Dịch Vụ Thú Cưng

Top 4 Phòng khám thú y uy tín nhất tại TP. Quy Nhơn, Bình Định

Thú cưng là người bạn tốt nhất của gia đình. Trong quá trình chăm sóc và giáo dục, sẽ có lúc thú cưng có những biểu hiện xấu hoặc bệnh tật không mong muốn. Những lúc như vậy, một phòng khám thú y uy tín, chất lượng là điều bạn cần để bảo vệ sức khỏe cho thú cưng của mình.

Danhsachtop xin giới thiệu đến bạn đọc địa chỉ các phòng khám thú y uy tín nhất tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định. nơi bạn có thể an tâm rời khỏi thú cưng của mình.

1 Phòng Khám Thú Y JoyPet

Phòng khám thú y JoyPet có đội ngũ bác sĩ thú y giàu kinh nghiệm, mang đến cho thú cưng của bạn những dịch vụ hoàn hảo như khám và điều trị ngoại khoa, triệt sản, tiêm phòng dại và các bệnh thông thường, tư vấn và điều trị. Tư vấn dinh dưỡng… Chất lượng dịch vụ tại Phòng khám thú y JoyPet sẽ không làm bạn thất vọng, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về sức khỏe cho thú cưng của mình.

Phòng Khám Thú Y JoyPet

Các dịch vụ tại Phòng Khám Thú Y JoyPet bao gồm:

  • Khám điều trị
  • Khám tư vấn miễn phí
  • Tiêm phòng vaccine chó mèo
  • Tắm vệ sinh, cắt tỉa
  • Phẫu thuật, mổ đẻ, đóng đinh nội tủy, bó bột , triệt sản, cắt mộng mắt….
  • Siêu âm
  • Xét nghiệm máu, xét nghiệm ký sinh trùng phân,da…
  • Test parvo, test care.

Phòng Khám Thú Y JoyPet luôn đặt lợi ích sức khỏe của thú cưng lên hàng đầu và lấy phương châm luôn cải thiện năng lực chuyên môn, nâng cao kiến thức qua các khóa tập huấn với chuyên viên thú y nước ngoài, hay những buổi thảo luận, hội chẩn nội bộ sau giờ làm việc, và đây cũng là chìa khóa mang đến sự thành công cho thương hiệu Phòng Khám Thú Y JoyPet luôn tạo được dấu ấn tốt đẹp và trở thành một trong những sự lựa chọn đầu tiên đối với những ai đang có nhu cầu chăm sóc sức khỏe thú cưng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Địa chỉ: 60 Lý Thái Tổ, P.Nguyễn Văn Cừ, TP. Quy Nhơn, Bình Định
  • Điện thoại: 094 477 00 24
  • Giờ mở cửa: 7:30AM – 7:00PM

2 Phòng Khám Thú Y PET’S HOUSE

Bạn cảm thấy lo lắng vì thú cưng của mình đang gặp phải một vài vấn đề về sức khỏe? Bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một phòng khám thú y gần đây uy tín tại Quy Nhơn?

Vậy thì đừng ngần ngại đến tại hãy đến Phòng Khám Thú Y PET’S HOUSE. Đây là nơi sở hữu các bác sỹ thú y nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình và yêu thương động vật, chắc chắn luôn đem lại cảm giác an tâm, sự an toàn cho chú chó mèo nhà bạn. Các loại thuốc thú ý được sử dụng tại đây cũng minh bạch về xuất sứ và niêm yết giá cả.

Phòng Khám Thú Y PET'S HOUSE

Phòng Khám Thú Y PET’S HOUSE ra đời với mục đích mang lại cho những người yêu thú cưng những sản phẩm và chăm sóc toàn diện nhất. Lĩnh vực hoạt động của PET’S HOUSE bao gồm:

  • Phòng khám thú y: khám chữa bệnh, tiêm phòng, phẫu thuật cho chó mèo,..
  • Buôn bán các loại thuốc thú y dành cho chó mèo
  • Buôn bán các loại thức ăn cao cấp dành cho chó mèo
  • Buôn bán các mặt hàng khác như: dầu tắm, mỹ phẩm, phụ kiện, đồ dùng, đồ chơi cho chó mèo

Mặt khác với hơn nhiều năm kinh nghiệm, chữa các bệnh thú y cho chó mèo, thú cưng, vật nuôi,… cộng thêm các các thiết bị kỹ thuật chuyên môn cao cấp, được nhập khẩu từ nước ngoài, đem đến tính chính xác cao trong việc chuẩn đoán và điều trị, Phòng Khám Thú Y PET’S HOUSE hoàn toàn có đủ khả năng để chữa trị bất cứ trường hợp bệnh nào mà thú cưng gặp phải.

