Danh Sách Tổng Hợp

Top 10 Bài văn phân tích vẻ đẹp Cô Tô trong tác phẩm “Cô Tô” của Nguyễn Tuân hay nhất

Nguyễn Tuân (1910-1987) là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tùy bút và kí. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm 1996. Tác phẩm của ông luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú về nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn “Cô Tô” là phần cuối của bài kí Cô Tô. Tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo. Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích vẻ đẹp của Cô Tô trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Tuân đã được Danhsachtop tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài văn phân tích vẻ đẹp Cô Tô trong tác phẩm “Cô Tô” số 7

Nguyễn Tuân (1910-1987), là một nhà văn nổi tiếng được xếp vào hàng một trong 9 nhà văn tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại, với sở trường chủ yếu là tùy bút và kí. Trước cách mạng tháng tám các chủ đề của Nguyễn Tuân chủ yếu xoay quanh “chủ nghĩa xê dịch”, những vẻ đẹp “vang bóng một thời”, và những tác phẩm phản ánh “đời sống trụy lạc” của một bộ phận con người trong xã hội, với những tác phẩm khá thành công như Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua, hay Một chuyến đi. Sau nhiều lần bị bắt giam, Nguyễn Tuân có cơ hội tiếp xúc với các chiến sĩ cách mạng, điều đó đã hình thành trong ông những chủ đề mới mẻ, ngợi ca quê hương đất nước, vẻ đẹp của con người trong lao động, với các tác phẩm tiêu biểu như tùy bút Sông Đà, tập ký Cô Tô, Tùy bút kháng chiến,… Đoạn trích Cô Tô là phần cuối của tác phẩm ký Cô Tô, ghi lại những ấn tượng của tác giả về thiên nhiên, con người và cuộc sống lao động sau một chuyến ra thăm đảo Cô Tô.

Trong phần đầu của đoạn trích tác giả Nguyễn Tuân đã đi vào miêu tả lại vẻ đẹp trong sáng, tươi trẻ của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Tác giả đã dùng một loạt các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng có sức gợi mạnh mẽ để tái hiện dáng vẻ tinh khôi, trong sáng của đảo Cô Tô sau khi bão tan như: trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn. Không chỉ đặc sắc ở việc dùng lựa chọn từ ngữ mà tài năng của Nguyễn Tuân còn bộc lộ ở cách mà tác giả lựa chọn những cảnh sắc tiêu biểu để gợi ra khung cảnh của Cô Tô sau bão, như bầu trời, nước biển, cây trên núi, bãi cát. Đó đều là những hình tượng tiêu biểu của một vùng đảo, cho người đọc những hình dung cơ bản nhất về bức tranh mà Nguyễn Tuân định tái hiện – đảo Cô Tô sau bão.

Đứng từ một điểm cao nơi đóng quân của bộ đội, Nguyễn Tuân phóng tầm mắt ra xa mở ra khung cảnh bao la và vẻ đẹp tươi sáng của đảo bằng hai từ “trong trẻo và sáng sủa”. Thiên nhiên nơi đây ngập tràn sức sống với hình ảnh “cây trên núi lại thêm xanh mượt”, gợi ra dáng vẻ sạch sẽ, mướt mát, tinh khiết của cây cối, cùng với đó là màu “lam biếc” đậm đà của nước biển, và sự “vàng giòn” của cát biển, đem đến cho chúng ta một bức tranh khoáng đạt, trong trẻo, với những gam màu nhẹ nhàng, thanh sạch. Bên cạnh đó sự chuyển đổi cảm giác từ thị giác với những gam màu xanh, vàng sang vị giác với các tính từ “đậm đà”, “giòn”, bộc lộ những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của Nguyễn Tuân về vẻ đẹp độc đáo, thanh khiết vô cùng nơi đảo xa. Đồng thời cũng để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả không chỉ là vẻ đẹp của Cô Tô và còn là nghệ thuật dùng từ ấn tượng, đạt đến trình độ thượng thừa của tác giả.

Sang phần tiếp theo của đoạn trích hình ảnh đảo Cô Tô lại được tác giả tái hiện qua quang cảnh mặt trời mọc trên biển, một cảnh tượng tráng lệ, hùng vĩ và tuyệt đẹp. Ở đoạn này toàn bộ bức tranh tranh trẻo, thanh khiết sau bão đã trở thành nền tảng để làm nổi bật lên vẻ đẹp rực rỡ của bình minh. Hình ảnh mặt trời mọc được đặt trong một khung cảnh rộng lớn, khoáng đạt và trong trẻo với hình ảnh so sánh hết sức độc đáo “Sau trận bão chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau mây hết bụi”, điều đó dễ dàng khiến khán giả liên tưởng đến hình ảnh một vòm trời cao rộng, xanh trong không một gợn mây.

Cùng với đó là màu nước biển trong tác phẩm cũng “lam biếc” đậm đà, tạ nên bức phông nền đồng nhất “nước trời một sắc, phong cảnh ba thu” vô cùng thích hợp để làm nổi bật vẻ tuyệt diệu của cảnh mặt trời mọc. Cảnh bình minh trong Cô Tô cũng được Nguyễn Tuân miêu tả một cách đặc biệt “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”. So sánh thú vị của Nguyễn Tuân khi biến hình ảnh mặt trời thành một loại thức ăn, việc chuyển đổi cảm giác này mang lại cảm giác chân thực hơn cả, mặt trời trở nên gần gũi, với vẻ đẹp ấm áp “phúc hậu” và thân thuộc với con người.

Hơn thế nữa việc sử dụng các tính từ “tròn trĩnh”, “phúc hậu”, “đầy đặn”, “hồng hào”, “thăm thẳm” đã đem đến cho người đọc những cảm nhận rõ nét về dáng hình của mặt trời buổi bình minh. Nó khác xa với những cảnh bình minh trừu tượng, xa xăm trong văn học xưa và nay, khi mà ở đó người ta chỉ thấy được vẻ rực rỡ của những tia nắng, của bầu trời trong xanh, chứ không bao giờ hình dung ra dáng vẻ thật sự của mặt trời, cũng không nhận biết được thực ra vẻ đẹp của bình minh chân chính phải xuất phát từ dáng vẻ mặt trời lúc ló rạng.

Không chỉ vậy với sự kỳ vĩ tuyệt vời đó Nguyễn Tuân đã ví sự xuất hiện của mặt trời tựa như một “mâm lễ” quý giá thiêng liêng, một món quà mà tạo hóa hoan hỉ ban tặng cho con người để mừng sự “trường thọ”. Tô điểm thêm cho quang cảnh bình minh rực rỡ là sự xuất hiện của vài “chiếc nhạn”, của cánh hải âu là là, gợi cảm giác thanh bình, chậm rãi nơi biển khơi. Có thể nói rằng trong Cô Tô, Nguyễn Tuân đã thực sự tinh tế và khéo léo khi chọn lọc những từ ngữ và hình ảnh so sánh vô cùng chính xác để đặc tả mặt trời, từ đó làm nổi bật lên vẻ đẹp tráng lệ, rực rỡ và hùng vĩ của bình minh nơi đây.

