Danh Sách Ẩm Thực

Top 10 Món ăn mang đậm chất xứ Nghệ

Cháo lươn

Nghệ An có rất nhiều cánh đồng với nhiều nhiều ruộng nước và kênh rạch – là nơi trú ngụ của những con lươn béo mập. Trong thịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci. Ăn thịt lươn có tác dụng chữa bệnh còi xương ở trẻ, bệnh trĩ nội, bệnh phong thấp…Sân ga Vinh có quán cháo lươn ngon nức tiếng, món cháo lươn béo ngậy hòa lẫn vị cay nồng không còn thấy vị tanh.

Nhút Thanh Chương

Nhút thực ra là quả mít chứa nhiều xơ, xơ mít được người dân tận dụng và nấu ra khá nhiều món ngon như: thịt ba chỉ kho xơ mít, xơ mít xào sa tế, canh xơ mít… Xơ mít cũng có các loại vitamin tương đương với múi mít nhưng hàm lượng ít hơn.  Món ăn dân dã này đã trở thành “thương hiệu” khiến người ta nhớ về mảnh đất và con người xứ Nghệ. Nhút muối xổi ăn ngay trong hai ba ngày, hay muối mặn để dành ăn quanh năm. Bữa cơm của người miền Trung không thể thiếu món ăn dân dã, bình dị này, ăn giòn giòn, mặn của muối, cay xè của ớt, và dậy mùi thơm của mít thật khó mà diễn tả được, ngon tuyệt vời,

Ốc xào

Ốc xào tưởng chừng như món ăn quá quen thuộc nhưng ở Nghệ An món ăn này lại mang hương vị riêng, không đâu có được. Ngừoi ta không dùng đường để xào mà dùng mật mía, trứng gà và tóp mỡ. Người ta thường đuôi ốc để gia vị ngấm đậm đà hơn và có thể hút, không cần khều ruột, hương vị rất thơm ngon, độc đáo.

Bánh đúc

Bánh đúc loại bánh quen thuộc của làng quê Việt Nam, gắn bó với cuộc sống chúng ta từ thời xa xưa. Bánh đúc Nghệ An phải là từ gạo tẻ trắng, phải là những hạt gạo tẻ đều đều, không pha lẫn với những hạt gạo khác. Bánh đúc xứ Nghệ không thêm các nguyên liệu khác như ở một số vùng, chỉ là miếng bánh đúc trắng đơn độc thôi nhưng chấm với tương Nam Đàn thì ngon tuyệt vời. Món ăn dân dã khiến người ta ăn nhiều mà cũng không thấy ngán.

Cam xã Đoài

Chắc hẳn đã là người Việt Nam sẽ có lần nghe thấy tên đặc sản này. Vườn nhà nào ở xã Đoài cũng có cam, nhiều thì đến vài trăm gốc cho năng suất cao, quả mọng, trĩu nước, ngọt vàng như mật ong. Loại cam này xứng đáng là đệ nhất cam, hàng năm cam xã Đoài theo chân thương lái mà xuất đi trăm ngả, có khi được đóng thùng kiểm tra qua quy trình nghiêm ngặt để xuất khẩu sang các nước có thị trường khó tính. Nhìn chung loại đặc sản này luôn làm hài lòng tất cả những người đã thưởng thức nó, vị ngọt đậm đà. thanh mát khó quên. Cam xã Đoài đã làm giàu cho cuộc sống của người dân nơi đây, giá quả cam luôn cao gấp 2kg cam khác ngoài chợ, nhiều khi “cháy” hàng không có để bán.

Bánh mướt

Bánh mướt giống như bánh cuốn nhưng không nhân và được cuộn tròn lại. Bánh mướt được làm từ những loại gạo tẻ thường, nhưng miếng bánh lại trắng, bóng mịn màng, mềm, dẻo trông rất bắt mắt, và cũng… sang trọng chẳng kém ai. Ở Nghệ An có nhiều huyện làm bánh như: Quỳnh Lưu, Đô Lương, Diễn Châu. Bánh mướt thường được ăn cùng giò chấm mắm, ngon nhất vẫn là bánh mướt xáo lòng. Bánh mướt ăn với bát canh có lòng non, tim, gan, cật, dồi trường, dạ dày) và tiết lợn. Thêm ít hành tăm (loại hành bé, thơm) hoặc hành khô có bán ở chợ, tạo nên một món ăn đậm đà được nhiều người yêu thích. Món ăn này là thực đơn bữa sáng chủ yếu thường thấy của người dân nơi đây.