Tại đây, quá trình khám chữa bệnh cho thú cưng đều bắt nguồn từ chính lòng yêu thương đến từ đội ngũ y bác sĩ thú y, chính vì vậy mà qua nhiều năm hành nghề, phòng khám luôn nhận được sự tin tưởng từ phía khách hàng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Địa chỉ: Lô 13 Lâm Văn Thạnh, P.Nguyễn Văn Cừ, TP. Quy Nhơn, Bình Định
  • Điện thoại: 0866428666
  • Giờ mở cửa: 7:30AM – 5:30PM

3 Phòng Khám Pet Health

Phòng Khám Pet Health có thể nói là trạm thú y dừng chân của các thú cưng của bạn nghỉ ngơi, chữa bệnh hồi phục sức khỏe. Đây cũng là một trong các cửa thàng thú y gần đây để bạn có thể lựa chọn khi ở Quy Nhơn, Bình Định.

Phòng Khám Pet Health

Vậy thì đừng ngần ngại đến tại hãy đến Phòng Khám Pet Health. Đây là nơi sở hữu các bác sỹ thú y nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình và yêu thương động vật, chắc chắn luôn đem lại cảm giác an tâm, sự an toàn cho chú chó mèo nhà bạn.

Mặt khác với hơn nhiều năm kinh nghiệm, chữa các bệnh thú y cho chó mèo, thú cưng, vật nuôi,… cộng thêm các các thiết bị kỹ thuật chuyên môn cao cấp, được nhập khẩu từ nước ngoài, đem đến tính chính xác cao trong việc chuẩn đoán và điều trị, Phòng Khám Pet Health hoàn toàn có đủ khả năng để chữa trị bất cứ trường hợp bệnh nào mà thú cưng gặp phải.

Tại đây, quá trình khám chữa bệnh cho thú cưng đều bắt nguồn từ chính lòng yêu thương đến từ đội ngũ y bác sĩ thú y, chính vì vậy mà qua nhiều năm hành nghề, phòng khám luôn nhận được sự tin tưởng từ phía khách hàng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Địa chỉ: 132 Ỷ Lan, TP.Quy Nhơn, Bình Định
  • Điện thoại: 032 840 3766
  • Giờ mở cửa: 8:00AM – 6:00PM

4 Phòng khám thú cưng Tispet

Phòng khám thú cưng Tispet với chất lượng cao với các dịch vụ điều trị nội, ngoại trú, phẫu thuật, khám chữa bệnh, tiêm phòng… Ngoài ra phòng khám còn cung cấp các loại đồ dùng cho vật nuôi, các loại thức ăn cao cấp, các phụ kiện, đồ chơi, dầu tắm, mỹ phẩm… cho chó mèo. Chắc chắn những dịch vụ đó sẽ làm hài lòng và đem lại sự yên tâm với những người yêu thú cưng.

Phòng khám thú cưng Tispet

Kể từ ngày thành lập cho đến giờ, Phòng khám thú cưng Tispet vẫn luôn không ngừng tìm kiếm và ứng dụng thiết bị hiện đại nhất là trợ thủ đắc lực trong việc điều trị và khám chữa, chăm sóc thú cưng hiện nay. Mặt khác, với một đội ngũ Y – Bác sỹ thú y giỏi, giàu kinh nghiệm kết hợp với không gian bệnh viện được thiết kế, bố trí tinh tế, Phòng khám thú cưng Tispet

nỗ lực hết sức để tạo một không gian tiện nghi, hiện đại đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.  Hiện tại, Phòng khám thú cưng Tispet triển khai hoạt động phòng khám với đa dạng dịch vụ như khám – chữa bệnh nội khoa, chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm, xét nghiệm sinh lý – sinh hóa máu, phẫu thuật, tiêm phòng, pet shop, tư vấn chăm sóc & nuôi dưỡng thú cưng.