Với “chủ nghĩa xê dịch” của mình, Nguyễn Tuân luôn đi tìm tòi cái đẹp ở khắp mọi miền Tổ quốc, và trong việc tìm tòi của mình nhà văn ngoài chú ý đến vẻ đẹp của thiên nhiên, thì con người với cuộc sống lao động cũng là một đề tài mà tác giả đặt trọng tâm. Ở Cô Tô cũng không ngoại lệ, sau việc tái hiện vẻ đẹp thiên qua bức tranh trong trẻo, tinh khiết của đảo sau bão và cảnh bình minh rực rỡ huy hoàng, thì Nguyễn Tuân bắt đầu đi vào tìm hiểu những vẻ đẹp của con người trong lao động. Cảnh sinh hoạt được mở ra xoay quanh cái giếng nước ngọt ở rìa đảo rồi mở rộng ra cảnh con thuyền chuẩn bị ra khơi cùng cảnh dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền.

Trong cảm nhận của Nguyễn Tuân cảnh sinh hoạt ở giếng nước ngọt, vui vẻ tấp nập như một cái bến, tuy nhiên lại “đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền”, nghĩa rằng sự sinh hoạt ở đây luôn mang một sắc thái phóng khoáng dễ chịu, bớt đi cái ồn ào, kẻ mua người bán tranh giành, cãi vã khiến người ta khó chịu. Với chỉ một câu như vậy tác giả đã dễ dàng cho người đọc những hình dung sơ lược về tính cách của người dân đảo Cô Tô, náo nhiệt, sôi động nhưng hiền hòa, phóng khoáng. Nguyễn Tuân đã chỉ ra sự cảnh lao động vừa tấp nập, khẩn trương, vừa thanh bình ấy trong nhiều ý văn, ví như cảnh “Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay không biết có bao nhiêu người đến và múc”, hay câu “Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong gánh nối tiếp nhau đi đi về về”.

Những lời tả ấy của tác giả đã tái hiện một khung cảnh con người chăm chú lao động, miệt mài với công việc không ngừng nghỉ, cũng làm nổi bật sự đông đúc và dồi dào của giếng nước ngọt với hình ảnh đoàn người nối tiếp nhau “đi đi về về” múc nước đổ lên thuyền chuẩn bị ra khơi. Bên cạnh dáng vẻ khẩn trương, tấp nập của những người dân chài thì cảnh sinh hoạt của đảo Cô Tô còn hiện lên với dáng vẻ thanh bình, chậm rãi trong hình ảnh chị Châu Hòa Mãn địu con mà tác giả “thấy nó dịu dàng và yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”.

Đoạn trích Cô Tô là một trong những đoạn trích xuất sắc nhất của tập ký cùng tên. Qua ngòi bút uyên bác, tài hoa lối sử dụng từ ngữ điêu luyện, chính xác và tinh tế nhà văn Nguyễn Tuân đã tái hiện thật sinh động vẻ đẹp của thiên nhiên đảo Cô Tô và cảnh sinh hoạt lao động của những con người nơi đây. Thông qua đó bộc lộ tấm lòng yêu thiên nhiên, tha thiết với những vẻ đẹp kỳ vĩ của đất nước, cũng như tấm lòng sâu nặng, ngợi ca của tác giả với vẻ đẹp của con người trong công cuộc lao động đổi mới và xây dựng đất nước.

Bài văn phân tích vẻ đẹp Cô Tô trong tác phẩm “Cô Tô” số 5

Em chưa một lần được đến thăm đảo Cô Tô. Nhưng qua bài viết của nhà văn Nguyễn Tuân, và lời giới thiệu sinh động của thầy, cô giáo, Cô Tô hiện ra trước mắt em.

Không rõ nhà văn Nguyễn Tuân đã thăm đảo mấy ngày, bài Cô Tô trích trong sách ngữ văn lớp sáu là ngày thứ năm và ngày thứ sáu ông ở đảo. Đó là những ngày vừa qua cơn dông tố. Cảnh vật và sự sống như bừng lên, trong sáng, cây cối trên núi đảo xanh mướt như để thi mày sắc với biển. Nước biển màu xanh lam lẫn từng đợt sóng vào bãi cát vàng. Theo nhà văn thì những ngày động biển cá sẽ vắng mặt biệt tích nhưng sau đó thì những mẻ lưới lại nặng thêm, ông kể việc đi tham quan của mình để giới thiệu rằng Cô Tô có cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam và nếu trèo lên góc đồi thì nhìn ra bao la Thái Bình Dương, bốn phương tám hướng.

Thật là đẹp cái nắng ở Cô Tô. Nắng soi vào người chiếu ánh trắng lên trên hàm răng. Nắng làm nổi gân cái buồm cánh dơi, nhuộm tươi lại lá buồm nâu cũ. Nhà thơ dùng lối văn miêu tả so sánh vừa lạ vừa sống động: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tâm kính lau hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết…Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới…, vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể, sáng dần lên cái chất bạc nén. Tiếp đến ông quan sát và tả lại màu nước biển của Cô Tô. Đó là một màu xanh luôn biến đổi, mà các dạng màu xanh này phải tìm ở vốn tự vị mới hết được.

Màu xanh như lá chuối non, như là chuối già? Xanh như mùa thu ngả “Cốm vòng”. Cái màu xanh “Cốm vòng” thì chỉ ai sống ở Hà Nội mới hình dung nổi các màu xanh của hạt lúa nếp non, người ta đem làm cốm, già lẫn với một ít lá cau non nên thấy màu xanh non tơ trông ngon mắt vô cùng.

Để cho màu xanh của nước biển thay hình đổi dạng, màu xanh của cỏ cây, núi đồi, không thể đủ phô diễn nhà văn phải so sánh, ví von như màu xanh của áo thư sinh Kim Trọng, Tư mã Giang Châu… Và ông vẫn chưa thỏa mãn với những màu xanh ấy mà còn nói: “màu xanh nước biển chiều nay như trang sử của loài người “ nghĩa là như thân tre khi người ta dùng nó để viết… có những màu xanh chỉ miêu ta do cảm quan của nhà văn làm em không hiểu nổi ví như “màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương”.

Cuối cùng nhà văn cũng phải phàn nàn, “chữ nghĩa không thể nào tuôn ra kịp bởi màu sáng cứ kế tiếp đối mới cái màu xanh của bể”. Một màu xanh màu ngọc bích, màu xanh của niềm hi vọng.’.. Cái màu xanh đã khai thác đến cùng mà vẫn chưa đủ để tả màu xanh nước biến… Nhà văn đành dừng lại chuyển sang miêu tả mặt trời rọi lên vào ngày thứ sáu thăm đảo.

Nhà văn rình mặt trời mọc lên. Trước hết là chân trời, ngấn bể sạch như lau tâm kính bụi, từ ở đấy mặt trời trồi dần lên mặt nước? “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”. Cả môt bầu trời, một chân trời được nhà văn vẽ lên trên giấy: “Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên mâm bạc đường kính rộng cả bằng một cái chân trời màu ngọc trai nước biển, ửng hồng”.

Sức tưởng tượng của nhà văn vượt ra khỏi tầm nhìn trở lại trong tâm linh đề minh họa cái bầu trời một buổi sáng kia: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.

Và nhà văn bỗng gặp cả một cảnh kỳ thú tìm thấy từ trong ngữ của minh hòa vào với thiên nhiên trước mắt. “Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dẩn lên các chất bạc nến. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh”. Vài chiếc nhạn ấy với con hải âu bay ngang đã khảm vào bầu trời một cảnh đẹp trác tuyệt của đảo Cô Tô… Có một mảnh đất của Tổ quốc như vậy làm sao mà không mến yêu cho được.

