Danh Sách Dịch Vụ

Top 5 Bài soạn Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) (Ngữ Văn 11) hay nhất

Trong chương trình Ngữ Văn 11, với bài học Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo), học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Danhsachtop đã sưu tầm và tổng hợp được những bài soạn Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) dành cho các bạn học sinh lớp 11 cùng tham khảo.

Bài soạn tham khảo số 3

III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân. Ngược lại trong lời nói cá nhân vừa có phần biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có những nét riêng. Hơn nữa, cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung.

Luyện tập

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nách tường bông liễu bay sang láng giềng

( Nguyễn Du – Truyện Kiều)

Từ nách trong câu thơ của Nguyễn Du chỉ góc tường. Trong câu thơ này, Nguyễn Du đã chuyển nghĩa cho từ nách từ mang nghĩa chỉ vị trí thân thể con người sang chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường tạo nên một góc. Như vậy, từ nách trong câu thơ của Nguyễn Du được dùng theo nghĩa chuyển. Nó được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.


Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Từ xuân vốn mang nghĩa phổ quát, nó được coi là mùa chuyến tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của một năm. Nhưng khi xuất hiện trong văn chương, từ xuân lại mang nhiều nghĩa khác nhau:

– Trong câu thơ: Ngán nỗi xuân đi rồi xuân lại (Hồ Xuân Hương), từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ sức sống và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.

– Trong câu thơ của Nguyễn Du: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay, thì từ xuân trong cành xuân chỉ vẻ đẹp của người con gái, tuổi xuân của người con gái.

– Từ xuân (bầu xuân) trong câu thơ của Nguyễn Khuyến (Chén quỳnh tương ắp bầu xuân) lại có nghĩa chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời cũng có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào của tuổi trẻ, chỉ tình cảm bạn bè thắm thiết.

– Trong câu thơ của Hồ Chí Minh:

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân, mùa xuân đầu tiên của năm, trong khi đó từ xuân thứ hai chỉ sức sống mới và sự tươi đẹp.


Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Từ mặt trời với nghĩa gốc của nó là một thiên thể nóng sáng, ở xa trái đất, là nguồn sưởi ấm và chiếu sáng cho trái đất. Khi được đưa vào thơ, từ mặt trời lại mang nhiều nghĩa khác nhau:

a, Trong hai câu thơ của Huy Cận:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

từ mặt trời được dùng với nghĩa gốc.

b, Trong hai câu thơ của Tố Hữu:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

từ mặt trời lại mang ý nghĩa chỉ chân lí, lí tưởng cách mạng.

c, Ở hai câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng

từ mặt trời thứ nhất được dùng với nghĩa gốc, mặt trời thứ hai được dùng với nghĩa ẩn dụ, chỉ đứa con của người mẹ. Đối với người mẹ, đứa con là cả một niềm hạnh phúc, niềm tin, ánh sáng cho cuộc đời của mẹ.


Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

a, Từ mọn mằn là từ do cá nhân tạo ra, chưa có trong ngôn ngữ chung của xã hội:

– Tiếng mọn với nghĩa “ nhỏ đến mức không đáng kể”.

– Những quy tắc cấu tạo chung:

+ Quy tắc tạo từ láy hai tiếng, lặp lại phụ âm đầu.

+ Trong hai tiếng, tiếng gốc (mọn) đặt trước, tiếng láy đặt sau.

+ Tiếng láy lặp lại phụ âm đầu, nhưng đổi thành vần ăn.

b, Trong câu b, từ giỏi giắn cũng là từ do cá nhân tạo ra, chưa có trong ngôn ngữ chung của xã hội và cũng được tạo ra theo quy tắc trên: láy phụ âm đầu, tiếng thứ hai mang vần ăn. Từ giỏi giắn cũng có nghĩa: rất giỏi (sắc thái biểu cảm thể hiện sự mến mộ, thiện cảm).

c, Từ nội soi được tạo ra từ hai tiếng có sẵn trong ngôn ngữ là nội và soi, đồng thời dựa vào phương thức cấu tạo từ ghép chính phụ có tiếng chính chỉ hoạt động (đi sau) và tiếng bổ sung ý nghĩa (đi trước).

