Danh Sách Dịch Vụ

Top 10 Lưu ý quan trọng nhất về bệnh giang mai

Giang mai là một loại bệnh lây qua đường tình dục phổ biến, nhanh chóng và để lại nhiều biến chứng nặng nề. Hiện nay, bệnh chưa có vắc xin nên phòng bệnh vẫn hơn là chữa bệnh. Hãy cùng Danhsachtop tìm hiểu những lưu ý quan trọng nhất về bệnh này nhé!

Điều trị giang mai

Điều trị bằng thuốc

Ở giai đoạn đầu, giang mai rất dễ chữa khỏi bằng thuốc. Do đó, một trong những lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ chính là cho người bệnh dùng Penicillin, loại kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh giang mai và thường hiệu quả với hầu hết các giai đoạn. Nếu người bệnh bị dị ứng với Penicillin, bác sĩ có thể đề nghị một loại kháng sinh khác hoặc giải mẫn cảm với Penicillin.

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh giang mai tiềm ẩn sơ cấp, thứ phát hoặc giai đoạn đầu (dưới một năm), phương pháp điều trị được khuyến nghị là tiêm một lần Penicillin. Với người đã bị bệnh giang mai lâu hơn một năm, bác sĩ có thể tiêm thêm liều bổ sung. Penicillin cũng là phương pháp điều trị duy nhất được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai.

Ở ngày đầu tiên được điều trị, người bệnh có thể trải qua phản ứng Jarisch-Herxheimer, với triệu chứng bao gồm sốt, ớn lạnh, buồn nôn, đau nhức và đau đầu. Phản ứng này thường không kéo dài hơn một ngày.

Theo dõi điều trị

Sau khi bạn được điều trị bệnh giang mai bằng thuốc, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh:

  • Kiểm tra và xét nghiệm máu định kỳ để đảm bảo rằng người bệnh đang đáp ứng với liều lượng thông thường của Penicillin. Việc theo dõi cụ thể như thế nào còn tùy thuộc vào giai đoạn bệnh giang mai được chẩn đoán.
  • Tránh quan hệ tình dục với bạn tình mới cho đến khi điều trị xong và xét nghiệm máu cho thấy tình trạng nhiễm trùng đã được chữa khỏi.
  • Thông báo cho bạn tình để họ được kiểm tra và điều trị nếu thấy cần thiết.
  • Xét nghiệm xem có nhiễm virus HIV hay không.

Chẩn đoán bệnh giang mai

Khi phát hiện có vết loét ở bộ phận sinh dục hay bất kì vị trí nào có tiếp xúc thân mật tình dục, người bệnh nên đến viện khám và làm xét nghiệm tầm soát để điều trị kịp thời. Để chẩn đoán giang mai, các bác sĩ có thể dựa vào:


Dấu hiệu lâm sàng

Sau thời gian ủ bệnh (từ 10 – 100 ngày) ở bộ phận sinh dục người bệnh có thể xuất hiện săng giang mai, đào ban, mảng niêm mạc, sẩn giang mai, sẩn ướt, rụng tóc, sưng hạch ở toàn thân (cổ, nách), viêm hầu họng…


Xét nghiệm chẩn đoán giang mai

  • Tìm xoắn khuẩn: Bác sĩ sẽ lấy bệnh phẩm ở vết loét hay ở sẩn giang mai, mảng niêm mạc, chọc hạch, lấy dịch tiết trên nền vết sẩn giang mai, mảng niêm mạc hoặc các vết loét xong đem soi trực tiếp trên kính hiển vi nền đen. Nếu kết quả xét nghiệm giang mai thấy xoắn khuẩn Treponema pallidum dưới dạng lò xo di động tức là người bệnh đã mắc giang mai.
  • Xét nghiệm máu chẩn đoán giang mai: Sau 2 tuần phát hiện săng giang mai, người bệnh có thể xét nghiệm máu để kiểm tra thêm lần nữa xem cơ thể có các kháng thể giang mai không.