Bài văn phân tích vẻ đẹp Cô Tô trong tác phẩm “Cô Tô” số 9

Trong bài Cô Tô của Nguyễn Tuân, người đọc không chỉ mê mẩn trước cảnh đẹp của cuộc sống sinh hoạt đời thường mà còn mê mẩn trước thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ của nơi đây, đặc biệt là cảnh mặt trời mọc ở biển Cô Tô. Có lẽ vì thế mà em vô cùng thích thú và ấn tượng khi bản thân mình được tận mắt chứng kiến cảnh mặt trời mọc trên biển.

Bốn bề tĩnh lặng. Màn đêm vẫn còn bao trùm lên mọi cảnh vật. Chỉ nghe thấy tiếng gió biển luồn vào những tán dừa xào xạc và tiếng sóng biển rì rào từng cơn tấp vào bờ. Em và gia đình ngồi cạnh nhau trên một mỏm đá và hồi hộp chờ đợi. Kia rồi, từ xa, ở phía cuối đường chân trời bắt đầu có những tia nắng đầu tiên lóe lên. Mặt trời như chiếc bóng đèn khổng lồ nhô lên từ dưới đáy biển. Những tia nắng kéo thành từng vệt dài trên mặt biển như thể những vết sọc trên chiếc áo caro. Màn đêm đen dần dần thối lui. Ánh sáng đầu tiên khiến cho bầu trời trở nên sáng rực. Mặt trời nhô lên từng chút từng chút một.

Mặt biển trở nên lấp lánh như được bao phủ một lớp vàng sánh đậm. Mặt trời nhô lên cao hơn, ánh sáng ấm áp trải ra rộng khắp. Bãi cát trắng bên bờ biển cũng được nhuộm một màu vàng đào ngon mắt. Hàng dừa đang chìm trong bóng tối bỗng hiện hình rõ nét dưới ánh nắng. Bầu trời đêm đen kịt được thay thế bằng bầu trời cao vút và trong không một gợn mây. Gió từ ngoài biển thổi vào mang theo hơi muối mằn mặn. Từng đàn chim tung cánh bắt đầu vũ khúc của mình. Cả không gian tĩnh lặng của màn đêm như biến đi đâu mất để thay bằng ánh bình minh ửng hồng như cái lòng đỏ trứng gà đầy sức sống. Từng con sóng bạc đầu nối đuôi nhau tấp vào bờ. Thì ra, biển lại dịu dàng và đáng yêu đến thế! Mặt trời đã lên cao hẳn, màu hồng đào phía cuối trời đã được thay thế bằng ánh nắng vàng chói chang. Một ngày mới đã thực sự bắt đầu.

Cả đất trời như bừng tỉnh sau một đêm ngon giấc. Tiếng chim líu lo đuổi nhau trên những tán lá xanh rì. Hàng dừa đung dưa mái tóc dài của mình nghe tiếng kêu xào xạc. Ngoài khơi xa, thấp thoáng cánh buồm của đoàn thuyền ra khơi hôm qua đã trở về. Đi theo họ là những cánh chim hải âu trắng muốt chao liệng trên bầu trời. Ngư dân thức dậy và bắt đầu ngàu làm việc như thường nhật của mình. Tiếng thuyền chài gõ mái. Tiếng người hỏi nhau. Tiếng xô, thùng loảng xoảng. Tiếng những bé vội vã chạy ra đón cha và anh ngoài khơi trở về. Tất cả những âm thanh quen thuộc ấy đã tạo nên một cuộc sống thật yên bình và hạnh phúc. Mặt trời mọc cũng là lúc mọi hoạt động của con người bắt đầu.

Em rất thích ngắm cảnh mặt trời mọc trên biển, bởi khi ấy, em cảm thấy mình thật nhỏ bé trước sự diệu kì của thiên nhiên. Đây có lẽ sẽ là những hình ảnh đẹp đẽ mà em sẽ không bao giờ quên trong cuộc đời mình.

Bài văn phân tích vẻ đẹp Cô Tô trong tác phẩm “Cô Tô” số 8

Nguyễn Tuân là một trong những tác giả lớn của văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông luôn thể hiện một cái nhìn mới mẻ, độc đáo về con người và thiên nhiên đặc biệt là trong các bài kí. Bài kí Cô Tô là một trong những tác phẩm viết về vẻ đẹp kì thú của một huyện đảo thuộc vịnh Bắc Bộ – huyện đảo Cô Tô. Đoạn trích ngắn trong sách giáo khoa đã cho thấy cái nhìn tinh tế, nhạy cảm của Nguyễn Tuân về con người và thiên nhiên nơi đây.

Đoạn trích ghi lại những khoảnh khắc của Cô Tô ở ba khung cảnh khác nhau: Cô Tô sau cơn bão, cảnh mặt trời mọc và cuối cùng là khung cảnh sinh hoạt trên đảo. Ở mỗi lớp cảnh, Nguyễn Tuân lại cho thấy cách quan sát tinh tế, tài hoa và nghệ thuật điều khiển từ ngữ tài ba của mình.

Mở đầu là khung cảnh Cô Tô sau cơn bão, Nguyễn Tuân bắt đầu điểm nhìn của mình từ bầu trời, đó là một ngày “trong trẻo, sáng sủa” khi mây đen và bụi bẩn đã bị xua tan hết. Điểm nhìn tiếp tục di chuyển xuống hàng cây, mặt nước và xa hơn là cả trong lòng biển mênh mông, rộng lớn: “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt”, “nước biển lại lam biếc đặm đà hơn” “cát lại vàng giòn hơn nữa” . Chỉ trong một câu văn ngắn Nguyễn Tuân đã sử dụng hàng loạt các tính từ chỉ màu sắc (xanh, lam, vàng) , cùng với nghệ thuật chuyển đổi cảm giác (cát vàng giòn) cho ta thấy thiên nhiên đẹp đẽ, tinh khôi, trong trẻo và giàu sức sống.

Điều đặc biệt để làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên Cô Tô, Nguyễn Tuân đã tỏ ra vô cùng tinh tế trong cách xử lí ngôn từ. Sự kết hợp các từ ngữ vô cùng độc đáo, những từ chỉ màu sắc luôn đi kèm thêm một tính từ khác: xanh đi cùng mượt, lam biếc kết hợp với đặm đà, vàng kết đôi với giòn. Với sự kết hợp từ ngữ linh hoạt Nguyễn Tuân đã cho người đọc hình dung đầy đủ, rõ nét hơn về vẻ đẹp của Cô Tô. Qua đó còn cho thấy khả năng quan sát tinh tế, tình yêu thiên nhiên tha thiết của ông. Bởi nếu không có tình yêu sâu đậm với thiên nhiên nơi đây thì Nguyễn Tuân sẽ không thể nào nhận ra những vẻ đẹp tiềm ẩn của chúng. Sau đó tác giả cùng với mọi người quay gót ngắm toàn cảnh Cô Tô, ngắm sự thanh bình, trời biển đã thuộc về nhân dân ta khiến cho bức tranh trở nên đầy đủ hơn. Bức tranh thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão tràn ngập màu sắc, sức sống và xen vào đó là cả niềm tự hào của tác giả về quê hương, xứ sở.