Bài soạn tham khảo số 4

III. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân (trang 35 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)

IV. Luyện tập (trang 35-36 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)

Bài 1

Từ nách:

– Nghĩa gốc : chỉ vị trí trên cơ thể.

– Trong câu thơ: chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường

=> Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.


Bài 2

a. Trong câu thơ của HXH

Từ xuân :

– vừa chỉ mùa xuân,

– vừa chỉ sức sống và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.

b. Trong câu thơ của Nguyễn Du

Từ xuân : vẻ đẹp của người con gái trẻ.

c. Trong câu thơ của Nguyễn Khuyến

Từ xuân :

– Chỉ chất men nồng của rượu ngon,

– Sức sống dạt dào và tình bạn thắm thiết.

c. Trong câu thơ của HCM

– Từ xuân thứ nhất : chỉ mùa đầu trong năm;

– Từ xuân thứ hai : chỉ sức sống mới, tơi đẹp. (nghĩa chuyển)


Bài 3

a. Mặt trời trong thơ Huy Cận :

– Nghĩa gốc : mặt trời của tự nhiên,

– Dùng theo nghĩa nhân hóa.

b. Mặt trời trong câu thơ Tố Hữu :

Nghĩa chuyển, chỉ lí tưởng cách mạng.

c. Trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm :

– Từ mặt trời thứ nhất : dùng với nghĩa gốc

– Từ mặt trời thứ hai dùng theo nghĩa ẩn dụ: chỉ đứa con của người mẹ (Đối với người me, đứa con là niềm hạnh phúc, niềm tin, mang lại ánh sáng cho cuộc đời mẹ).


Bài 4

a. Từ mọn mằn

– Được tạo ra dựa vào tiếng mọn với nghĩa nhỏ đến mức không đáng kể.

– Theo quy tắc cấu tạo:

+ Tạo từ láy hai tiếng, lặp lại phụ âm đầu (âm m).

+ Tiếng gốc đặt trước, tiếng láy đặt sau.

+ Tiếng láy đổi thành vần ăn

=> Các từ cùng kiểu : may mắn, nhọc nhằn, nhỏ nhắn….

b. Từ giỏi giắn

Được tạo ra dựa vào tiếng giỏi và theo quy tắc cấu tạo như từ mọn mằn.

c. Từ nội soi

– Được tạo ra từ hai tiếng có sẵn :

+ Nội : bên trong

+ Soi : dùng dụng cụ để làm rõ vật thể ở vị trí sâu kín

– Theo nguyên tắc : tiếng phụ đi trước bổ nghĩa cho tiếng chính đi sau.

Bài soạn tham khảo số 5

Câu 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Nghĩa của từ “nách” trong câu thơ của Nguyễn Du: chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường.

=> Nghĩa chuyển dựa trên cơ sở giống nhau về vị trí trên cơ thể người và trên sự vật.

Câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Từ “xuân” vốn mang nghĩa phổ quát, nó được coi là mùa đầu tiên trong một năm. Nhưng khi xuất hiện trong văn chương, từ “xuân” lại mang nhiều nghĩa khác nhau:

Câu thơ 1:

– Xuân (đi): tuổi xuân, vẻ đẹp của con người.

– Xuân (lại): Nghĩa gốc, chỉ mùa xuân.

Câu thơ 2:

– Xuân có nghĩa là: vẻ đẹp của người con gái.

=> Chuyển nghĩa của từ theo phương thức ẩn dụ

Câu thơ 3:

– Xuân có nghĩa là: chỉ men say nồng của rượu ngon, sức sống dạt dào và tình bạn thắm thiết.