Tương Nam Đàn

Tương Nam Đàn có vị sánh vàng, dịu ngọt. Là một loại nước chấm, nước chan được nấu từ hạt đậu tương và hạt nếp hoặc hạt ngô lên men. Loại tương này thường dùng để làm nước chấm các loại thịt luộc, dùng để kho cá, chấm rau, chấm đậu, ăn với cơm hàng ngày. Hoặc dùng làm nước chan. Vào mùa hè dùng nước tương chấm với ngọn khoai lang luộc, rau muống luộc, cà luộc ăn với cơm, vừa mát, vừa đậm đà hương vị đồng quê. Để nấu được tương ngon cũng phải trải qua khâu chọn lựa kỹ càng, đậu để nấu tương phải chọn đỗ (đậu) tương cổ truyền hạt nhỏ như hạt tiêu, vị bùi và béo.Đậu vừa thu hoạch là tốt nhất.Phải sàng lọc hạt đậu kỹ lưỡng không có hạt quá to hoặc quá nhỏ, chọn hạt cho đều,không có hạt lép, hạt hỏng.Thường thì người ta dùng giống đậu Tương Xuân trồng tại Nam Đàn.

Khoai lang

Câu hát “Khoai lang vàng xứ Nghệ, càng nhai kỹ càng bùi”, của tác giả Phạm Tuyên trong bài hát Ai Vô Xứ Nghệ làm ta liên tưởng đến những cánh đồng xứ Nghệ, bên cạnh những ruộng lúa bạt ngàn là những ruộng khoai lang xanh ngắt. Ngày xưa người dân còn đói nghèo thường ăn cơm độn khoai, đến nay giá của cân khoai cũng xấp xỉ cân gạo. Món khoai lang luộc trong nồi đất là ngon nhất, khoai xứ Nghệ vừa chín, bở bung, vỏ nứt tơi, nứt toác, khác hẳn cái giống khoai nhão nhoét xứ Bắc.

Bánh bèo

Nhắc đến bánh bèo người ta thường liên tưởng đến bánh bèo Huế nhưng Nghệ An cũng có món bánh bèo hấp dẫn không kém.Loại bánh này được làm từ bột lọc với nhân tôm thịt, một số quán chỉ dùng nhân thịt và mộc nhĩ. Đối với ai chưa thưởng thức món bánh này bao giờ, lần đầu nhìn thấy bánh bèo Nghệ An rất dễ lầm tưởng là bánh bột lọc. Vị dai của vỏ bánh, vị ngọt bùi của tôm, xem lẫn vị cay của ớt tạo nên một bản giao hòa về ẩm thực rất thú vị, khiên người ta ăn bao nhiêu mà cũng không thấy ngán.

Cà muối

Ban đầu nghe có vẻ hơi vô lý, món ăn này đã quá quen thuộc trong mâm cơm mỗi gia đình Việt, nơi đâu chả có tại sao lại là đặc sản xứ Nghệ? Nhưng món cà muối ở nơi đây lại mang hương vị độc đáo, khác lạ hơn những nơi khác.
Người Nghệ An có cách muối cà riêng biệt khác lạ bởi vậy mà cà được người dân ở đây muối ăn quanh năm. Cà có nhiều loại nhưng ngon nhất là giống cà cốm chỉ to bằng viên bi muối ăn giòn tan, vị chua đậm. Ăn miếng cà giòn tan cùng canh cua mồng tơi thì thật là ngon “hết xẩy”. Vùng Nghi Lộc là nơi trồng nhiều cà cốm và có món cà muối ngon nhất, khiến nhà thơ Huy Cận cũng phải thốt lên câu thơ rằng: “Ai ơi cà xứ Nghệ, càng mặn lại càng giòn”.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button