Là một con người ưa khám phá, tìm tòi để phát hiện những vẻ đẹp tuyệt mĩ của tạo hóa, Nguyễn Tuân đã không bỏ qua cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô. Để không bỏ lỡ khoảnh khắc mặt trời mọc, ngay từ canh tư tác giả đã ra thấu đầu mũi đảo. Và khoảnh khắc mặt trời từ từ xuất hiện thật tráng lệ, lúc này chân trời, ngấn bể “sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi” .

Bằng trí tưởng tượng phong phú, Nguyễn Tuân đã ghi lại khoảnh khắc mặt trời mọc thật huy hoàng, rực rỡ: mặt trời “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”, quả trứng ấy chính là lễ vật mà thiên nhiên ban tặng và được đặt trên một chiếc mâm mà đường kính của mân bằng cả cái chân trời màu ngọc trai ửng hồng. Mâm lễ vật này thiên nhiên ban tặng cho sự trường thọ của những người dân chài lưới. Với việc sử dụng hàng loạt biện pháp so sánh, Nguyễn Tuân đã vẽ nên khung cảnh mặt trời mọc vô cùng hùng vĩ, tráng lệ. Nguyễn Tuân cũng thật tài hoa khi miêu tả những con nhạn bay, miêu tả chúng tác giả không dùng từ con mà dùng “vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại” khiến người đọc hình dung cánh nhạn như những chiếc thoi đưa trên mặt biển với tốc độ di chuyển nhanh, khiến bức tranh càng trở nên sống động và thơ mộng hơn.

Sau sự huy hoàng, rực rỡ của thiên nhiên là cuộc sống hết sức bình dị của người dân trên đảo. Tác giả đã chọn cái giếng nước ngọt để đặt bút miêu tả cuộc sống con người nơi đây. Ông hòa vào nhịp sống của mọi người để cảm nhận đầy đủ nhất hơi thở, nhịp sống của con người trên đảo Cô Tô. Hình ảnh so sánh “cái giếng trên đảo như một cái bến nhưng đậm đà, mát mẻ hơn mọi cái bến trong đất liền” quả là một sự so sánh độc đáo, thú vị. Mọi người gánh và múc nước nhộn nhịp để chuẩn bị cho cuộc sống, cho những chuyến ra khơi mới. Nhịp sống rộn ràng của gia đình anh chị Châu Hòa Mãn vô cùng ấm áp, bình dị. Hình ảnh chị Châu Hòa Mãn địu con khiến nhà văn bỗng liên tưởng chị như người mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành, sự liên tưởng đó thật bất ngờ và thi vị. Cuộc sống sinh hoạt trên biển vừa sôi động, mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng nhẹ nhàng, đời thường.

Đoạn trích Cô Tô đã cho ta thấy những nét đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Nguyễn Tuân. Những trường liên tưởng độc đáo, bất ngờ kết hợp với việc sự dụng đa dạng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, … ngôn từ miêu tả điêu luyện và con mắt quan sát tinh tường đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Cô Tô.

Ba khung cảnh, ba bức tranh được Nguyễn Tuân vẽ nên thật đẹp đẽ, tài tình. Tất cả đều cho thấy nét tài hoa trong việc xử lí ngôn ngữ của ông. Qua bức tranh đó, Nguyễn Tuân vừa ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, con người nơi Cô Tô vừa ngợi ca vẻ đẹp của đất nước, dân tộc Việt Nam.

Bài văn phân tích vẻ đẹp Cô Tô trong tác phẩm “Cô Tô” số 1

Nguyễn Tuân là một trong những tác giả lớn của văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông luôn thể hiện một cái nhìn mới mẻ, độc đáo về con người và thiên nhiên đặc biệt là trong các bài kí. Bài kí Cô Tô là một trong những tác phẩm viết về vẻ đẹp kì thú của một huyện đảo thuộc vịnh Bắc Bộ – huyện đảo Cô Tô. Đoạn trích ngắn trong sách giáo khoa đã cho thấy cái nhìn tinh tế, nhạy cảm của Nguyễn Tuân về con người và thiên nhiên nơi đây.

Đoạn trích ghi lại những khoảnh khắc của Cô Tô ở ba khung cảnh khác nhau: Cô Tô sau cơn bão, cảnh mặt trời mọc và cuối cùng là khung cảnh sinh hoạt trên đảo. Ở mỗi lớp cảnh, Nguyễn Tuân lại cho thấy cách quan sát tinh tế, tài hoa và nghệ thuật điều khiển từ ngữ tài ba của mình.

Mở đầu là khung cảnh Cô Tô sau cơn bão, Nguyễn Tuân bắt đầu điểm nhìn của mình từ bầu trời, đó là một ngày “trong trẻo, sáng sủa” khi mây đen và bụi bẩn đã bị xua tan hết. Điểm nhìn tiếp tục di chuyển xuống hàng cây, mặt nước và xa hơn là cả trong lòng biển mênh mông, rộng lớn: “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt”, “nước biển lại lam biếc đặm đà hơn” “cát lại vàng giòn hơn nữa” . Chỉ trong một câu văn ngắn Nguyễn Tuân đã sử dụng hàng loạt các tính từ chỉ màu sắc (xanh, lam, vàng) , cùng với nghệ thuật chuyển đổi cảm giác (cát vàng giòn) cho ta thấy thiên nhiên đẹp đẽ, tinh khôi, trong trẻo và giàu sức sống.

Điều đặc biệt để làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên Cô Tô, Nguyễn Tuân đã tỏ ra vô cùng tinh tế trong cách xử lí ngôn từ. Sự kết hợp các từ ngữ vô cùng độc đáo, những từ chỉ màu sắc luôn đi kèm thêm một tính từ khác: xanh đi cùng mượt, lam biếc kết hợp với đặm đà, vàng kết đôi với giòn. Với sự kết hợp từ ngữ linh hoạt Nguyễn Tuân đã cho người đọc hình dung đầy đủ, rõ nét hơn về vẻ đẹp của Cô Tô. Qua đó còn cho thấy khả năng quan sát tinh tế, tình yêu thiên nhiên tha thiết của ông. Bởi nếu không có tình yêu sâu đậm với thiên nhiên nơi đây thì Nguyễn Tuân sẽ không thể nào nhận ra những vẻ đẹp tiềm ẩn của chúng. Sau đó tác giả cùng với mọi người quay gót ngắm toàn cảnh Cô Tô, ngắm sự thanh bình, trời biển đã thuộc về nhân dân ta khiến cho bức tranh trở nên đầy đủ hơn. Bức tranh thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão tràn ngập màu sắc, sức sống và xen vào đó là cả niềm tự hào của tác giả về quê hương, xứ sở.

Là một con người ưa khám phá, tìm tòi để phát hiện những vẻ đẹp tuyệt mĩ của tạo hóa, Nguyễn Tuân đã không bỏ qua cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô. Để không bỏ lỡ khoảnh khắc mặt trời mọc, ngay từ canh tư tác giả đã ra thấu đầu mũi đảo. Và khoảnh khắc mặt trời từ từ xuất hiện thật tráng lệ, lúc này chân trời, ngấn bể “sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi” . Bằng trí tưởng tượng phong phú, Nguyễn Tuân đã ghi lại khoảnh khắc mặt trời mọc thật huy hoàng, rực rỡ: mặt trời “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn” , quả trứng ấy chính là lễ vật mà thiên nhiên ban tặng và được đặt trên một chiếc mâm mà đường kính của mân bằng cả cái chân trời màu ngọc trai ửng hồng. Mâm lễ vật này thiên nhiên ban tặng cho sự trường thọ của những người dân chài lưới. Với việc sử dụng hàng loạt biện pháp so sánh, Nguyễn Tuân đã vẽ nên khung cảnh mặt trời mọc vô cùng hùng vĩ, tráng lệ. Nguyễn Tuân cũng thật tài hoa khi miêu tả những con nhạn bay, miêu tả chúng tác giả không dùng từ con mà dùng “vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại” khiến người đọc hình dung cánh nhạn như những chiếc thoi đưa trên mặt biển với tốc độ di chuyển nhanh, khiến bức tranh càng trở nên sống động và thơ mộng hơn.