=> Chuyển nghĩa của từ theo phương thức ẩn dụ

Câu thơ 4:

– Xuân thứ nhất (nghĩa gốc): chỉ mùa xuân.

– Xuân thứ hai (nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ): chỉ sức sống mới, sự thịnh vượng, giàu có.

Câu 3 (trang 35 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Từ “mặt trời” với nghĩa gốc của nó là một thiên thể nóng sáng, ở xa trái đất, là nguồn sưởi ấm và chiếu sáng cho trái đất. Khi được đưa vào thơ, từ mặt trời lại mang nhiều nghĩa khác nhau:

a) Mặt trời trong thơ Huy Cận có nghĩa gốc (mặt trời của tự nhiên)

b) Mặt trời chỉ lí tưởng cách mạng

c)

– Mặt trời thứ nhất dùng với nghĩa gốc

– Mặt trời thứ hai chỉ đứa con là niềm tin, là ánh sáng của cuộc đời người mẹ.

=>Chuyển nghĩa của từ theo phương thức ẩn dụ.

Câu 4 (trang 35 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

a)

– Từ mới: mọn mằn

– Tiếng có sẵn: mọn với nghĩa nhỏ đến mức không đáng kể.

– Quy tắc cấu tạo: láy hai tiếng, lặp lại phụ âm đầu.

=> Từ “mọn mằn” có nghĩa là nhỏ nhặt, tầm thường, không đáng kể.

b)

– Từ mới: giỏi giắn

– Tiếng có sẵn: giỏi

– Quy tắc cấu tạo: láy hai tiếng, lặp lại phụ âm đầu (âm gi).

=> Giỏi giắn nghĩa là rất giỏi (có sắc thái thiện cảm, được mến mộ)

c)

– Từ mới: nội soi

– Được tạo ra từ hai tiếng có sẵn (nội, soi)

– Theo nguyên tắc động từ chính (soi) đi sau, phụ từ (nội) bổ sung ý nghĩa được đặt trước.

Bài soạn tham khảo số 1

III. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

Ghi nhớ (trang 35 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1)

IV. Luyện tập

Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

– Từ nách được Nguyễn Du sử dụng để chỉ chỗ tiếp giáp giữa hai bức tường xây chắn chung quanh nhà (góc tường).

– Tác giả đã chuyển nghĩa từ nách từ việc chỉ một bộ phận trên cơ thể con người sang chỉ một góc tường, đó là hình ảnh ẩn dụ. Nếu thay từ nách tường bằng góc tường thì giá trị của câu thơ sẽ giảm đi rất nhiều.


Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

– Trong câu thơ: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại thì hai từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân, sức sống của con người và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.

– Trong câu thơ: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay, từ xuân trong từ cành xuân chỉ vẻ đẹp của người con gái vẫn đang trong tuổi xuân thì.

– Từ xuân trong câu thơ Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân của Nguyễn Khuyến chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào, tình cảm bạn bè thắm thiết.

– Trong hai câu thơ của Hồ Chí Minh: Từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân. Từ xuân trong câu thứ hai chuyển nghĩa chỉ sức sống mới, tươi đẹp.


Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

a. Hai câu thơ của Huy Cận: Trong hai câu thơ này, từ mặt trời được dùng với nghĩa gốc chỉ một thiên thể trong vũ trụ. Nhưng tác giả đã kết hợp sử dụng với biện pháp nhân hóa làm cho hình ảnh mặt trời trở nên gần gũi, sinh động.

b. Ở hai câu thơ của Tố Hữu: Từ mặt trời đã được chuyển nghĩa thành chân lí, lí tưởng cách mạng.

c. Hai câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm:

– Từ mặt trời trong câu thơ đầu của Nguyễn Khoa Điềm dùng để chỉ mặt trời theo nghĩa gốc.

