Danh Sách Tổng Hợp

Top 12 Phong tục cưới hỏi “dị” nhất thế giới có thể bạn muốn biết

Kết hôn là một việc trọng đại và thiêng liêng của đời người nhằm thể hiện sự gắn kết giữa hai người yêu nhau. Mỗi nơi lại có một phong tục tập quán khác nhau để đánh dấu sự kiện này. Mặc dù, ở một số nơi có những phong tục về cưới hỏi rất “dị” và nghe có vẻ lạ tai nhưng đằng sau đó vẫn là những thông điệp mang ý nghĩa sâu sắc.

Vấy bẩn lên người cô dâu chú rể ở Scotland

Tập tục bôi bẩn cô dâu chú rể trước ngày cưới là một truyền thống có từ rất lâu đời ở Scotland. Có thể nói, đây là một tập tục vô cùng kì quặc và đem lại cho mọi người chút cảm giác ghê rợn. Trước khi về nhà chồng, cô dâu sẽ bị người nhà chú rể ném đủ thứ như bột mì, lòng trứng, lông chim, đồ ăn thừa hay đủ thứ bốc mùi từ đầu xuống chân. Ngoài ra, cô dâu và chú rể cũng sẽ bị đổ mật đường hay bôi nhọ nồi để xua đuổi những điều xấu. Sau khi đã phủ kín trong mình hỗn hợp, cô dâu và chú rể sẽ phải diễu hành qua các con phố để mọi người nhìn thấy mình sao cho càng nhiều người nhìn thấy càng tốt. Người dân Scotland tin rằng tập tục này là để trừ tà và làm như vậy thì các cặp vợ chồng sẽ không ngoại tình sau này. Hiện phong tục này vẫn còn diễn ra một số khu vực của Scotland.

Nghi lễ khóc ở Trung Quốc

Người dân Tujia (Trung Quốc) dành một tháng để chuẩn bị cho đám cưới bằng cách khóc. Theo phong tục ở đây, mỗi ngày cô dâu sẽ phải khóc 60 phút. 10 ngày tiếp theo, mẹ cô dâu sẽ khóc cùng con mình, rồi đến bà của cô dâu và tất cả những người phụ nữ trong gia đình cũng làm như vậy. Vì trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, họ quan niệm rằng tiếng khóc thể hiện niềm vui và tình yêu sâu sắc. 

Đánh vào bàn chân chú rể ở Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc có một phong tục rất kỳ lạ trong việc cưới hỏi đó là đánh vào chân chú rể. Sau lễ cưới, những người bạn của chú rể sẽ tháo giày, tất của anh ta, buộc dây thừng quanh gót chân rồi dùng gậy hay một con cá vàng khô đánh vào gan bàn chân. Người ta cho rằng hành động này tuy có thể gây ra đau đớn nhưng sẽ giúp chú rể thật khỏe mạnh cho đêm tân hôn. Nghi thức lạ này giữ một vị trí quan trọng trong văn hóa cưới xin ở xứ sở Kim Chi.

Đeo nhẫn vào ngón chân ở Ấn Độ

Đeo nhẫn vào ngón chân có lẽ không chỉ là tập tục kỳ lạ mà còn rất thú vị. Không giống với hình thức đeo nhẫn vào ngón tay áp út như ở hầu hết các quốc gia, những cô dâu chú rể theo đạo Hindu sẽ đeo nhẫn vào ngón chân của mình. Chiếc nhẫn bạc sẽ được chú rể xỏ vào ngón trỏ bên chân trái của cô dâu trong lễ cưới và cô dâu sẽ đeo nhẫn ở đó suốt đời. Điều đặc biệt ở Ấn Độ chỉ có cô dâu phải đeo nhẫn còn chú rể lại không cần phải đeo chúng.

Tục cướp dâu ở Romani và Kyrgyzstan

Trong lịch sử, tục cướp cô dâu được rất nhiều dân tộc trên thế giới thực hành. Hiện nay, tục này vẫn được diễn ra ở một số nước như Romani và Kyrgyzstan. Trong đó, người đàn ông thường rủ bạn bè hoặc người thân đi cùng để bắt cóc cô gái mà anh ta muốn lấy làm vợ. Cô gái đó sẽ bị giam giữ ở trong phòng của chàng trai cho tới khi cô ấy chịu tháo khăn quàng của một người phụ nữ đã kết hôn như dấu hiệu của sự bằng lòng thì sẽ chính thức thành vợ của chàng. Ở châu Phi, việc “cướp hôn” không bị bó buộc bởi sự trừng phạt của nhà nước hay những lên án của xã hội mà đó chỉ là hành động để thể hiện bản lĩnh đàn ông.