Sau sự huy hoàng, rực rỡ của thiên nhiên là cuộc sống hết sức bình dị của người dân trên đảo. Tác giả đã chọn cái giếng nước ngọt để đặt bút miêu tả cuộc sống con người nơi đây. Ông hòa vào nhịp sống của mọi người để cảm nhận đầy đủ nhất hơi thở, nhịp sống của con người trên đảo Cô Tô. Hình ảnh so sánh “cái giếng trên đảo như một cái bến nhưng đậm đà, mát mẻ hơn mọi cái bến trong đất liền” quả là một sự so sánh độc đáo, thú vị. Mọi người gánh và múc nước nhộn nhịp để chuẩn bị cho cuộc sống, cho những chuyến ra khơi mới. Nhịp sống rộn ràng của gia đình anh chị Châu Hòa Mãn vô cùng ấm áp, bình dị. Hình ảnh chị Châu Hòa Mãn địu con khiến nhà văn bỗng liên tưởng chị như người mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành, sự liên tưởng đó thật bất ngờ và thi vị. Cuộc sống sinh hoạt trên biển vừa sôi động, mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng nhẹ nhàng, đời thường.

Đoạn trích Cô Tô đã cho ta thấy những nét đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Nguyễn Tuân. Những trường liên tưởng độc đáo, bất ngờ kết hợp với việc sự dụng đa dạng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, … ngôn từ miêu tả điêu luyện và con mắt quan sát tinh tường đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Cô Tô.

Ba khung cảnh, ba bức tranh được Nguyễn Tuân vẽ nên thật đẹp đẽ, tài tình. Tất cả đều cho thấy nét tài hoa trong việc xử lí ngôn ngữ của ông. Qua bức tranh đó, Nguyễn Tuân vừa ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, con người nơi Cô Tô vừa ngợi ca vẻ đẹp của đất nước, dân tộc Việt Nam.

Bài văn phân tích vẻ đẹp Cô Tô trong tác phẩm “Cô Tô” số 4

Kí là một thể loại văn tự sự có những yêu cầu riêng so với truyện ngắn hoặc tiểu thuyết. Một trong những đặc trưng khác biệt đó là tính chân thực, khách quan (chứ không phải là hư cấu, tưởng tượng). Cách ghi chép của bài kí tưởng như đơn giản, nhưng thực ra không phải thế. Người viết kí phải đem đến cho bạn đọc những bức tranh, những câu chuyện vốn có thực ở ngoài đời thông qua cách nhìn riêng, cách cảm nhận riêng. Đó chính là “cái tôi” của tác giả. Bởi thế, có những cảnh, những người vẫn chung sống quanh ta, nhưng đến một lúc nào đó, có ánh sáng của nghệ thuật soi vào, thế giới hiện thực ấy bỗng nhiên thức dậy sinh động lạ thường như có bàn tay của phép lạ. Cô Tô của Nguyễn Tuân là một trường hợp như vậy, một định nghĩa điển hình về thể kí. Ở bài kí nhỏ này (thực ra là một đoạn trích), ta thấy được một cái nhìn nghệ sĩ thật tinh tế, tài hoa.

Bức tranh toàn cảnh của Cô Tô được giới thiệu ở phần đầu giống như một cánh cửa mở ra giúp kẻ lữ hành có một cái nhìn khái quát. Nhưng, dù chỉ khái quát, ấn tượng mà vùng đất, vùng trời nơi đây để lại khá sâu. Chúng ta có cảm giác như bước vào một vùng thời gian và không gian không giống như bất cứ nơi nào. Nhà văn như làm mới lại một cái gì đã cũ. Ta thử xem “một ngày trong trẻo, sáng sủa” trên đảo ra sao? Hình như ở đây, người nghệ sĩ đã có một cái nhìn xuyên thời gian để nối liền hiện tại với quá khứ, một quá khứ từ trăm năm, nghìn năm.

Câu văn có ba mệnh đề thì hai mệnh đề trước đó như một quy trình của sự phục sinh. Thì ra cái trong trẻo mà ta có được bây giờ trong cảm nhận đã được sàng lọc từ lâu, từ khi quần đảo Cô Tô “mang lấy dấu hiệu của sự sống con người”, và phải qua “dông bão”. Cái nhìn trải nghiệm vừa có một trầm tích văn hoá lịch sử xa xôi sâu lắng vừa rất đỗi non tơ. Giữ cho bầu trời Cô Tô trong sáng như hôm nay là một tâm hồn rất trẻ. Độ tươi trẻ và đằm thắm mặn mà của trời biển Cô Tô cần đến một sự tinh tế mới phần biệt được màu “xanh mượt” của cây trên núi đảo, với màu “lam biếc” của nước biển ngoài khơi, cả cái màu “vàng giòn” nhảy múa. Tất cả như xôn xao, sống dậy sau cơn dông tố dập vùi.

Nâng lên một độ cao hơn nữa, ta có thêm độ rộng, độ rộng của tầm nhìn trước một “bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng”, một cái nhìn thoáng đãng, mà tuyệt không có cảm giác vạng lạnh, cô đơn. Vì càng mở ra độ rộng, ta càng có độ sâu. Người lữ hành “nhập cuộc” với lòng thương mến vô bờ “như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”. Bởi Cô Tô có bao nhiêu bạn hữu, những Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam,… sát cánh cùng nhau, cũng như cái ấm áp của “anh em bộ binh và hải quân cùng đóng sát nhau trong cái đồn khố xanh cũ ấy”.

Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô thật hoành tráng và rực rỡ lạ thường. Được chiêm ngưỡng nó, với nhà văn là một hạnh phúc hiếm hoi. Để “rình mặt trời lên” phải dậy từ canh tư, đi từ còn tối đất, trên con đường lạ lẫm: những tảng đá đầu sư. Nhưng với bao nhiêu háo hức, hồi hộp trong lòng, ông chẳng từ nan. Thậm chí còn như trẻ lại. Và quả nhiên, trời cũng chiều người, nhà văn được chứng kiến một cảnh tượng kì thú. Cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô có hai bước. Bước một giống như một thứ sân khấu mở màn, tấm màn nhung vén lên để chuẩn bị long trọng cho những gì hiện ra sau đó.Không gian ấy, nghĩa là “chân trời, ngấn bể” ấy được so sánh với một tấm kính mới lau thì thật lạ: phảng và trong đến không còn một hạt bụi, nhất là sự “phẳng” và “trong” ấy sau trận bão, nó đột ngột biến đổi như một giấc mơ. Nó làm nền cho bước hai : mặt trời hiện ra.