Ngoài ra, nếu đánh giá người bệnh có nguy cơ bị giang mai thần kinh hoặc giang mai tim mạch thì cần lấy thêm dịch não tủy để làm các xét nghiệm trên.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai là một loại vi khuẩn có tên Treponema pallidum. Loại vi khuẩn này được tìm thấy năm 1905, có hình dạng như một chiếc lò xo có 6-14 vòng xoắn. Sức đề kháng của Treponema pallidum rất yếu, không thể sống quá vài giờ ở bên ngoài cơ thể người. Nhiệt độ thích hợp cho xoắn khuẩn phát triển là 37*C. Xà phòng và các chất sát khuẩn có thể diệt được xoắn khuẩn trong vài phút.

Bệnh lây lan khi người lành tiếp xúc trực tiếp với các săng giang mai của người bệnh qua quan hệ tình dục đường âm đạo, đường hậu môn hoặc đường miệng. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm hoặc qua các vết xước trên da, niêm mạc. Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền qua đường máu hoặc từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai.

Phòng ngừa bệnh giang mai

Giang mai có thể được phát hiện và điều trị hiệu quả bằng các loại kháng sinh đặc hiệu để ức chế sự phát triển của xoắn khuẩn Treponema pallidum. Tuy nhiên, do bệnh vẫn chưa có vắc xin nên phòng bệnh vẫn hơn là chữa bệnh. Bạn có thể phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh bằng cách tuân thủ những lời khuyên sau đây:

    • Không quan hệ tình dục bừa bãi. Chung thủy một vợ một chồng.
    • Sử dụng bao cao su để làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh, đặc biệt chú ý che chắn các vùng bị tổn thương.
    • Tránh dùng thuốc kích thích, rượu bia để giữ khả năng phán đoán đúng, tránh các hành vi tình dục không an toàn.
    • Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác để tránh vi khuẩn còn bám lại trên bề mặt và lây qua các vết thương hở.
    • Nếu phát hiện có bệnh giang mai trước khi sinh con, người mẹ cần thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách chăm sóc bản thân và ngăn ngừa lây nhiễm cho bé.
    • Tuân thủ lịch khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc khám theo lời dặn của bác sĩ
    • Tăng cường sức đề kháng bằng cách xây dựng thực đơn cân bằng, tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng.
    • Dù đã được điều trị giang mai, nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ tái nhiễm, nên tuân thủ liệu trình và thực hiện các biện pháp phòng bệnh do bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo.

    Bệnh giang mai lây qua đường nào?

    Tương tự như các bệnh lây qua đường tình dục khác, giang mai cũng có các đường lây phổ biến gồm:

      • Qua quan hệ tình dục dị tính, quan hệ tình dục đồng tính, quan hệ bằng miệng… Ngoài ra, nếu người bệnh và người lành có những tiếp xúc trực tiếp bề mặt da có trầy xước cũng có thể bị lây bệnh.
      • Qua đường máu như khi dùng chung kim tiêm, truyền máu… trong quá trình tiêm chủng, điều trị bệnh.
      • Qua đường mẹ truyền sang con trong suốt thai kỳ. Do đó, phụ nữ mang thai cần được xét nghiệm chẩn đoán ở cả 3 tam cá nguyệt để chắc chắn là bản thân không nhiễm bệnh hoặc có hướng xử lý kịp thời.

      Biểu hiện của bệnh giang mai

      Thời kỳ 1: Đây là thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài khoảng 3 tuần. Sau đó khi qua thời gian ủ bệnh, bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của săng và hạch. Săng giang mai là một vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, không có gờ nổi cao, kích thước khoảng 0,5 – 2cm, giới hạn rõ và đều đặn, đáy sạch màu đỏ như thịt tươi, nền cứng (vì vậy gọi là săng cứng) và bóp không đau.

      Săng giang mai thường gặp nhất là ở niêm mạc sinh dục. Ở nữ giới sẽ hay gặp ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ. Ở nam giới hay gặp ở quy đầu, miệng sáo, bìu, dương vật… Ngoài ra, săng giang mai có thể gặp ở miệng, môi, lưỡi…Hạch sẽ xuất hiện 5 – 6 ngày sau khi có săng, hạch vùng bẹn sưng to và thành chùm, trong đó có một hạch to nhất gọi là hạch chúa.


