Danh Sách Tổng Hợp

Top 10 Hành vi nguy hiểm khi tham gia giao thông thường gặp

Trong những năm gần đây tai nạn giao thông ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do hiểu biết pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người dân còn hạn chế, chưa tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Tỷ lệ người vi phạm trật tự an toàn giao thông vẫn còn ở mức cao, nhất là người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy. Hãy tìm hiểu những hành vi nguy hiểm khi tham gia giao thông sau đây để phòng tránh mọi người nhé.

Đi xe đạp dàn hàng ngang và sử dụng ô

Tình trạng đi xe đạp dàn hàng ngang và sử dụng ô của học sinh trước và sau giờ tan học diễn ra hàng ngày làm gây lộn xộn mất trật tự trên đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông. Nhiều học sinh còn đu bám, níu kéo mô tô, xe gắn máy, ôtô và các phương tiện giao thông khác chạy trên đường. Không chỉ vậy các em còn vừa đi vừa nô đùa, không quan sát, không nhường đường cho các phương tiện khác dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông đã xảy ra.

Sử dụng ô trong khi đi xe mô tô xe gắn máy

Sử dụng ô khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ rất nguy hiểm. Bởi vì ô thường cảm gió. Bạn phải điều khiển xe bằng một tay như vậy khi gặp những tình huống bất ngờ, việc xử lý sẽ không chính xác. Người lái xe bị vướng vào việc giữ ô. Ngoài ra việc sử dụng ô còn làm khuất tầm nhìn của người điều khiển giao thông khác trên đường.

Xe mô tô, xe gắn máy chở hàng cồng kềnh, chở quá số người quy định

Việc chở hàng cồng kềnh quá số người quy định sẽ làm mất cân bằng của xe. Do đó sẽ gây khó khăn cho việc điều khiển xe trên đường bộ, dẫn đến mất an toàn giao thông. Người tham gia giao thông phải cố gắng giữ cân bằng cho xe đồng thời liên tục quay đầu sang ngang hoặc phía sau để xác định khoảng cách làm sao không va chạm với người khác. Vậy việc quan sát phía trước bị giảm đi, khả năng phòng tránh va chạm và phản ứng kịp thời với những thay đổi từ phía trước cũng bị giảm xuống. Việc mang vác những vật cồng kềnh cũng gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến những người giao thông trên đường.
Theo Khoản 4 Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định “Cấm người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông mang vác vật cồng kềnh”.
Khoản 1 Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 cũng quy định rõ: Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
– Chở người bệnh đi cấp cứu.
– Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
– Trẻ em dưới 14 tuổi.
Tuy nhiên tình trạng điều khiển mô tô, xe gắn máy chở 3, chở 4 người vẫn diễn ra khá phổ biến mà không có nhiều lực lượng chức năng giám sát, xử lý.

Chạy quá tốc độ cho phép

Hiện nay có rất nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do phóng nhanh vượt ẩu. Càng chạy quá tốc độ giới hạn bao nhiêu thì rủi ro gây tai nạn nhiều bấy nhiêu. Tai nạn giao thông do vi phạm quy định về tốc độ có thể tránh được nếu bạn làm chủ tốc độ xe của mình, dành đủ thời gian quan sát để phát hiện nguy hiểm phía trước. Lời khuyên cho bạn là:
– Lái xe trong phạm vi tốc độ cho phép.
– Lái xe chậm trước khi vào đường cong hoặc đoạn đường có “cua tay áo” – phanh xe trên đoạn đường cong có thể nguy hiểm.
– Coi chừng và để ý đến những biển báo cho biết sắp tới đường cong hoặc những nguy hiểm khác phía trước và hãy chạy chậm lại trước khi bạn tới những nơi đó.
– Nếu thời tiết xấu hoặc không nhìn rõ thì chạy xe chậm lại ở tốc độ mà mình có thể dừng hoặc phanh gấp nếu xuất hiện nguy hiểm.

Người đi bộ sang đường tùy tiện, sai quy định

Thời gian gần đây số vụ tai nạn giao thông liên quan đến người đi bộ sang đường tùy tiện khá cao. Các vụ tai nạn xảy ra do người đi bộ tùy tiện băng qua đường làm cho người điều khiển phương tiện không kịp xử lý, va chạm trực tiếp với người đi bộ hoặc tránh người đi bộ gây ra tai nạn cho các phương tiện khác cùng lưu thông.