Ở đây có lẽ sự nhẫn nại của người ngắm cảnh thể hiện trong việc để cho mặt trời lên hết (lên cho kì hết), thích hợp với tâm trạng “đi rình”, rồi niềm sung sướng mới kịp òa ra. So sánh cảnh tượng lộng lẫy ấy với hình ảnh lòng đỏ một quả trứng gà thì đúng quá và giống quá. Nhưng phải viết như Nguyễn Tuân thì mới vẹn nguyên sự kinh ngạc đến sững sờ : “Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”. Táo bạo và tài hoa không dừng ở sự so sánh. Hoặc nói đúng hơn, vẫn là so sánh nhưng mở dần ra theo chiều liên tưởng thú vị liên tiếp bất ngờ.

Ông đặt cái “quả trứng hồng hào” ấy lên một cái mâm bạc, mà đường kính của nó “rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng” thì thật là đài các, sang trọng. Rồi nhà văn so sánh cảnh tượng thiên nhiên với mâm lễ phẩm nhưng không phải để long trọng dâng lên một thứ quyền uy tối thượng nào (cho phù hợp với cái nghi thức quý phái cao sang) mà đột ngột thân tình : “mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân nếu so với những cáí gì trước đày (trước 1945), nó đã đổi chiều. Nhà văn đã tự làm một cuộc cách mạng trong cảm quan của mình trước cuộc sống.

Trung tâm sự sống – sự sống của con người nơi đây là cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân. Nếu cảnh mặt trời mọc là cảnh của chiêm bao, của mơ mộng, nó thật nghệ sĩ, tài hoa thì cái giếng nước ngọt là tiêu biểu cho cái thực thuần phác và đầy ắp tình người. Cái “thực” ấy được miêu tả theo lối chứng minh cho một cảm nhận trực giác (lòng giếng vận còn rớt lại vài cái lá cam lá quýt), nghĩa là không phải một thứ giếng tiên trong thần thoại, cổ tích thời nào. Trước hết, cái giếng ấy thân thuộc biết bao với dân trên đảo.

Người ta đến đó để tắm gội, để múc nước mang về, nghĩa là rất giống một thứ giếng làng có gốc đa, bến nước của chốn quê hương các vùng châu thổ. Cái cảm giác có thực của nó được nhận biết không phải bằng trí tưởng tượng mà trên da thịt con người, từ những gầu nước của nó mà nhà văn vừa đi ngắm cảnh mặt trời mọc trở về đang “dội lên đầu lên cổ lên vai lên lưng”. Còn những người lao động bình thường thì có thể múc nước đổ vào mọi thứ : vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn. Chỉ có một điều khác là cái giếng nước ngọt ấy do vị trí đặc thù của nó ở rìa một hòn đảo giữa nước mặn mênh mông, mà sinh hoạt của con người, xung quanh nó “vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền”.

Không chỉ thân thuộc, cái giếng ấy còn như một thứ dòng sữa nuôi người, của mẹ nuôi con. Cảm nhận thứ hai này bất chợt hiện ra khi người viết tìm được một ý tưởng mới lạ trong cái cử chỉ quen thuộc của chị Châu Hoà Mãn dịu con. Nhìn cử chỉ “dịu dàng yên tâm” như thế nào của người mẹ, nhà văn mới tìm ra được cái âu yếm nuôi người của biển cả. Hình ảnh người mẹ dịu con gợi “hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”. Thì ra biển cả tuy hung dữ thế mà rất dỗi khoan dung.

Bài văn phân tích vẻ đẹp Cô Tô trong tác phẩm “Cô Tô” số 6

Bài kí Cô Tô của Nguyễn Tuân là một tác phẩm đặc sắc mà ở đó đoạn tả mặt trời mọc trên biển đã gây cho em sự thích thú, ham mê và trí tưởng tượng sâu sắc nhất.

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quý”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quý, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.

Rạng đông được tác giả miêu tả trong một câu rất súc tích và giàu sức gợi cảm. Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi- Cảnh rất thực mà đẹp thần tiên, trong trẻo, tinh khiết. Nguyễn Tuân đã khéo léo, tinh tế tạo ra cái “phông”, cái nền cho vầng dương hiện trên mặt biển: Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh mà tác giả đã dùng ở đây thật là đặc sắc, vừa rất thực mà cũng rất mơ, rất kì ảo. “Thực” là vì qua làn hơi nước của mặt biển, mắt thường có thể nhìn rõ hình dáng “tròn trĩnh” của vầng thái dương.

Mặt trời lúc ấy dịu êm, chưa chói loá, chưa làm nhức mắt, khiến cho người ta có thể ngắm nhìn và có cảm giác vầng mặt trời hiền hoà phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh “rất mơ” rất kì ảo vì nó là kết quả của óc quan sát, nhận xét tinh tế và kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của tác giả. Không dừng ở đó, óc quan sát sắc sảo, tâm hồn tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của Nguyễn Tuân đã biện những lời văn miêu tả của ông thành một bức tranh sơn mài tráng lệ.

Sự am hiểu của tác giả về hội hoạ tăng thêm hiệu lực cho ngòi bút miêu tả, đoạn văn giàu chất tạo hình và màu sắc khiến nó sáng rực lên, đẹp một vẻ đẹp kì ảo mà lại rất thực. Người đọc chưa hết sững sờ trước hình ảnh so sánh mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, thì lại sững sờ trước một vẻ đẹp kì ảo khác: Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bâng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Ba tính từ đặt liên tiếp cạnh nhau (hồng hào, thăm thẳm, đường bệ) có tác dụng tả màu sắc, trạng thái, hình dáng mặt trời làm cho nó nổi bật lên trên cái mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Màu hồng và màu ánh bạc là hai màu sắc có sức gợi cảm của tranh sơn mài, cũng là hai màu sắc chủ đạo của bức tranh này.

Vẻ đẹp của mặt trời mọc trên biển Cô Tô quả là tặng vật vô giá của thiên nhiên ban cho người lao động suốt đời gắn bó với biển cả. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Câu văn đẹp, một vẻ đẹp cổ điển, mẫu mực. Hình ảnh so sánh vầng mặt trời và bầu trời trên biển Cô Tô như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh… là một hình ảnh hết sức trang trọng, uy nghi, lộng lẫy và giàu chất nhân bản vì nó hướng tới “Con người”, vì “Con người”, kính trọng người lao động. Ta như có cảm giác thiên nhiên vĩ đại đang tự đẹp lên vì “Con người”, đang cung kính dâng lễ phẩm trong buổi lễ mừng thọ tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Và cùng lúc, chúng ta đón nhận mâm lễ phẩm của Nguyễn Tuân, một mâm lễ phẩm sang trọng, ông dâng cho muôn thuở văn chương: những trang viết tài hoa, huy hoàng của ông! Đến đây, người đọc cảm phục Nguyễn Tuân vì tài văn chương mà cũng vô cùng kính trọng cái “tâm” rất đẹp của ông. Cái “Tâm” rất đẹp của Nguyễn Tuân luôn hướng về người dân lao động của đất nước mình.

Bức tranh bình minh trên biển Cô Tô sẽ giảm đi rất nhiều vẻ đẹp nếu như nhà văn không điểm vào đó mấy cánh chim không khi nào thiếu vắng trên biển. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con Hải âu bay ngang là là nhịp cánh. Đôi nét chấm phá cuối cùng đã hoàn tất bức tranh, làm cho bức tranh sống động, đầy chất thơ. Đây là những cánh chim xưa thường chấp chới, sáng lên trong những áng thơ cổ điển. Trong đoạn văn này, những cánh chim biển nhỏ nhoi có tác dụng rất lớn: nó thổi hồn thơ vào văn xuôi. Phải chăng đó là nét tài hoa của ngòi bút văn chương Nguyễn Tuân.

