kiến thúc các đền, tháp của nền văn minh Chăm Pa. Được kết tinh bằng những di chứng vật chất trường tồn qua suốt hàng nghìn năm, chứa đựng những giá trị về mặt: lịch sử, kiến trúc, văn hóa và nghệ thuật.
Được khởi công từ thế kỷ thứ 4, Mỹ Sơn màng một phong cách điêu khắc, kiến trúc tiêu biểu của dân tộc Chăm. Đây được coi là một trong những trung tâm đền chính của đạo Hindu ở khu vực Đông Nam Á và cũng là di sản duy nhất của thể loại này tại nước ta.
Năm 1999, Thánh Địa Mỹ Sơn được UNESCO xướng tên trong danh sách di sản văn hóa Thế Giới.

Quần thể di tích cố đô Huế

Cố đô Huế đã từng là kinh đô một thời của đất nước ta. Nổi danh với một hệ thống rộng lớn tập hợp của những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm nguy nga tráng lệ hòa mình với dòng sông Hương thơ mộng. Nằm ở phía Bắc bờ sông Hương, tổng thể kiến trúc cố đô Huế có diện tích hơn 500 ha và được xây dựng theo 3 vòng ngoài lớn, trong nhỏ lần lượt là: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm thành.
Ba tòa thành này được lồng ghép lại với nhau, bố trí đăng đối theo một trục dọc từ mặt nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách là sự pha trộn, kết hợp một cách hài hòa và tinh tế của lối kiên trúc đông tây.
Quần thể cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế Giới vào năm 1993.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button