      Thời kỳ 2: Là giai đoạn 45 ngày sau khi có săng giang mai và có thể kéo dài đến 2 – 3 năm. Xuất hiện các tổn thương da và niêm mạc nhưng khi lành thường không để lại sẹo. Xoắn khuẩn giang mai dễ gây nhiễm trùng huyết với các triệu chứng nóng sốt và nổi hạch. Thời kỳ này thường có các biểu hiện lâm sàng như: các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình, sẩn giang mai với nhiều hình thái đa dạng (sẩn màu đỏ hồng, thâm nhiễm và có thể có viền vảy xung quanh, sẩn giang mai dạng vảy nến, dạng trứng cá, sẩn hoạt tử…), sẩn phì đại thường hay gặp ở hậu môn và sinh dục, viêm hạch lan tỏa và bị rụng tóc kiểu rừng thưa.


      Thời kỳ 3: Xuất hiện thường từ 5, 10, 15 năm sau khi có săng với các triệu chứng như săng thương sâu, gôm ở da, xương, nội tạng, tim mạch và thần kinh. Ở giai đoạn này người bệnh ít có khả năng lây nhiễm cho bạn tình vì xoắn khuẩn đã xâm nhập và khu trú vào phủ tạng, không còn ở da, niêm mạc nữa.

      Bệnh giang mai có chữa khỏi được không?

      Bệnh giang mai có thể được chữa khỏi hoàn toàn trong điều kiện phát hiện ở giai đoạn sớm, khi vi khuẩn chưa làm tổn thương sâu các cơ quan nội tạng như: tim mạch, thần kinh…

      Ngay khi phát hiện bản thân có nguy cơ nhiễm giang mai, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị. Đừng đợi đến khi bệnh xuất hiện các triệu chứng rõ ràng mới đi thăm khám thì tình trạng có thể đã trầm trọng và khó chữa khỏi hoàn toàn.

      Với phụ nữ, trước khi có kế hoạch mang thai cũng cần phải kiểm tra xem có nhiễm vi khuẩn hay không. Nếu có, hãy dành thời gian điều trị dứt trước khi mang thai. Nếu phát hiện bệnh trong thai kỳ, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ sản khoa để có hướng xử lý, hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho bé.

      Bệnh giang mai tuy có thể chữa khỏi, nhưng người bệnh cũng không vì thế mà chủ quan và không điều trị đúng theo phác đồ của bác sĩ. Việc phát hiện muộn, không tuân thủ phác đồ, gây gián đoạn đều có thể làm cho vi khuẩn kháng thuốc và khiến cho việc điều trị không hiệu quả.

      Biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai

      Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh giang mai không chỉ dẫn đến những tổn thương khắp cơ thể người bệnh mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:

      Các vết sưng hoặc khối u nhỏ

      Được gọi là u bã đậu, những vết sưng này có thể phát triển trên da, xương, gan hoặc bất kỳ cơ quan nào khác ở người mắc bệnh giang mai giai đoạn cuối.


      Các vấn đề về thần kinh

      Bệnh giang mai có thể gây ra một số vấn đề với hệ thần kinh như: đau đầu, viêm màng não, mất thính lực, giảm thị giác và có thể mù lòa, sa sút trí tuệ, mất cảm giác đau và nhiệt độ, rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, bàng quang không kiểm soát, các vấn đề về tim mạch…


      Nhiễm HIV

      Người mắc bệnh giang mai lây truyền qua đường tình dục hoặc các vết loét ở bộ phận sinh dục khác ước tính có nguy cơ nhiễm HIV tăng gấp 2 – 5 lần. Vết loét giang mai có thể dễ chảy máu, tạo điều kiện cho HIV dễ dàng xâm nhập vào máu trong quá trình quan hệ tình dục.

      Các biến chứng khi mang thai và sinh nở

      Nếu thai phụ mang vi khuẩn giang mai có thể lây truyền qua thai nhi. Bên cạnh đó, bệnh giang mai bẩm sinh còn làm tăng đáng kể nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh tử vong trong vòng vài ngày sau khi sinh.

      Bệnh giang mai là gì?

      Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ không được bảo vệ (đường âm đạo, hậu môn hay miệng), qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai.

      Xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng thứ 4 trở đi, do xoắn khuẩn này xâm nhập máu thai nhi qua dây rốn.

