Danh Sách Dịch Vụ

Top 11 Thông tin thú vị nhất về loài khủng long cổ dài

Khủng long cổ dài là loài động vật sống ở cuối kỷ Jura, và loài lớn nhất đạt chiều dài 35 m và có thể nặng từ 50 đến 75 tấn. Khủng long cổ dài là loài động vật ăn thực vật lớn nhất trong môi trường sống của nó với các loài khủng long khác cùng thời. Cùng Danhsachtop tim hiểu thêm nhiều thông tin thú vị về loài khủng long này trong bài viết dưới đây nhé.

Đặc điểm sinh học của khủng long cổ dài

Chiếc cổ dài là đặc điểm nhận dạng đặc biệt của khủng long khủng long cổ dài do chúng có cổ dài bằng hai phần ba đến một nửa chiều dài cơ thể. Cổ khủng long cổ dài do 19 đốt sống cổ hợp thành, trong đó đốt dài nhất có kích thước hơn 2 mét. Các đốt xương được liên kết cứng với nhau, bởi vậy cổ chúng không linh hoạt, cử động chậm chạp và khó khăn.

Theo sự suy đoán của các nhà khoa học, cơ cổ của loài khủng long này tương đối phát triển, nếu không sẽ không thể nâng đỡ nổi chiếc cổ dài như thế. Cái cổ siêu dài giúp khủng long cổ dài vươn đầu vào giữa những tán cây rậm rạp để ăn cây bụi tầng thấp trong rừng cây thân gỗ nhưng đồng thời cũng gây bất lợi cho chúng, nhất là khi di chuyển trong rừng cây và cử động cổ. Các đốt sống rất mỏng và nhẹ, hình thành từ các thanh và tấm xương mảnh, khá giống với nhóm tiến hóa sau.

Tuy nhiên, sọ ngắn và sâu của nó cho thấy chi khủng long này thuộc nhóm nguyên thủy hơn, mặc dù sở hữu chiếc cổ dài như thế nhưng khủng long cổ dài có hộp sọ dài vỏn vẹn từ dưới 60cm

Tính biểu tượng của Khủng long cổ dài

Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á khác luôn coi loài Rồng (không có thật) làm một biểu tượng thiêng liêng. Trong một số ghi chép được các nhà sử học Trung Quốc ghi lại thì ở thời nhà Tấn (năm 266–420 sau thời Tam Quốc và trước thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc).

Có ghi chép một số chi tiết khi người dân thời này phát hiện ra xương rồng với phần xương cổ dài cả chục mét khiến mọi người luôn thờ tụng và tin rằng rồng có thật. Tuy nhiên, đó chính là xương của loài Khủng long cổ dài.

Thời kì sống của Khủng long cổ dài

Khủng long cổ dài sống hầu hết ở cuối kỷ Jura trong khoảng giữa Oxford và Tithonus, điều này không khó để nhận ra khi các nhà cổ sinh vật học sử dụng công nghệ quét mẫu và phân tích trầm tích còn sót lại. Chúng có thời đại hoàng kim là khoảng 160-145 triệu năm TCN.

Tên gọi của Khủng long cổ dài

Mamenchisaurus là pháp danh khoa học của loài động vật này, tuy nhiên tại Tứ Xuyên, Trung Quốc, nơi tìm thấy hoá thạch đầu tiên của chúng (năm 1952) đã quyết định lấy tên với nghĩa Hán – Việt là “Thằn lằn suối Mã Môn” để đánh dấu sự kiện quan trọng. Trong đó, “Mamenchi” là suối Mã Môn và Saurus trong tiếng Hy Lạp để chỉ loài Thằn lằn nói chung.

Chiếc đuôi của khủng long cổ dài

Có một số điều thú vị là Khủng long cổ dài khủng long cổ dài còn là một trong những loài khủng long ở châu Á hiếm hoi được xếp vào danh sách “những loài sở hữu chiếc đuôi dài“. Phần đuôi không chỉ giúp kích thước khổng lồ của chúng đạt sự cân bằng nhất định trong quá trình di chuyển mà còn là thứ vũ khí hữu hiệu nếu gặp phải loài khủng long ăn thịt khác tấn công.

Phát hiện loài khủng long cổ dài mới

Các nhà cổ sinh vật học tìm thấy hóa thạch của một con khủng long Titanosaurus chưa từng được biết tới trên sa mạc khô cằn nhất thế giới.

Loài mới được đặt tên là Arackar licanantay sống trong kỷ Phấn Trắng cách đây 66 – 80 triệu năm. Các nhà địa chất học từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Chile do Carlos Arévalo dẫn đầu đã tìm thấy phần còn lại của sinh vật trên sa mạc Atacama ở phía tây dãy núi Andes, cách thành phố Copiapó 75 km về phía nam.

