Mùa lạnh trẻ con và tất cả chúng ta dễ bị ho, cảm cúm triền miên. Dùng thuốc Tây y quá nhiều tuy nhanh khỏi bệnh nhưng cũng để lại tác dụng phụ. Trong tự nhiên ông cha ta truyền lại và đã được khoa học chứng minh một số cách trị ho, cảm cúm hiệu quả từ những món ăn, loại quả rất thông dụng. Vừa dễ làm vừa lành tính. Bạn đã thử chưa?
Quả la hán
Quả la hán có vị ngọt mát, có tác dụng nhuận phổi, trị ho, giải khát… Quả la hán thích hợp điều trị ho khan, ho gà, nhuận tràng, thông tiện. Bạn có thể dùng quả la hán bằng cách, ban ngày ngâm lấy nước uống và buổi tối ăn phần thịt.
Chanh muối
Loại thức uống và ô-mai quen thuộc của miền Nam – Việt Nam. Vừa thơm ngon, mát lành vừa bổ phổi, trị ho cảm.
Để chế biến có chút cầu kỳ vì vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu nên hay tạo vị đắng.
Muốn giảm bớt vị đắng bạn cần rửa sạch chanh với nước thường, sau đấy lấy muối hạt chà xước phần lớn lớp vỏ ngoài để loại bỏ bớt tinh dầu. Vừa chà sát vừa ngâm trong nước, khi hết lượt quả đổ ra rổ và tráng lại thêm 2 lần nước sạch.
Nghệ
Nghệ cũng là vị thuốc trị ho hiệu quả. Củ nghệ tươi gọt vỏ, cắt nhiều lát mỏng. Chanh tươi gọt vỏ, cắt lát mỏng, lượng bằng với nghệ (chừng 6-7 lát). Củ gừng tươi cũng rửa sạch, cắt lát mỏng nhưng lượng bằng một nửa nghệ. Cho ba nguyên liệu này vào tô hay chén cùng một ít nước sôi và 2 muỗng mật ong (hoặc 2 muỗng đường phèn) rồi đem chưng cách thủy, dùng nước chưng này để chữa ho rất hay.
Ngoài ra, bạn cũng có thể pha 1 muỗng cà phê bột nghệ với một ly sữa nóng rồi dùng vào mỗi buổi sáng và tối sẽ giúp giảm ho và đau họng rất nhiều.
Chanh ngâm mật ong
Đa phần quan niệm Chanh đào ngâm mật ong, đường phèn thì tốt hơn Chanh ta xanh. Có bạn còn cầu kỳ ngâm bằng chanh vàng của Mỹ vì loại chanh đó có vỏ dày, nhiều tinh dầu trị ho. Theo khoa học thì các loại chanh đều có lượng vitamin C và khoáng chất như nhau. Nên dù đúng mùa Chanh đào hay không, bạn cứ yên tâm ngâm nhé. Sử dụng hàng ngày vào mỗi buổi sáng sớm vừa thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa cảm cúm và trị ho rất tốt.
Củ cải trắng
Lấy củ cải trắng rửa sạch, bỏ vỏ thái hình hạt lựu, sau đó ngâm với mật ong. Khoảng 2 tiếng sau hòa hỗn hợp với nước ấm. Uống mỗi ngày 4-5 lần, mỗi lần một ngụm. Uống đến khi hết ho thì dừng.
Quất muối
Mỗi độ Tết đến Xuân về, chúng ta thường trang trí cây Quất hoặc cành Đào.
Nhà mình sau khi đón Tết thường hái lại những quả Quất chín vàng, rửa sạch và để ráo. Rồi đem ngâm với muối hạt (muối tinh). Với Quất muối bạn càng để lâu công dụng trị ho càng hiệu quả. Có điều loại thức uống này khá mặn và không được dễ uống.
Quất ngâm đường
Trị ho cảm không hiệu quả bằng Quất ngâm muối, bù lại Quất ngâm đường có vị chua chua ngọt ngọt. Thơm mát ngay cả khi bạn sử dụng nóng hay lạnh. Là loại thức uống giải nhiệt hấp dẫn và dễ chế biến. Có thời hạn lâu dài.
Quả Quất dẻo dai, ngọt cay dễ làm dịu cổ họng đau rát từ những cơn ho.
