Danh Sách Tổng Hợp

Top 10 Vụ nổ hạt nhân lớn nhất thế giới có thể bạn chưa biết

Bất kỳ một bộ phim hành động nào thì bao giờ cũng có một vài vụ nổ thật hoành tráng. Thế nhưng, trên thực tế có rất nhiều loại thuốc nổ khác nhau và trong chúng lại có những loại “khủng” hơn những thứ mà chúng ta thường thấy trong phim. Hãy cùng liệt kê những vụ nổ hạt nhân lớn nhất thế giới hiện nay nhé!

Vụ nổ Novaya Zemlya 158, 168

Vào ngày 25/8/1962, Liên Xô đã thử hạt nhân lần 158 và ngày 19/9/1962 thì thử hạt nhân lần 168, cả 2 lần đều diễn ra ở bãi thử khu vực Novaya Zemlya phía Bắc Liên Xô gần với Bắc Cực. Mỗi vụ trong 2 vụ thử này đều có sức nổ mạnh được xác định là gần 10 megaton, thiêu hủy mọi thứ trong khu vực khoảng 4,6 km2 và gây ra độ bỏng cấp 3 trong khu vực có diện tích là 2800 km2. Hiện nay vẫn chưa có hình ảnh hay đoạn phim nào ghi lại vụ thử này. 

Vụ nổ Castle Romeo

Castle Romeo chính là cuộc thí nghiệm bom nhiệt hạch nằm trong chiến dịch Castle vào năm 1954. Đương lượng của quả bom được xác định là 11 megaton. Thay vì thử nghiệm trên đảo, Castle Romeo đã được kích nổ ngay trên mặt nước biển ở rạn san hô Bikini Atoll. Vụ nổ đã thiêu rụi toàn bộ mọi thứ trong bán kính khoảng 5km.

Vụ nổ Novaya Zemlya 219

Thử nghiệm bom 219 tại Novaya Zemlya của Liên Xô có đương lượng nổ lên tới 24,2 megaton và đây cũng là quả bom có sức công phá lớn thứ nhì trong lịch sử được kích nổ của quốc gia này. Vụ nổ có sức hủy diệt mọi thứ trong khu vực khoảng gần 10km2, gây bỏng độ 3 ở các khu vực trong 5827km2.

Vụ nổ Castle Bravo

Castle Bravo đã được kích nổ chính xác là vào ngày 28/8/1954, nó được xem là quả bom có sức hủy diệt lớn nhất trong chiến dịch Castle thử nghiệm các vụ nổ hạt nhân. Lúc đầu, quả bom này ước tính chỉ có 6 megaton nhưng cuối cùng thì sức nổ của nó lại lên tới 15 megaton tạo thành khối hình nấm lửa cao đến 35km. Đây cũng chính là một sai lầm tệ hại trong tính toán vụ nổ của Hoa Kỳ. Thiệt hại đã khiến cho 665 người dân xung quanh khu vực quần đảo Marshall bị nhiễm phóng xạ một cách nặng nề.

Vụ nổ bom Sa hoàng

Bom Sa hoàng là một loại bom hidro đã được phát triển bởi Liên minh Xô Viết và đã được thử nghiệm vào 30/10/1961. Với sức công phá của khoảng 57 triệu tấn TNT, loại bom này được biết đến như loại bom tự chế lớn nhất kể từ trước đến giờ. Theo dự kiến ban đầu quả bom sẽ có sức công phá của khoảng 100 triệu tấn TNT, thế nhưng bụi từ vụ nổ cũng sẽ là một vấn đề vô cùng nan giải.

Mặc dù loại bom này được kích nổ ở một nơi rất xa tại quần đảo Novaya Zemlya ở phía Bắc nước Nga, thế nhưng thiệt hại mà nó gây ra vẫn ảnh hưởng không nhỏ tới các thành phố chính của Nga. Một ngôi làng nằm cách địa điểm thử 55km đã bị chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Những thiệt hại này còn lan rộng tới Nauy và Phần Lan. Vụ nổ này tạo ra một đám mây hình khói cao tới 64km và dư chấn nó để lại thì vẫn còn có thể được tìm thấy ở tầng khí quyển thứ 3 của Trái Đất.

Vụ nổ Castle Yankee

Quả bom Castle Yankee đã được phát nổ chính xác vào ngày 04/5/1954, và cũng là vụ nổ lớn thứ 2 của nước Mỹ trong chiến dịch Castle, với sức công phá là 13,5 megaton. Bụi phóng xạ của nó lan đến tận Mexico City cách nơi thử nghiệm khoảng hơn 11.000km chỉ trong 4 ngày. Với sức công phá hủy diệt như vậy, vụ nổ này có thể gây bỏng độ 3 trong khu vực có bán kính khoảng 4500 km2.

Vụ nổ Novaya Zemlya 25

Vụ nổ Novaya Zemlya số 25 đã được Liên Xô thực hiện vào thời gian là tháng 4/1962 với sức tàn phá hủy diệt lên tới 19,1 megaton. Hiện nay, những hình ảnh về vụ nổ này vẫn còn đang được giấu kín. Thế nhưng, một số người cho rằng với sức công phá kiểu như vậy, vụ nổ có thể hủy diệt toàn bộ những thứ trong phạm vi 7km2 và gây bỏng độ 3 trong khu vực có bán kính là 5200 km2.

Vụ nổ Novaya Zemlya 173, 174, 147

Trong cả 3 cuộc thử nghiệm bom của Liên Xô 173, 174, 147 thì đều diễn ra tại Novaya Zemlya, với sức tàn phá của cả 3 vụ đều là 21 megaton, gấp khoảng 1000 lần so với vụ nổ ở Nagasaki, Nhật Bản. Đây lần lượt là các vụ nổ hạt nhân mạnh thứ 3,4,5 trong lịch sử loài người. Một quả bom thế này có thể sẽ hủy diệt mọi thứ trong khu vực 7,8km2.

Vụ nổ Ivy Mike

Vụ nổ Ivy Mike chính là vụ thử nghiệm đầu tiên bom nhiệt hạch hay còn gọi là bom khinh khí có đương lượng nổ gấp khoảng 700 lần so với quả bom nguyên tử đầu tiên mà Mỹ ném xuống Hiroshima. Vụ nổ có đương lượng nổ được xác định là 10,2 megaton, nó hủy diệt phần lớn đảo Elugelab, tạo ra một hố sâu 50m và đám mây hình nấm cao tới 42km.

Vụ nổ Novaya Zemlya 123

Liên Xô đã tiến hành thử nghiệm vụ nổ số 123 Novaya Zemlya, quả bom này có đương lượng nổ là 12,5 megaton. Hiện tại vẫn chưa có video cụ thể về vụ nổ này. Thế nhưng, với sức hủy diệt như trên, vụ nổ này có thể san bằng tất cả mọi thứ nằm trong khu vực 5,5km2, và gây bỏng độ 3 trong khu vực có bán kính khoảng 3400km2.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button