Atacama ngày nay là sa mạc khô cằn nhất hành tinh với cảnh quan chủ yếu là cát và đá, cùng hệ động thực vật nghèo nàn. Một số nơi thậm chí còn không có mưa trong suốt 100 năm qua. Tuy nhiên, trong thời kỳ mà Arackar licanantay sinh sống, khu vực này được cho là có thảm thực vật xanh tốt với nhiều loài dương xỉ, cọ và thực vật có hoa.

Khủng long cổ dài là loài khủng long lớn nhất thế giới

Khủng long cổ dài là những động vật trên cạn lớn nhất từng đi bộ trên trái đất – nhưng tại sao chúng quá lớn? Một thập kỷ trước, một nhóm các nhà sinh thái học thực vật từ Nam Phi cho rằng điều này là do bản chất của thức ăn là thực vật mà chúng đã ăn.

Các nhà cổ sinh vật học luôn nỗ lực tìm kiếm những mảnh ghép còn lại của động vật thời tiền sử, vô số những loài khác vẫn đang nằm rải rác ở dưới lớp đất đá kia. Nhưng tới thời điểm hiện tại, có thể khẳng định khủng long cổ dài là loài khủng long lớn nhất thế giới với chiều dài lên tới 37 mét.

Phần xương cổ của khủng long cổ dài

Có bao giờ các bạn tự hỏi là với trọng lượng khổng lồ, làm sao phần xương cổ của chúng có thể chịu được một khối lượng lớn 50-75 tấn như vậy thì câu trả lời đây. Năm 1952, giáo sư Dương Trung Kiến (Trung Quốc) đã phát hiện ra hóa thạch của chúng.

Mẫu hoá thạch đã không còn giữ được nguyên vẹn tuy nhiên phần cổ gồm 14 đốt xương sống được bảo quản trong tình trạng không thể tốt hơn. Ước tính chiều dài của con khủng long này là khoảng trên dưới 30 mét với 14 đốt sống cổ dài 13-15 mét. Chiếc cổ khổng lồ vận dụng để giúp đỡ khủng long cổ dài tìm kiếm thức ăn ở mọi độ cao, từ luồn rúc vào bụi rậm hay đưa cổ lên ngọn cây để ăn chồi non.

Phần cổ làm nên thương hiệu của khủng long cổ dài

Sống trong kỷ nguyên của các loài khủng long nhưng sinh vật đặc biệt này đã khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng về kích thước vĩ đại, riêng phần cổ đã dài từ 10-15 mét. Điều này đã được các nhà cổ sinh vật học khẳng định qua các mẫu hóa thạch từ những năm 1972, 1993 và 2001 tại Trung Quốc. Chúng đánh bật các loài động vật hiện đại về sự khổng lồ như Cá mập trắng với độ dài cơ thể 6 mét, Hươu cao cổ với cổ dài tối đa 2 mét…

Khủng long có chiếc cổ dài để nuốt chửng thức ăn

Theo nghiên cứu của ĐH Bonn đăng trên tạp chí Sinh học, nếu loài khủng long trên ngừng lại để nhai thì chúng sẽ không có thời gian để ăn. Việc nuốt chửng sẽ giúp đưa thức ăn vào dạ dày một cách nhanh chóng. Vì vậy, chúng cần đến những cái cổ dài.

Các loài động vật ăn nhiều và nhai như voi, cần có phần đầu lớn để có đủ không gian cho các cơ hàm và hàm răng khổng lồ. Tuy nhiên, do khủng long không nhai thức ăn nên một chiếc đầu to là không cần thiết. Ngoài ra, phần cổ dài giúp những con khủng long to lớn đưa thức ăn xuống nhanh hơn và không gặp bất kỳ điểm dừng nào.

Trong khi voi cần 18 tiếng đồng hồ mỗi ngày để “thỏa mãn” cơn đói thì những con khủng long ăn cỏ phải cần tới 30 tiếng đồng hồ mới có thể lấp đầy dạ dày rỗng. Vì vậy, việc nuốt chửng thức ăn là cần thiết để chúng rút ngắn được thời gian. Giáo sư Martin Sander, ĐH Bonn, cho biết, hành động nuốt chửng cây cối mà không cần nhai không phải là vấn đề lớn đối với khủng long.

Răng của khủng long cổ dài

Là động vật ăn cỏ, khủng long cổ dài phát triển bộ răng mà không có răng nanh, nhưng những chiếc răng có hình chiếc “bút chì” hoặc lá non. Khiến cho loài này có thể ăn được lá cây, các loại cỏ khô, cành cây, các cây lá cứng bằng việc nghiền nát chúng.

Các loài động vật thuộc họ thằn lằn thay răng thường xuyên, khoảng một tháng một lần. Phần dạ dày lớn và quá trình trao đổi chất mãnh liệt giúp chúng có thể tiêu hóa được bất kỳ loại thức ăn chưa nhai nào.Khủng long còn sở hữu một hệ thống hô hấp hiệu quả giống như các loài chim với nhiều túi khí gắn ở xương và các khoang cơ thể.

Bài Viết Bạn Nên Xem

Trả lời

Back to top button