Em chưa một lần được ngắm cảnh bình minh ở biển. Nhờ đoạn kí của Nguyễn Tuân đã giúp em chiêm ngưỡng, thưởng thức vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và kì diệu của mặt trời mọc trên biển Cô Tô. Cảm ơn nhà văn với trí sáng tạo đã khám phá, đã “vẽ” lên trong văn chương vẻ đẹp của Cô Tô, giúp ta thêm yêu vùng đảo xa xôi này. Cảm ơn Nguyễn Tuân đã dạy ta cả cách đến với “Cái đẹp”.

Bài văn phân tích vẻ đẹp Cô Tô trong tác phẩm “Cô Tô” số 3

Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách – độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.

Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô… mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân. Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo.

Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hòa rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.

Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hòa hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn. Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền.

Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn […] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hòa Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành.

Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô.

Bài văn phân tích vẻ đẹp Cô Tô trong tác phẩm “Cô Tô” số 2

Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông sáng tác nhiều về đề tài cuộc sống mới, con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta. Cô Tô là một bút kí in trong tập Kí, xuất bản năm 1976. Nguyễn Tuân đã ghi lại những ấn tượng tốt đẹp của mình về cảnh sắc tuyệt vời của quần đảo Cô Tô trong vịnh Bắc Bộ và hình ảnh những ngư dân cần cù lao động, góp phần làm giàu cho Tổ quốc, đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên và con người đằm thắm, thiết tha của mình qua thiên bút kí này.

Bài văn trong sách giáo khoa là đoạn cuối, gồm ba phần, mỗi phần miêu tả một cảnh thiên nhiên hoặc sinh hoạt của người dân trên đảo Cô Tô. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp tươi sáng, phong phú và độc đáo thông qua cảm nhận tinh tế và nghệ thuật miêu tả tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân.

Phong cảnh Cô Tô sau khi cơn bão đi qua hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp. Trên cái nền là bầu trời xanh tươi sáng và mặt nước màu lam biếc, nổi bật lên màu xanh mượt của cây, màu vàng giòn của cát và màu trắng của sóng xô dào dạt vào đảo. Cảnh Cô Tô được miêu tả từ cao xuống thấp. Từ nóc đồn trên đảo, Nguyễn Tuân nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180? độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. Cảnh đẹp được thu vào tầm mắt khiến nảy sinh trong lòng nhà văn một cảm xúc mãnh liệt: càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.

Đọc đoạn trích này, người đọc không thể nào quên cảnh mặt trời mọc trên biển Đông. Đây là một bức tranh lộng lẫy, huy hoàng hiếm có. Cảnh mặt trời mọc được miêu tả trong một không gian rộng lớn, bao la, trong trẻo, tinh khôi: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc, ví mặt trời sau khi lên tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn… hồng hào, còn mặt bể là một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.

Cảnh tượng ấy thật hùng vĩ, đường bệ y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Xa xa, vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại… một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh báo hiệu bắt đầu một ngày mới tốt lành. Bức tranh với đủ màu sắc: đỏ, hổng, xanh, bạc… lấp lánh đan xen tạo nên vẻ đẹp muôn hồng ngàn tía.

Hoạt động trên đảo vừa khẩn trương, tấp nập lại vừa vui vẻ, thanh bình. Quanh cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc… Người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền, chuẩn bị cho mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện ở suy ngẫm và liên tưởng của nhà văn trước hình ảnh: chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền móm cá cho lũ con lành.

Nguyễn Tuân cảm nhận rất tinh tế về sắc thái riêng của cuộc sống ở Cô Tô. Điều đó được thể hiện qua so sánh: Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Biển Cô Tô đẹp mê hồn! Sức hấp dẫn của biển cả và những sản vật mà nó hào phóng ban tặng cho con người đã thu hút biết bao chàng trai ra biển để làm giàu cho cuộc sống và cho Tổ quốc. Chủ nhân của vùng đảo tươi đẹp này là những ngư dân ngày đêm bám biển. Họ “ăn sóng nói gió” và đã quen chịu đựng những khó khăn gian khổ do thời tiết khắc nghiệt gây nên.

Kết thúc bài kí là cảnh đoàn thuyền chuẩn bị ra khơi và chị Châu Hòa Mãn địu con đứng trên bãi biển tiễn chồng. Đó là những hình ảnh tiêu biểu của cuộc sống lao động khoẻ khoắn, vui tươi của những ngư dân cần cù, chất phác trên đảo Cô Tô. Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt của con người trên đảo và vùng biển Cô Tô được miêu tả trong đoạn trích thật tươi đẹp, trong sáng và đa dạng qua ngòi bút điêu luyện, giàu cảm xúc của Nguyễn Tuân. Đặc biệt, cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh huy hoàng, lộng lẫy đầy chất thơ.

Đoạn trích trên đây đã giúp em hiểu thêm về một cảnh quan nổi tiếng của đất nước, từ đó càng thêm yêu mến, gắn bó và tự hào về Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp.

Bài văn phân tích vẻ đẹp Cô Tô trong tác phẩm “Cô Tô” số 10

Nguyễn Tuân được đánh giá là người nghệ sĩ bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ. Có lẽ chưa ở nhà văn Việt Nam hiện đại nào, nghệ thuật tu từ lại được khai thác triệt để đến vậy. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, khi mỗi sáng tác là một khám phá khác nhau cái tôi cá nhân cá thể, đã là vậy. Sau cách mạng, hòa mình vào đời sống chiến đấu và dựng xây của toàn dân tộc, mỗi sáng tác còn là sự mở rộng khám phá sự đa dạng, phong phú và sinh động đời sống đất nước. Và càng mở rộng sự khám phá, tài năng ngôn ngữ văn chương của Nguyễn Tuân càng có cơ hội bộc lộ, nở rộ. Có rất ít nhà văn lựa chọn con đường sáng tạo như là một “phu chữ” trên cánh đồng văn chương như vậy, và càng ít hơn, những nhà văn không ngừng bồi đắp được cái khiếu ngôn ngữ của mình và gặt hái được nhiều thành công như Nguyễn Tuân.

Cô Tô là một bài kí thu hoạch nhân chuyến đi thực tế quần đảo này, đã thể hiện nhiều nét tài năng ngôn ngữ văn chương của Nguyễn Tuân. Trích đoạn được giới thiệu trong sách giáo khoa nằm ở phần cuối của bài kí, miêu tả vẻ tươi đẹp của thiên nhiên và con người trên quần đảo sau cơn bão biển. Ngay bắt đầu vào đoạn này, Nguyễn Tuân đã có mấy câu miêu tả khái quát rất giàu sức gợi: “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.

Từ khi có vịnh Bắc bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi”. Ở đây xuất hiện nhiều cấp độ so sánh, không đơn thuần chỉ là so sánh vẻ “trong trẻo, sáng sủa” của ngày hôm nay với vẻ “thiên hôn địa ám” của mấy ngày bão tràn về đảo, mà là một sự so sánh ngầm rất ấn tượng, trong cách dùng các tổ hợp hàm ý so sánh: “từ khi… thì… bao giờ… cũng… như vậy”, “lại thêm”, “lại… hơn hết cả”, “nếu… thì nay”.