– Từ mặt trời trong câu thứ hai dùng với nghĩa ẩn dụ, chỉ đứa con trên lưng mẹ. Đứa con là mặt trời, là niềm hạnh phúc, niềm tin và là ánh sáng của đời mẹ.


Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

a. Từ mọn mằn là từ mới được tạo ra nhờ phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt:

– Tiếng “mọn” với nghĩa “nhỏ bé đến mức không đáng kể”

– Dựa vào quy tắc tạo ra từ láy: Lặp lại phụ âm đầu: m

– Dựa vào quy tắc trật tự trừ trong từ láy: Tiếng gốc “mọn” đặt trước, tiếng láy “mằn” đặt sau

– Đổi vần thành vần ăn, đổi thanh nặng thành thanh huyền

⇒ Từ mọn mằn có nghĩa là nhỏ nhặt, tầm thường, không đáng kể

b. Từ giỏi giắn cũng là từ mới được tạo ra nhờ phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt.

– Dựa trên cơ sở tiếng “giỏi”: chỉ những người tài giỏi, giỏi giang

– Dựa vào quy tắc tạo từ láy: Láy phụ âm đầu: gi

– Dựa vào quy tắc trật tự từ trong từ láy: Tiếng gốc đứng trước, tiếng láy đứng sau

– Đổi vần thành vần ăn, thanh hỏi thành thanh sắc

⇒ Từ giỏi giắn có nghĩa là rất giỏi, mang sắc thái thiện cảm, được nhiều người mến mộ

c. Từ nội soi là thuật ngữ dùng trong y học mới được tạo ra trong thời gian gần đây nhờ vào phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt:

– Được tạo ra từ hai tiếng có sẵn: nội, soi

– Dựa vào phương thức cấu tạo từ ghép chính phụ có tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau, tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

⇒ Nội soi chính là dùng phương pháp đưa một ống nhỏ vào bên trong cơ thể, qua đó có thể quan sát và phát hiện ra bệnh lí của con người.

Bài soạn tham khảo số 2

Luyện tập

Câu 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Từ “nách” trong câu “Nách tường bông liễu bay sang láng giềng”: được dùng theo nghĩa chuyển, mang nghĩa là vách tường, góc tường.


Câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

– Từ “xuân” trong “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại”: xuân vừa chỉ mùa xuân, ám chỉ thời gian chảy trôi, vừa chỉ tuổi xuân của người phụ nữ.

– Từ “xuân” trong “Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay”: xuân chỉ người con gái đẹp, cụ thể là Thúy Kiều.

– Từ “xuân” trong “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”: xuân biểu tượng cho những câu chuyện, những kỉ niệm đẹp giữa bạn bè tri kỉ.

– Từ “xuân” trong “Mùa xuân là Tết trồng cây”: chỉ mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm. Từ “xuân” trong “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”: xuân chỉ sức sống, sự phát triển mạnh mẽ.


Câu 3 (trang 35 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

– Từ “mặt trời” trong câu thơ của Huy Cận được so sánh với “hòn lửa” tạo ấn tượng đặc biệt về sự rực đỏ, ấm nóng.

– Từ “mặt trời” trong câu thơ của Tố Hữu: mặt trời ẩn dụ cho những lý tưởng cao đẹp của Cách mạng, của Đảng.

– Từ “mặt trời” trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: vừa chỉ mặt trời thực, vừa chỉ em bé, hai từ mặt trời tạo nên so sánh liên tưởng: em bé chính là nguồn sống, là động lực của người mẹ trong lao động sản xuất.


Câu 4 (trang 35 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

a. Từ mới là “mọn mằn”: được tạo nên dựa trên từ bé mọn, nhỏ mọn, theo phương thức tạo từ láy.

b. Từ mới là “giỏi giắn”: được tạo nên dựa trên từ giỏi, giỏi giang, theo phương thức tạo từ láy.

c. Từ mới là “ca-mê-ra”: được tạo nên dựa trên từ camera, theo phương thức mượn từ gốc Latin.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button