Danh Sách Tổng Hợp

Top 11 Nguyên nhân khiến bạn trượt thi công chức

Trở thành những cán bộ công chức nhà nước là ước mơ của bao thế hệ sinh viên ra trường. Có thể nói, cho đến thời điểm hiện tại thì đây là một trong những ước mơ không dễ để thực hiện. Vậy nguyên nhân của thi trượt công chức là gì, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

Học tủ

Đây là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến hiện tượng trượt thi công chức, các thí sinh do không sắp xếp được thời gian học tập nên không có đủ thời gian để ôn thi, đến gần ngày thi các thí sinh không còn cách nào khác nên ngồi học tủ và mong chờ may mắn.

Chưa thực sự có tâm huyết với nghề

Một số thí sinh chỉ có quan điểm là đăng ký thi công chức là vì muốn thử sức, hay vì bố mẹ muốn mình thi, nên các bạn không dành hết tâm huyết cho học tập, ôn luyện. Các bạn không có tình yêu với ngành nghề đó nên không đặt mục tiêu thi đỗ lên hàng đầu.

Nước đến chân mới nhảy

Tâm lý không tập trung của các thí sinh cho rằng chưa đến lúc thi nên cứ thoải mái tinh thần, đợi sát ngày thi tập trung học cho dễ nhớ. Do đó đến gần ngày thi các thí sinh mới cuống cuồng học qua loa, hậu quả chấp nhận bị điểm kém mong đợi may mắn.

Do ít chỉ tiêu hoặc đăng ký chỉ tiêu không phù hợp

Ít chỉ tiêu cũng là khó khăn cho các bạn thí sinh tham gia thi công chức, bới vì chỉ tiêu ít các bạn sẽ có tỉ lệ cạnh tranh cao hơn. Khi có chỉ tiêu các bạn không cân nhắc kỹ, đăng ký ngành nghề dự tuyển không phù hợp cũng dẫn đến hậu quả trượt thi công chức.

Tìm tài liệu ôn thi chưa chuẩn

Có rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau, do đó các thí sinh không biết nên lựa chọn tài liệu nào để ôn thi, mỗi tài liệu lại viết nội dung khác nhau, do đó việc ôn thi đạt chất lượng thấp. Đối với các môn thi có liên quan đến luật, do các văn bản luật có sửa đổi bổ sung thay đổi phù hơp theo thời gian, do vậy các thí sinh không cập nhật được những văn bản mới nhất thì khi vào phòng thi làm bài sẽ bị sai luật hoặc thiếu.

Hổng về mặt lý thuyết

Một số thí sinh do chưa trau dồi cho mình lượng kiến thức cơ bản, do đó lý thuyết không có nên khi vào làm bài thi vận dụng vào phần làm bài tập không làm được bài. Từ đó dẫn đến chất lượng bài kém.

Do cơ chế thay đổi

Ngày nay khi nhà nước đang thực hiện cơ chế cải cách hành chính, tinh giản biên chế nhằm rút gọn bộ máy nhà nước tránh cồng kềnh đồng thời giảm ngân sách nhà nước chi trả lương cho cán bộ công chức. Do đó vấn đề tuyển dụng công chức trở nên khó khăn hơn, việc tổ chức tuyển dụng sẽ mở ra ít hơn và chặt chẽ hơn đối với các thí sinh.

Ôn thi thiếu hệ thống

Khi có lịch thi các thí sinh mới bắt đầu cuống cuồng tìm tài liệu, học nhồi nhét với phương châm học thừa hơn thiếu. Cách ôn thi như kiểu cưỡi ngựa xem hoa này sẽ khiến cho các thí sinh học không sâu, nhanh quên khi vào phòng thi sẽ trong tình trạng tẩu hỏa nhập ma không làm được bài.

Thói quen gian lận trong thi cử

Một số thí sinh xuất phát từ thói quen hay quay cóp bài khi thi trong thời còn đi học, do đó hiện tượng này bị ảnh hưởng. Các thí sinh không tập trung ôn bài mà thay vào đó là chuẩn bị phao, tài liệu mang vào phòng thi. Do vậy khi coi thi chặt thì các thí sinh sẽ không làm được bài đồng thời cũng có thể bị bắt đánh dấu bài hoặc đình chỉ thi.

Trượt do không qua các môn điều kiện

Đây là lý do phổ biến nhất dẫn đến trượt thi công chức hiện nay. Các thí sinh tham dự kỳ thi đều phải thi các môn điều kiện đó là kiến thức chung, Anh văn, Tin học. Có rất nhiều thí sinh đạt điểm rất cao xếp hàng đầu nhưng vì không qua điểm trung bình của các môn điều kiện nên các bạn đã mất cơ hội trở thành công chức nhà nước.

Áp lực tâm lý

Vấn đề tâm lý cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các thí sinh, vì tâm lý học nhiều, phải thi đỗ để trở thành công chức, để hơn bạn bè không thua kém ai, để bố mẹ vui lòng…tất cả trở thành gánh nặng đè lên vai mỗi thí sinh. Từ đó tạo áp lực nặng nề khiến các thí sinh căng thẳng.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button