Danh Sách Dịch Vụ

Top 5 Bài soạn Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Ngữ Văn 10) hay nhất

Trong chương trình Ngữ Văn 10, với bài học Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Danhsachtop đã sưu tầm và tổng hợp được những bài soạn Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt dành cho các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo.

Bài soạn tham khảo số 5

a. Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung của những câu sau:

– Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

– Vàng thì thử lửa thử than,

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”

Trả lời:

Câu thứ nhất:

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Đây là lời khuyên chân thành trong khi hội thoại. Nội dung câu ca dao khuyên người ta phải biết lựa chọn ngôn từ sao cho nói năng đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt tôn trọng và giữ phép lịch sự hãy biết lựa chọn từ ngữ, cách nói như thế nào để người nghe hiểu mà vẫn vui vẻ, đồng tình.

Câu ca dao cho thấy đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là luôn coi trọng mục tiêu thuyết phục tình cảm của người nghe.

=> Từ đây rút ra bài học: Khi nói năng trong sinh hoạt hằng ngày, cần phải “lựa lời” sao cho có hiệu quả giao tiếp tình cảm cao nhất.

Câu thứ hai:

Vàng thì thử lửa thử than

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời

Muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa. Chuông thì thử tiếng để thấy độ vang. Con người qua lời nói biết được tính nết như thế nào, người nói thanh lịch, có văn hóa hay sỗ sàng, cục cằn.

Trong cuộc sống, có nhiều tiêu chuẩn được đưa ra để đánh giá một con người. Một trong những tiêu chí ấy là lời ăn tiếng nói. Người “ngoan” là người biết ăn nói khiêm nhường, nhã nhặn, biết “kính trên nhường dưới”


b. Đọc đoạn trích (SGK, tr. 114 – Bắt sấu rừng u Minh Hạ) và xác định ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? Nhận xét về việc dùng từ ở đọan trích.

Trả lời:

* Trong đoạn trích ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói tái hiện: đó là lời nói của nhân vật Năm Hên trong bắt sấu rừng U Minh của nhà văn Sơn Nam.

* Nhận xét về việc dùng chữ:

– Về nội dung: nói về vấn đề trong cuộc sống: cá sấu và việc bắt cá sấu.

– Về từ ngữ:

+ Xưng hô gần gũi, thân thuộc: tôi, bà con,…

+ Từ ngữ là khẩu ngữ: vậy thôi, chẳng qua là , cực lòng,…

+ Nhiều từ ngữ địa phương: ghe, xuồng, rượt,…

– Sử dụng nhiều câu tỉnh lược, dùng phối hợp câu cảm thán, câu hỏi, câu trần thuật,…

Bài soạn tham khảo số 4

Nội dung bài học

– Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, đáp ứng những nhu cầu cuộc sống

– Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói cũng có thể ở dạng viết

– Trong văn bản lời nói nhân vật là sự tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày


I. Ngôn ngữ sinh hoạt

1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

– Ngôn ngữ sinh hoạt là dạng thức hoạt động của ngôn ngữ, chủ yếu ở hình thức nói, dùng để giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày.

2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

– Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói và có cả ở dạng viết:

+ Trong dạng nói có: đối thoại, đa thoại.

+ Trong dạng viết có: nhật kí, thư từ…

LUYỆN TẬP

a. Câu ca dao thứ nhất

+ Lời khuyên:

• Khuyên mọi người nên sử dụng ngôn từ, nói năng đạt hiểu quả cao.

• Cần giữ phép lịch sự, tôn trọng với người nghe

• Luôn coi trọng mục tiêu thuyết phục tình cảm của người nghe.

+ Bài học: cần biết cách nói chuyện, lựa lời để giao tiếp đạt hiệu quả.

– Câu ca dao thứ hai:

+ muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa, muốn biết chuông thử tiếng thấy độ vang.

+ Con người thông qua lời nói có thể biết được tính nết như thế nào

+ Lời ăn tiếng nói chính là một trong những tiêu chí đánh giá phẩm chất con người.

b, Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói tái hiện: lời nói của nhân vật năm Hên

– Nhận xét:

+ Về nội dung: nói về vấn đề trong cuộc sống đó là cá sấu và việc bắt cá sấu.

+ Về từ ngữ:

• Xưng hô gần gũi, thân thuộc: tôi, bà con,…

• Từ ngữ là khẩu ngữ: vậy thôi, chẳng qua là , cực lòng,…

• Nhiều từ ngữ địa phương: ghe, xuồng, rượt,…

+ Về câu: sử dụng nhiều câu tỉnh lược, dùng phối hợp câu cảm thán, câu hỏi, câu trần thuật,…

Bài soạn tham khảo số 1

1. Khái niệm

Chỉ toàn bộ lời ăn tiếng nói hàng ngày mà con người dùng trao đổi thông tin, suy nghĩ, ý nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống.