Điều này không chỉ cho thấy Nguyễn Tuân đã phải cất công thế nào để tìm hiểu về Cô Tô khi viết bài kí này, mà quan trọng hơn, xuất phát từ niềm tự hào khi được chứng kiến “sự chiến đấu dũng cảm của con người” trước thiên tai, và nữa, bởi lòng “yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”.Nếu như mấy câu mở đầu bao quát lấy Cô Tô ở vẻ đẹp của thiên nhiên (bầu trời, cây núi, mặt biển, bãi cát), của cuộc sống con người (lưới thêm nặng mẻ cá giã đôi) thì ở những trang viết sau, Nguyễn Tuân đi vào miêu tả chi tiết một vài vẻ đẹp tiêu biểu ấy. Vẫn khai thác phép so sánh, nhưng với một sự hiểu biết sâu rộng và vốn ngôn ngữ phong phú, Nguyễn Tuân có được những trang viết đáng được coi là tuyệt bút.

Chúng ta có thể tìm hiểu bút lực và sự tài hoa của Nguyễn Tuân bằng việc phân tích và so sánh cách viết hai đoạn văn dưới đây:Đoạn một: “Nước bể Cô Tô sao chiều nay nó xanh quá quắt đến như vậy? Ai dám bảo rằng mình đã thuộc tên của hết thảy loài cá trên khắp biển lớn biển con? Ai đã ghi chép cho hết những hình trang trí trên mình cá? Cái màu xanh luôn luôn biến đổi của nước bể chiều nay trên biển Cô Tô như là thử thách cái vốn từ vị của mỗi đứa tôi đang nổi gió trong lòng. Biển xanh như gì nhỉ? Xanh như lá chuối non? Xanh như lá chuối già? Xanh như mùa thu ngả cốm làng Vòng? Nước biển Cô Tô đang đổi từ vẻ xanh này sang vẻ xanh khác. Nó xanh như cái mầu áo Kim Trọng trong tết Thanh Minh? Đúng một phần thôi.

Bởi vì con sóng vừa dội lên kia đã gia giảm thêm một chút gì, đã pha biển sang màu khác. Thế thì nước biển xanh như cái vạt áo nước mắt của ông quan Tư Mã nghe đàn tì bà trên con sóng Giang Châu thì có đúng không? Chưa được ư? Thế thì nó xanh như một màu áo cưới, được không? Hay là nói thế này: nước biển chiều nay xanh như một trang sử của loài người, lúc con người phải viết vào thân tre? Nghe hơi trừu tượng phải không? Mà kìa, nhìn cho kỹ mà xem, nước biển đang xanh cái màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương. Cũng không phải là sợ lai căng, nghe như nó vẫn chưa trúng vẫn chưa được phải không? Sóng cứ kế tiếp cái xanh muôn vẻ mới, và nắng chiều luôn luôn thay màu cho sóng. Mà chữ thì không tài nào tuôn ra kịp với nhịp sóng. Đua với sóng, chỉ có mà thua thôi.

Chao ôi nước biển Cô Tô chiều nay xanh cái màu xanh của Ngọc Bích, hoặc là chao ôi nó xanh như một niềm hy vọng trên cửa bể. Nghe nó lại càng chung chung, chưa sướng gì nhưng thôi, hãy tạm khoanh lại đó đã”.Đoạn hai: “Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.

Ở đoạn thứ nhất, màu xanh nước biển là chủ đề vẫy gọi các so sánh, liên tưởng. Nó đứng ở vị trí trung tâm vẫy gọi các hình ảnh tương đồng khác. Từ những sự vật hiện tượng cụ thể: lá chuối non, lá chuối già, mùa thu ngả cốm làng Vòng đến những điều trừu tượng hơn: màu áo Kim Trọng trong tết Thanh Minh (từ trong câu Kiều: Tuyết in sắc ngựa câu giòn/ Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời), cái vạt áo nước mắt của ông quan Tư Mã nghe đàn tì bà trên con sóng Giang Châu (từ trong thơ Tì bà hành của Bạch Cư Dị: Giang Châu Tư Mã thanh sam thấp/ Giang Châu Tư Mã đượm màu áo xanh), hay cảm tính hơn: màu áo cưới, một trang sử của loài người, cái màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương… để rồi đi đến tạm chấp nhận hai điều được đem ra để so sánh dẫu còn “chung chung”: Ở chiều cụ thể, màu xanh của ngọc bích, một cái màu biến ảo theo chính độ tuổi của ngọc cũng như những môi trường khác nhau mà viên ngọc được thành hình, và ở chiều cảm tính, niềm hy vọng trên cửa bể, vừa có cái gì đó man mác buồn theo cái ý vẫn lấy từ Truyện Kiều, “Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”, vừa ánh lên khát vọng và niềm tin, trong cái cách mà người dân chài chờ đợi mẻ cá đầy và sự may lành mỗi lần ra khơi.

Ở đoạn thứ hai, không còn là sự so sánh của cái này với những cái khác nữa, mà là cái nọ vẫy gọi cái kia trong một trò dượt đuổi liên tiếp những hình dung, so sánh. Cái việc ngắm “hụt” cảnh bình minh trên biển Trà Cổ Sa Vỹ trên đường ra đảo khiến cho việc ngắm cảnh mặt trời lên ở đây được chuẩn bị chu đáo. Không chỉ là “dậy từ canh tư”, “cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo”, mà còn trong hành động “rình” mặt trời lên, cứ như thể nếu lộ liễu quá thì mặt trời sẽ không lên tỏ nữa, dù đã dự đoán “sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”, không còn gì có thể che lấp mặt trời. Vậy mà, cảnh mặt trời mọc trên biển vẫn đẹp rực rỡ đến sững sờ! Một lần nữa, cảnh đẹp Cô Tô lại “thử thách cái vốn tự vị” của tác giả vốn đã sẵn “nổi gió trong lòng”.

Và để lột hiện bức tranh mặt trời lên, biện pháp so sánh lại được huy động. Đầu tiên là mặt trời tỏ “tròn trĩnh phúc hậu” được đem ra so sánh với “lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”. Tất cả được “đặt lên một mâm bạc” mà “đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng”. Rồi cả cái mâm ấy lại “y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”… Nếu như ở đoạn thứ nhất, màu xanh nước biển là trung tâm của mọi so sánh, như hải đảo Cô Tô giữa biển trời vịnh Bắc bộ, nơi sóng bể tràn vào rồi lại loang rộng ra xa, thành những vòng sóng; thì ở đoạn thứ hai, mỗi so sánh lại tạo thành những con sóng nối tiếp, tạo thành nhịp sóng, nơi những người chài lưới Cô Tô vượt sóng ra khơi.

Đó là vẻ đẹp trong sáng, kì vĩ của Cô Tô, bên cạnh vẻ đẹp bình dị thường ngày của nó. Như bên cái giếng nước ngọt ở ria hòn đảo, nơi người dân sinh hoạt và lấy nước cho mỗi chuyến xa khơi, “vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền”. Chỉ đến chỗ này, khi hòa vào không khí sinh sống và lao động của người dân, cái màu xanh nước biển “xanh như mầu hy vọng trên cửa bể” mới thực sự được định hình. Nó không còn cái man mác buồn trước nỗi bấp bênh, chìm nổi của thân phận con người khi xưa, mà nó ánh ỏi lên niềm vui sống, trong phong thái, dáng hình của chị Châu Hòa Mãn địu con tiễn chồng ra khơi, “dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button