Lê chưng đường
Lê đun cách thủy với đường phèn hoặc đường cát, vừa là một món ăn ngon bổ dưỡng được ưa chuộng ở một số nước như: Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc,…
Lê chưng đường còn có tác dụng trị ho hiệu quả, giảm cảm nhanh. Chế biến cũng không mất quá nhiều thời gian.
Hành tây
Dùng 1 củ hành tây cắt lát, 5 lá húng quế, 2 nhánh đinh hương và 5 quả hồ tiêu cho vào 200ml nước. Đun cô cạn lại một nửa lượng nước và lọc bỏ phần xác. Uống 3 lần/ngày và sau 3 ngày, bạn sẽ thấy cơn ho thưa dần.
Bạn cũng có thể lựa chọn một củ hành tây lớn, gọt vỏ và cắt đôi. Tiếp theo, bỏ một muỗng canh đường nâu vào nửa củ hành tây và để như vậy trong một giờ. Cắt nhỏ và ăn hỗn hợp hành tây đường nâu 2 lần một ngày có thể giúp trị ho rất hiệu quả.
Tỏi trộn mật ong
Để giảm ho, bạn có thể giã nát tỏi và trộn với 2 muỗng cà phê mật ong, sau đó hấp cách thủy rồi dùng để giảm ho. Trong trường hợp bị ho nặng và mãn tính, bạn có thể nghiền nát 2 – 3 củ tỏi và một số đinh hương rồi cho chúng vào một ly sữa hoặc nước. Sau đó, đun sôi và cô cạn hỗn hợp này thành một nửa, lọc bỏ phần xác và thêm một chút đường để cải thiện mùi vị.
Cam, Quất nướng với muối
Ngoài những loại siro sử dụng được lâu dài, bạn muốn hiệu quả nhanh có thể dùng vài trái cam. Cắt làm đôi, rắc lên một chút muối hạt (muối tinh). Sau đấy bỏ lên bếp nướng hơi se cháy vỏ.
Bổ ra ăn khi còn ấm nóng khoảng 2 đến 3 quả 1 ngày sẽ giúp giảm ho, cảm nhanh chóng.
Tương tự bạn có thể làm với Quất số lượng nhiều hơn.
Atiso chưng đường cát
Atiso ngâm hoặc chưng với đường cát cũng là một loại thức uống thơm mát, bổ phổi. Làm dịu những cơn ho, rát cổ.
Để có một lọ Atiso đúng chuẩn bạn phải tốn khá nhiều thời gian cho công đoạn tách bỏ hạt, ngâm khoảng 3 ngày cho đường tan hết. Sau đó chắt nước đun sôi để nguội rồi đổ lại vào phần cái.
Khế chưng đường phèn
Với loại siro chưng cất từ Khế và đường phèn, bạn có thể sử dụng ngay và lâu dài. Dùng được cho cả trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi.
Uống thường xuyên sáng – tối (trước khi đi ngủ) giúp bổ phổi, ngăn ngừa và trị dứt dần các bệnh về đường hô hấp, ho, cảm cúm.
Lá hẹ
Lá hẹ là loại thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, chứa nhiều chất xơ, canxi và vitamin. Chọn ít lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Cho tất cả vào chén hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước cho trẻ uống. Bạn cũng có thể dùng hẹ để nấu súp rồi cho trẻ em dùng cũng rất tốt trong việc giảm cảm, trị ho.
Rượu Gừng
Chữa các bệnh ốm sốt. cảm cúm, mệt mỏi:
– Dùng Rượu gừng để đánh cảm, hạ sốt.
– Dùng rượu Gừng để xoa lên mũi, thái dương, cổ, sau dái tai vào những ngày thời tiết thay đổi sẽ phòng tối đa bệnh cảm cúm (không giới hạn số lần và liều lượng, không dùng cho người bị cao huyết áp).
– Đối với trẻ nhỏ có thể xoa vào buổi sáng và buổi tối hằng ngày sau khi làm vệ sinh cá nhân, giúp phòng cảm cúm và bảo vệ đường hô hấp tối đa.
Công thức: Rượu gừng 30 ml, hâm nóng, đổ vào bát. Tóc rối 1 búi bọc vào vải xô. Lấy tóc tẩm rượu gừng, đánh khắp người và day những chỗ đau.
Nước đường hạt vừng
Cách trị ho này cũng rất đơn giản, lấy 15g hạt vừng sống và 10g đường phèn cho vào trong chén, đổ nước sôi vào hỗn hợp và uống.