2. Dạng biểu hiện

– Dạng nói: đối thoại, độc thoại, đàm thoại

– Dạng lời nói bên trong:

+ Độc thoại nội tâm: tự nói với mình không phát ra tiếng

+ Đối thoại nội tâm: tự tưởng tượng ra một người nào đó đang trò chuyện với mình, đối đáp như cuộc thoại

+ Dòng tâm sự: suy nghĩ bên trong mạch lạc


Luyện tập

a, Lời khuyên chân thành khi giao tiếp. Câu ca dao khuyên mọi người nên sử dụng ngôn từ, cách nói năng đạt hiểu quả cao.

+ Cần giữ phép lịch sự, tôn trọng với người nghe

+ Câu ca dao thể hiện đặc điểm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt luôn coi trọng mục tiêu thuyết phục tình cảm của người nghe.

→ Rút ra bài học: Cần biết cách nói chuyện, lựa lời để giao tiếp đạt hiệu quả.

Câu ca dao thứ hai: muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa, muốn biết chuông thử tiếng thấy độ vang.

Con người thông qua lời nói biết được tính nết như thế nào, người nói thanh lịch, có văn hóa hay sỗ sàng, cục cằn.

Lời ăn tiếng nói chính là một trong những tiêu chí đánh giá phẩm chất con người. Người “ngoan” là người biết nói khiêm nhường, nhã nhặn, biết kính trên nhường dưới.

b, Trong đoạn trích ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói tái hiện: Lời nói của nhân vật năm Hên (Bắt sấu rừng U Minh của nhà văn Sơn Nam)

Cách dùng từ ngữ:

– Nói tới vấn đề trong cuộc sống: chuyện bắt cá sấu.

– Về từ ngữ:

+ Sử dụng từ ngữ đậm chất Nam Bộ: ghe, xuồng, rượt

+ Từ ngữ xưng hô thân mật: tôi- bà con…

+ Sử dụng nhiều câu tỉnh lược, kết hợp với câu cảm thán, câu hỏi, câu trần thuật

→ Cách sử dụng từ ngữ cho thấy tác giả là người Nam bộ, am hiểu nhiều nét đặc trưng về văn hóa, thói quen.

Bài soạn tham khảo số 2

I. Ngôn ngữ sinh hoạt

1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

– Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.

2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

– Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện chủ yếu ở dạng nói (độc thoại, đối thoại) một số trường hợp có cả dạng viết (nhật kí, thư từ, hồi ức cá nhân).
3.
Luyện tập

a.- Về câu ca dao:

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

+ Đây là một lời khuyên của nhân ta về cách thức nói năng. Lời nói tuy “chẳng mất tiền mua” nhưng không phải cứ nói tùy tiện theo suy nghĩ và theo ý thích.

=> Bài học rút ra: khi nói phải quan tâm đến hoàn cảnh, đến thứ bậc của mình và người nghe, đến mục đích của cuộc giao tiếp, lời nói nên đơn giản.

– Về câu ca dao;

Vàng thì thử lửa, thử than

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời

+ Đây là một kinh nghiệm sống. Một trong những tiêu chí để đánh giá một con người là qua lời ăn tiếng nói. Người ngoan là người ăn nói khiêm nhường, nhã nhặn, biết “kính trên nhường dưới”.

b.

– Trong đoạn trích từ truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ, ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói của nhân vật.

– Lời nói của nhân vật thực chất là một hình thức mô phỏng, bắt chước lời thoại tự nhiên.

+ Những yếu tố phụ có tính chất đưa đẩy nhằm tạo sự suồng sã và thân mật: xong chuyện, gì hết, chẳng qua, ngặt tôi,…

+ Những từ ngữ địa phương nhằm tạo ra nét “đặc trưng Nam Bộ” cho tác phẩm như: rượt người, cực lòng, phú quới,…

Bài soạn tham khảo số 3

Câu 1 (trang 113 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt:

Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,… đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống


Câu 2 (trang 113 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt


Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Luyện tập

a. – Câu thứ nhất: Lời nói tuy không mất tiền mua nhưng khi giao tiếp, ta nên ứng xử một cách khôn ngoan, nên biết khi nào cần nói thẳng, khi nào nên nói giảm, nói tránh, có như vậy lời nói của ta mới đạt được hiệu quả. Tuy nhiên không thể vì làm vừa lòng nhau mà ta lại nói những lời xu nịnh hay đôi khi không phải lời nói thẳng nào cũng làm vừa lòng người nghe. Vậy nên cần cân nhắc, “lựa lời” khi giao tiếp với mọi người.

– Câu thứ hai: Trong cuộc sống, có nhiều tiêu chuẩn được đưa ra để đánh giá một con người. Một trong những tiêu chí ấy là lời ăn tiếng nói – cái được bộc lộ trực tiếp ra bên ngoài. Ở đây, câu nói có chỉ ra cách để nhận biết “người ngoan” – người không ngoan, khéo léo qua những lời nói họ sử dụng.

b. – Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói của nhân vật

– Việc dung từ ngữ địa phương ở đây giúp người đọc cảm nhận được sự suồng sã, thân mật trong cách nói và từ đây người đọc có thể thấy rất rõ ràng nhân vật này là người Nam Bộ thông qua phương ngữ mà ông sử dụng.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button