Trong thời gian qua, phòng khám luôn đặt lợi ích sức khỏe của thú cưng lên hàng đầu, lấy phương châm luôn nâng cao năng lực chuyên môn, trau dồi kiến thức để mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất và đó cũng chính là chìa khóa thành công của thương hiệu Tispet Pet Clinic

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Địa chỉ: 16 Huỳnh Thị Đào, P. Nhơn Bình, TP.Quy Nhơn, Bình Định
  • Điện thoại: 070 800 9239
  • Giờ mở cửa: Luôn mở cửa

5 Bộ Sưu Tập Ảnh Thú Cưng, Chó Mèo Đẹp, Cưng xỉu

Bộ Ảnh Chó Cưng

Bộ Ảnh Mèo Dễ Thương

Bộ Ảnh Thỏ Xinh Xắn

Ngoài những đơn vị trên thì bạn cũng có thể tìm hiểu và xin thông tin chuyên môn nhất từ chi cục chăn nuôi và thú ý Bình Định nhé.

6 Chi cục chăn nuôi và thú y Bình Định

 

Chức năng nhiệm vụ

Điều 1. Vị trí, chức năng
  1. Chi cục Chăn nuôi và Thú y là là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về chăn nuôi và thú y (riêng thú y thủy sản thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên địa bàn tỉnh.
  2. Chi cục Chăn nuôi và Thú y có trụ sở, tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Chăn nuôi, Cục Thú y trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế – kỹ thuật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế – kỹ thuật về chăn nuôi, thú y đã được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

3. Trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

4. Về hướng dẫn sản xuất chăn nuôi:

  • a) Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn sản xuất chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai đối với chăn nuôi; xây dựng, tổ chức thực hiện và tổng kết, đánh giá kế hoạch sản xuất chăn nuôi hàng năm;
  • b) Xây dựng quy hoạch chăn nuôi gắn với hệ thống giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm và bảo quản sản phẩm chăn nuôi tại địa phương;
  • c) Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình về chăn nuôi áp dụng trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, thanh tra cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận VietGAP và hoạt động đánh giá, chứng nhận VietGAP của tổ chức chứng nhận về chăn nuôi được chỉ định theo thẩm quyền; giải quyết khiếu nại liên quan đến chứng nhận VietGAP về chăn nuôi trên địa bàn theo quy định của pháp luật; tập huấn VietGAP cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế trên địa bàn;
  • d) Tổ chức triển khai chương trình, kế hoạch hoạt động sản xuất đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực chăn nuôi;
  • đ) Đề xuất kế hoạch xây dựng và phát triển các vùng chăn nuôi an toàn;
  • e) Giám sát, kiểm tra và hướng dẫn việc thực hiện quy chế quản lý cơ sở sản xuất chăn nuôi an toàn; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sản xuất chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm.

5. Về quản lý giống vật nuôi:

  • a) Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giống vật nuôi phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của địa phương;
  • b) Tham gia quản lý quỹ gen vật nuôi, vi sinh vật dùng trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật;
  • c) Tham gia quản lý khảo nghiệm giống vật nuôi theo quy định;
  • d) Thực hiện công tác quản lý theo quy định về danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh; danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn; danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu trên địa bàn;
  • đ) Đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, công bố tiêu chuẩn cơ sở lĩnh vực giống vật nuôi trong phạm vi địa phương;
  • e) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký, ra thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, lập sổ theo dõi và quản lý hồ sơ công bố hợp quy lĩnh vực giống vật nuôi thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • g) Cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với giống vật nuôi (bao gồm phôi, tinh, con giống vật nuôi); môi trường pha chế, bảo quản tinh, phôi vật nuôi để xuất khẩu;
  • h) Tổ chức thực hiện kế hoạch, quản lý, sử dụng quỹ dự phòng thiên tai, dịch bệnh đối với giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh theo quy định;
  • i) Tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm về giám định, bình tuyển đàn gia súc giống trên địa bàn; hướng dẫn cơ quan chuyên ngành cấp huyện tổ chức thực hiện việc giám định, bình tuyển đàn gia súc giống trên địa bàn.