Cấm cô dâu chú rể tắm suốt 3 ngày sau hôn lễ ở Indonesia

Cộng đồng Tidong ở Indonesia có tập tục không cho phép cô dâu chú rể tắm trong ba ngày ba đêm sau hôn lễ. Người dân nơi đây quan niệm nếu không thực hiện đúng nghi thức, những điều xấu sẽ xảy ra như hôn nhân tan vỡ, vợ hoặc chồng không chung thủy, con cái đoản mệnh,… Sau khi ngày thứ ba kết thúc, họ được phép tắm và quay trở lại cuộc sống bình thường.

Vợ chồng nhảy qua cán chổi ở Châu Phi

Cô dâu và chú rể nhảy qua cán chổi thể hiện cho một sự bắt đầu. Hành động này cũng tượng trưng cho việc xua quét quá khứ và gắn kết hai gia đình hoặc tỏ lòng kính trọng với tổ tiên. Tập tục này rất phổ biến ở người châu Phi. 

Làm ồn đêm tân hôn ở Pháp

Nghi thức Charivari (còn gọi là shivaree có nghĩa là những tiếng ồn huyên náo) là tập tục của người Pháp diễn ra vào buổi tối tân hôn của cô dâu chú rể. Đây có lẽ là nghi thức gây rất nhiều khó chịu cho các cặp vợ chồng mới cưới. Vào đêm tân hôn, mọi người sẽ đến trước cửa sổ, gõ vào xoong chảo, hát hò, nhảy múa và gây ra đủ các tiếng ồn để phá rối cặp đôi. Tuy nhiên, đây lại được coi là một cách chúc mừng cô dâu chú rể và mong hạnh phúc sẽ đến với cặp đôi. Họ tin rằng những tiếng động càng lớn, âm thanh càng khó chịu thì cô dâu chú rể sẽ càng có cuộc sống hạnh phúc sau này. Bởi vậy, cũng thật khó trách móc những người mong điều tốt đẹp đến cho đôi vợ chồng.

Cô dâu kết hôn với động vật để trừ tà ma ở Ấn Độ

Ở một số khu vực của Ấn Độ, người ta tin rằng ma quỷ có thể trú ngụ trong một người nào đó, nhất là những cô gái xấu xí. Vì vậy, cách duy nhất để xua đuổi con ma này là cô gái phải kết hôn với một con vật nào đó, điển hình là chó hoặc dê. Tuy nhiên, đây chỉ là một nghi lễ giả và cô dâu không phải qua đêm với con thú. Tập tục này chỉ là một cách để trừ tà với mong muốn sau này cô gái có thể kết hôn được một chàng trai. 

Bố chồng ngủ với con dâu trước mặt chú rể ở Uganda

Với người dân Việt Nam nói riêng, chuyện bố chồng ngủ với con dâu được coi là loạn luân và là một một việc làm tày trời. Thế nhưng tại bộ tộc Ankole, Uganda, bố chồng ngủ với con dâu trong đêm tân hôn trước chú rể là một việc làm hợp pháp. Điều đặc biệt, người ta lại coi đây là một trong những món quà tốt nhất mà người cha có thể tặng cho con trai mình. Không những vậy, trong văn hóa Ankole, dì của chú rể sẽ dạy cô dâu cách làm thế nào để người đàn ông của mình thấy hài lòng thay vì mẹ dạy con như nhiều nơi khác.

Nhổ nước bọt lên người cô dâu ở Kenya

Nhổ nước bọt lên người cô dâu là một trong những nghi lễ cưới hỏi kỳ quặc nhất ở Kenya. Trong lễ cưới, đầu của cô dâu sẽ bị cạo sạch, sau đó được bôi mộ lớp dầu và mỡ cừu non. Tiếp theo, bố của cô dâu sẽ ban phước cho con mình bằng cách nhổ nước bọt lên đầu và ngực. Với tất cả mọi người đây là hành động thể hiện sự khinh bỉ nhưng theo quan niệm của người dân Kenya thì nó lại mang tới sự may mắn. Sau đó, cô dâu sẽ quay lưng đi thẳng vì nếu quay lại, cô sẽ bị hóa thành đá.

Đập vỡ bát đĩa ở Đức

Trong đám cưới của người Đức có một phần nhỏ gọi là Polterabend, nơi họ cùng nhau đập vỡ những chiếc đĩa, chén, bát. Chưa rõ nguồn gốc tập tục này từ đâu nhưng người ta tin rằng âm thanh chói tai của việc đập vỡ bát đĩa tượng trưng cho những khó khăn, phiền toái trong cuộc sống hôn nhân mà cặp đôi sẽ phải đối mặt sau này. Bằng việc đập vỡ bát đĩa trước, những người dân nơi đây tin rằng họ đã chuẩn bị tinh thần cho cặp đôi đối mặt với vật cản phía trước đồng thời chúc họ may mắn.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button