      Do cấu tạo của bộ phận sinh dục ở dạng mở mà người phụ nữ dễ bị lây nhiễm các bệnh tình dục hơn nam giới, kể cả bệnh giang mai. Bệnh giang mai ở nữ giới nếu không điều trị kịp thời rất có thể gây nên những tổn thương tại tất cả các bộ phận trong cơ thể như viêm loét bộ phận sinh dục, phát ban ngoài da, đau nhức cơ xương, thậm chí gây ảnh hưởng đến nội tạng.

      Các thực phẩm hỗ trợ tốt trong điều trị giang mai

      Các thực phẩm giàu vitamin A

      Vitamin A rất tốt cho cơ thể phòng ngừa các bệnh như: Bệnh khô mắt, quáng gà, trẻ em chậm lớn, dễ mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, bệnh trứng cá, da tóc móng khô giòn, làm chóng lành vết thương vết bỏng… vì thế có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh giang mai rất tốt.

      Các loại rau quả có màu đỏ, màu cam, màu vàng, màu xanh sẫm rất nhiều vitamin A như cà rốt, cà chua, bí ngô, bông cải, rau bina, rau ngót, khoai lang… đều chứa rất nhiều vitamin A. Các loại thực phẩm từ động vật như gan lợn, dầu cá, trứng, sữa…


      Các thực phẩm có chứa nhiều vitamin B2

      Vitamin B2 cần thiết cho nhiều quá trình xử lý tế bào và giúp cơ thể chuyển hóa chất béo, hydrat-cacbon, các thể ketone và protein một cách thuận tiện. Cũng giống như các vitamin dòng họ B, vitamin B6 đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng. Ngoài ra, việc hấp thụ lượng vitamin B2 cần thiết mỗi ngày sẽ giúp bạn loại bỏ nhiều bệnh tật như bệnh thiếu máu, bệnh đục nhân mắt, chứng đau nửa đầu, hội chứng viêm ống cổ tay, viêm âm đạo và rosacea (bệnh tắc tuyến bã nhờn mãn tính). Những bệnh này đều là hệ lụy của bệnh giang mai.

      Vitamin B2 có nhiều trong những thực phẩm màu xanh sẫm như rau đay, rau cải, rau bí,… Ngoài các loại rau lá có màu xanh đậm thì ớt, bông cải xanh, măng tây, cải bruxen và đậu đen, nắm sữa cũng là nguồn phong phú của B2. Từ các loại động vật như, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, tim cật của động vật.

      Các thực phẩm giàu vitamin B6

      Vitamin B6 có tác dụng chuyển hóa các a-xit amin có lưu huỳnh, a-xít glutamic và asparaginic, đây là những a-xít amin rất cần cho những hoạt động hệ thần kinh trung ương. Vitamin B6 giúp giảm lượng cholesterol huyết thanh ở người bị xơ vữa động mạch. Cơ thể thiếu vitamin B6 làm cho tổn thương niêm mạc miệng như viêm miệng, lưỡi, viêm da tăng tiết bã nhờn và bong vảy ở mặt, đầu, cổ, đôi khi ở lưng, cơ thể dễ bị kích thích, uể oải, mất ngủ, buồn nôn, rối loạn tâm thần.

      Các loại thực phẩm nguồn gốc thực vật giàu vitamin B6, bao gồm: chuối, đậu đỏ, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, pho mát, súp lơ, cà rốt, cải bắp, rau bina, đậu nành, đậu phộng,… Thực phẩm có nguồn từ động vật như ruốc, gan bê, gan lợn, thịt gà, cá, thịt gia cầm, thịt bò nạc, trứng…

      Lưu ý:
      Đối với các bệnh nhân bị bệnh giang mai thì nên kiêng các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cafe, chè… không hút thuốc lá, thuốc lào, thuốc lắc. Các loại thức ăn, đồ uống này làm cho các vết loét mủ, ngày càng nặng hơn, và lây lan nhanh hơn, rối loạn các chức năng của dây thần kinh dẫn đến bệnh giang mai ngày càng nặng hơn, đặc biệt làm cho sức khỏe người bệnh yếu đi nhanh chóng.

      Bài Viết Bạn Nên Xem

      Trả lời

      Back to top button