6. Về quản lý thức ăn chăn nuôi :

  • a) Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi tại địa phương sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn sử dụng thức ăn chăn nuôi có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường;
  • b) Tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của thức ăn chăn nuôi, chương trình nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh thức ăn chăn nuôi của địa phương;
  • c) Giám sát hoạt động khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi trong phạm vi địa phương;
  • d) Đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, công bố tiêu chuẩn cơ sở lĩnh vực thức ăn chăn nuôi trong phạm vi địa phương; tiếp nhận hồ sơ đăng ký, ra thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, lập sổ theo dõi và quản lý hồ sơ công bố hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi trên địa bàn;
  • đ) Quản lý các mặt hàng thức ăn chăn nuôi trong danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam trong phạm vi địa phương theo quy định;
  • e) Tổ chức thực hiện quản lý các chất cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại địa phương;
  • g) Cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với thức ăn chăn nuôi để xuất khẩu.

7. Về môi trường chăn nuôi:

  • a) Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi; định kỳ tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường trong chăn nuôi;
  • b) Tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
  • c) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp xử lý chất thải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi;
  • d) Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát môi trường trong chăn nuôi;
  • đ) Giám sát, kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia về môi trường trong sản xuất chăn nuôi tại địa phương;
  • e) Đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, công bố tiêu chuẩn cơ sở lĩnh vực môi trường chăn nuôi, các chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi trong phạm vi địa phương; tiếp nhận hồ sơ đăng ký, ra thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, lập sổ theo dõi và quản lý hồ sơ công bố hợp quy lĩnh vực môi trường chăn nuôi, các chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

8. Phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản (sau đây gọi chung là dịch bệnh động vật):

  • a) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án, chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật; chương trình kiểm soát bệnh lây từ động vật sang người; kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện;
  • b) Kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất các bệnh động vật thuộc danh mục các bệnh phải kiểm tra theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các cơ sở chăn nuôi, sản xuất con giống trên địa bàn tỉnh (trừ các cơ sở chăn nuôi do Trung ương quản lý, cơ sở giống quốc gia, cơ sở giống có vốn đầu tư nước ngoài);
  • c) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin phòng các bệnh bắt buộc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • d) Thực hiện việc chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bệnh cho động vật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật; điều tra, giám sát, phát hiện dịch bệnh động vật; hướng dẫn khoanh vùng, xử lý ổ dịch, tiêu độc khử trùng, phục hồi môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sau khi hết dịch bệnh;
  • đ) Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; hướng dẫn mạng lưới thú y xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là thú y cấp xã) giám sát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các ổ dịch mới và kiểm soát các ổ dịch cũ;
  • e) Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch và công bố hết dịch bệnh động vật theo quy định pháp luật;
  • g) Phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành về kiểm lâm trực thuộc Sở trong việc thẩm định điều kiện vệ sinh thú y và giám sát tình hình dịch bệnh của các cơ sở nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh;
  • h) Giám sát hoạt động của các cá nhân, tổ chức hành nghề thú y trên địa bàn tỉnh và báo cáo về hoạt động hành nghề thú y theo quy định;
  • i) Yêu cầu cá nhân, tổ chức hành nghề thú y cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh động vật và huy động các cá nhân, tổ chức hành nghề thú y trên địa bàn tỉnh tham gia tiêm vắc xin phòng bệnh cho động vật, tham gia chống dịch bệnh động vật theo quy định;
  • k) Quản lý, sử dụng vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật từ nguồn dự trữ quốc gia, địa phương và các nguồn khác.

9. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật:

  • a) Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự án, chương trình, kế hoạch xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh;
  • b) Thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

10. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ; kiểm tra vệ sinh thú y:

  • a) Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật lưu thông trong nước; kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vận chuyển tại các Trạm Kiểm dịch đầu mối giao thông; quản lý, giám sát động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu sau thời gian cách ly kiểm dịch;
  • b) Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tại các cửa khẩu được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
  • c) Tổ chức thực hiện việc kiểm soát giết mổ động vật; quản lý, giám sát các cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản, kinh doanh sản phẩm động vật phục vụ tiêu dùng trong nước;
  • d) Kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật ở dạng tươi sống, sơ chế và chế biến lưu thông trên thị trường; thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật; chất thải động vật tại các cơ sở chăn nuôi tập trung, cách ly kiểm dịch, thu gom, giết mổ động vật và các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm động vật thuộc phạm vi quản lý;
  • đ) Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y và cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo uỷ quyền của Cục Thú y; các cơ sở chăn nuôi tập trung; cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống (trừ các cơ sở chăn nuôi do Trung ương quản lý, cơ sở giống quốc gia); cơ sở giết mổ động vật; cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm động vật phục vụ tiêu dùng trong nước; cơ sở, cửa hàng kinh doanh động vật, sản phẩm động vật ở dạng tươi sống và sơ chế; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật; cơ sở, khu tập trung, cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
  • e) Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y; hướng dẫn, giám sát việc thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật tham gia hội chợ, triển lãm, biểu diễn thể thao, nghệ thuật;
  • g) Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với các cơ sở có hoạt động liên quan đến thú y, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng động vật, sản phẩm động vật, chất thải động vật; xử lý động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; xử lý chất thải, phương tiện vận chuyển, các vật dụng có liên quan đến động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
  • h) Cấp và thu hồi trang sắc phục kiểm dịch động vật; thu hồi thẻ kiểm dịch viên động vật, biển hiệu kiểm dịch động vật theo quy định;
  • i) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Cục Thú y thẩm định địa điểm, điều kiện vệ sinh thú y trong quá trình xây dựng cơ sở giết mổ động vật, sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm động vật phục vụ xuất khẩu; cơ sở, khu cách ly kiểm dịch động vật xuất, nhập khẩu.

11. Quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất (sau đây gọi là thuốc thú y) dùng trong thú y, trừ các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản:

  • a) Quản lý việc kinh doanh, sử dụng thuốc thú y trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
  • b) Hướng dẫn sử dụng các loại thuốc thú y để phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật; thông báo danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng theo quy định của pháp luật;
  • c) Thẩm định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y và giám sát quá trình thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y theo quy định;
  • d) Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y đối với cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn tỉnh;
  • đ) Xử lý thuốc thú y giả, kém chất lượng, cấm sử dụng, không có trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam, không có nhãn mác hoặc có nhãn mác nhưng không đúng theo quy định của pháp luật.

12. Quản lý phí, lệ phí; cấp, thu hồi các loại chứng nhận, chứng chỉ hành nghề thú y sau đây:

  • a) Tiêm phòng, xét nghiệm (bao gồm cả xét nghiệm phi lâm sàng), chẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật;
  • b) Phẫu thuật động vật;
  • c) Kinh doanh thuốc thú y;
  • d) Các hoạt động tư vấn, dịch vụ khác có liên quan đến thú y;
  • đ) Cấp, thu hồi các loại giấy chứng nhận về thú y theo quy định của pháp luật;
  • e) Tổ chức quản lý việc thu, nộp và sử dụng phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

13. Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, chế độ, chính sách và pháp luật cho công chức, viên chức, nhân viên chăn nuôi, thú y cấp xã và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chăn nuôi, thú y trên địa bàn tỉnh.

14. Tổ chức thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi, thú y theo quy định của pháp luật.

15. Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại về chăn nuôi, thú y theo quy định; nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, thú y; thẩm định chuyên ngành các chương trình, dự án về chăn nuôi, thú ytrên địa bàn theo quy định của pháp luật.

16. Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về chăn nuôi, thú y theo quy định của pháp luật. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.

17. Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình sản xuất chăn nuôi, thú y theo hướng dẫn của Cục Chăn nuôi, Cục Thú y.

18. Tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính; quản lý tổ chức, biên chế, vị trí việc làm, công chức, viên chức, tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo phân cấp của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật.

19. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.

Thông tin liên hệ:

Từ Khóa Tìm Kiếm Từ Google:
  • https://danhsach top/top-4-phong-kham-thu-y-uy-tin-nhat-tai-tp-quy-nhon-binh-dinh/

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button