Điều khiển xe đường nhánh ra đường chính

Hiện nay có rất nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra xuất phát từ nguyên nhân người điều khiển phương tiện đi từ đường nhánh, đường phụ, ngõ hẻm ra đường lớn ưu tiên nhưng không quan sát, không nhường đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Tại Khoản 3 Điều 24 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì đi xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới”.
Vì vậy khi đi từ đường nhánh, đường hẻm trong nhà ra đường chính, người điều khiển phương tiện cần quan sát 2 phía, giảm tốc độ, bấm còi (nếu cần thiết) và phải nhường đường nếu có phương tiện khác đang lưu thông trên đường chính. Như vậy người điều khiển phương tiện sẽ đảm bảo an toàn cho mình và cho những người tham gia giao thông khác.

Sử dụng rượu, bia, chất kích thích

Ngày nay bia rượu đã trở thành đồ uống không thể thiếu trong các bữa tiệc nhất là đối với nam giới. Rượu được mọi người sử dụng nhiều trong các dịp lễ Tết, cưới hỏi,… Rượu bia và các chất kích thích khác sẽ khiến cho tinh thần của bạn không được tỉnh táo, gây sao nhãng trong việc lái xe và phán đoán sai tình huống giao thông, chạy quá tốc độ quy định. Rượu bia còn gây buồn ngủ rất nguy hiểm khi đang điều khiển phương tiện giao thông.
Theo Khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định nghiêm cấm “Người điều khiển xe mô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở”. Vì vậy không nên sử dụng rượu bia hay các chất kích thích trước khi tham gia giao thông. Nếu bị cảnh sát giao thông kiểm tra bạn sẽ gặp nhiều rắc rối do hành vi của mình đấy.

Không đội mũ bảo hiểm và đội mũ bảo hiểm cài quai không đúng cách

Hiện nay có rất nhiều người tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai. Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện nhằm phòng ngừa và tránh chấn thương sọ não khi có tai nạn giao thông hoặc va chạm giao thông xảy ra. Để đạt được an toàn thì mũ bảo hiểm phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và đội ngũ phải cài quai đúng cách. Trên thực tế nếu không cài quai hoặc cài quai không đúng cách như cài quá lỏng hoặc quá chặt thì việc đội mũ bảo hiểm không có tác dụng và khi tai nạn va chạm xảy ra sẽ dẫn đến chấn thương gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy việc đội mũ bảo hiểm phải cài quai đúng quy cách là quy định của pháp luật. Người điều khiển người ngồi trên mô tô, xe máy, xe đạp điện khi tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai thì coi như không đội mũ bảo hiểm và bị xử phạt như đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm. Đối với những người đội mũ bảo hiểm không cài quai hoặc cài quai phía sau gáy là thể hiện ý thức không chấp hành pháp luật và có thể coi đó là hành vi chống đối cần phải xử phạt nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Sử dụng thiết bị di động khi lái xe

Hiện tượng này xảy ra thường xuyên vì người tham gia giao thông nghệ điện thoại, nhắn tin thậm chí kiểm tra thư điện tử, lướt web, Facebook làm mất tập trung khi lái xe. Việc lâu lâu ngẩng mặt lên nhìn đường thực chất chỉ mang tính chất đối phó bởi vì khi gặp tình huống bất ngờ bạn sẽ không thể phản xạ kịp. Bạn cầm điện thoại trên tay trái bạn sẽ bóp chặt phanh tay phải chắc chắn bạn sẽ mất lái và ngã. Hãy sử dụng điện thoại và các thiết bị di động khác một cách thông minh và an toàn. Đeo tai nghe để trò chuyện, dừng xe bên lề đường an toàn để sử dụng thiết bị di động nếu thực sự cần thiết.

Sử dụng phương tiện cũ nát

Tình trạng sử dụng các phương tiện cũ nát để lưu thông, chở hàng hóa là một vấn đề không lạ lẫm trọng xã hội ngày nay. Lý do sử dụng phương tiện cũ là do nó có giá thành rẻ, vẫn đảm nhận được việc vận chuyển với khối lượng lớn. Tuy nhiên những phương tiện cũ nát không những làm mất mỹ quan mà thường không còn đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn ngư cho phanh không ăn, các đèn cũng không hoạt động được, thải ra khói bụi nhiều gây ô nhiễm môi trường. Vận chuyển với khối lượng hàng hóa lớn thường gây ra các vụ tai nạn giao thông.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button