Danh Sách Tổng Hợp

Top 10 Trò chơi dạy học tiếng Anh cho trẻ em ở trong lớp

Tiếng Anh là một trong những môn học quan trọng và rất hữu ích đối với mỗi bạn học sinh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng cấp độ khác nhau mà cách giảng dạy bộ môn này cũng khác nhau. Đặc biệt, đối với trẻ em, học tiếng Anh thông qua các trò chơi là một điều vô cùng thú vị. Hãy cùng .vn điểm danh các trò chơi dạy tiếng Anh cho trẻ ở trong lớp nhé!

Bingo – Chiến thắng (Bingo)

Đây là một trò chơi khá phổ biến trên thế giới. Ba mẹ cùng thầy cô có thể tổ chức cho các bé chơi như sau:

  • Mỗi bé sẽ có 1 tờ giấy với các ô vuông chứa từ, cụm từ, số hoặc tranh ảnh phù hợp với nội dung chủ đề từ vựng cần ôn tập. Các tờ giấy này có nội dung giống nhau nhưng thứ tự các ô vuông thì khác nhau.
  • Sau đó, người quản trò sẽ đọc to từ vựng hoặc tên của bức tranh, nhiệm vụ của các bé là phải tìm ô vuông ứng với nội dung nghe được.
  • Nếu tìm được 5 từ hay hình ảnh tạo thành một hàng ngang/dọc/chéo hay 4 điểm ở 4 góc, bé sẽ hô “Bingo” và giành phần thắng.

Bên cạnh đó, có thể cho bé chơi cùng bạn (2 người một đội) để rèn luyện kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm cho bé. Sau khi tìm được 5 từ, có thể cho bé đặt câu hay kể chuyện liên quan đến các từ đó, giúp bé nắm vững được cách dùng và nhớ từ lâu hơn.

Đập bảng (Slap the board)

Một trong những trò chơi thông dụng nhất để dạy tiếng Anh cho trẻ ở trong lớp học chính là trò chơi đập bảng hay tên gọi tiếng Anh của nó là “slap the board”. Đây là một trò chơi vận động khá thú vị nhằm ôn lại từ vựng đã được học ở bài trước cũng như các từ vựng mới được học. Thêm vào đó, trò chơi này có thể áp dụng để dạy các chủ đề tiếng Anh cho trẻ như màu sắc, hình khối, con vật, …

Luật chơi cũng khá đơn giản. Nào hãy cùng nhau tham khảo dưới đây:

  • Bước 1: Giáo viên viết hoặc dán tranh các từ vựng đã học lên trên bảng.
  • Bước 2: Giáo viên chia cả lớp thành hai đội và yêu cầu hai đội này xếp thành hai hàng dọc.
  • Bước 3: Giáo viên đọc một từ. Học sinh ở hai đội sẽ chạy lên và đập tay vào đúng từ hoặc tranh ở trên bảng.

Ngoài ra, để tăng độ hấp dẫn của trò chơi, giáo viên có thể yêu cầu học sinh vừa đập đúng vào từ lúc đầu đọc một từ khác ở trên bảng. Hơn nữa, giáo viên có thể yêu cầu học sinh sử dụng thêm cây đập ruồi mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn thay cho việc đập bằng tay.

Truyền miệng (Word of Mouth)

Trò chơi này sẽ phù hợp với môi trường lớp học hơn. Giáo viên có thể tổ chức trò này như một hoạt động sinh hoạt đầu giờ cho các em.

  • Lớp học được chia thành các nhóm sao cho phù hợp với sĩ số lớp.
  • Giáo viên sẽ nói thầm với học sinh đứng đầu tiên tên một từ vựng nhất định, học sinh đó sẽ phải nói thầm từ trên cho bạn kế tiếp.
  • Bạn đứng cuối hàng có nhiệm vụ đọc to hoặc viết lại những gì nghe được. Nếu chính xác sẽ được điểm. Đội nào phát âm đúng hay viết đúng được nhiều từ, cụm từ nhất sẽ thắng cuộc.

Một biến thể khác của trò chơi này thay vì thì thầm thì các thành viên trong đội sẽ viết ra giấy và giơ cho bạn kế tiếp xem.

    Chiếc ghế nóng (Hot Seat)

    Đây là một trò chơi rất thú vị, được các bé yêu thích. Khác với thể lệ khi chơi trò Mặt nạ, trò Chiếc ghế nóng đòi hỏi các bé có vốn từ vựng phong phú vì chính các bé sẽ là người đưa ra các gợi ý để bạn mình có thể đoán được từ vựng. Ngoài ra, trò chơi còn góp phần nâng cao sự tự tin của bé khi đứng trước đám đông.

    • Giáo viên chia học sinh của mình thành 3 hoặc 4 đội và chọn mỗi nhóm 1 thành viên ngồi lên Ghế Nóng và quay mặt về phía lớp.
    • Giáo viên viết một từ lên bảng, và một thành viên trong đội của học sinh đang ngồi trên Ghế Nóng phải diễn tả giúp đồng đội của mình đoán được ra từ vựng trên mà không được nói, đánh vần hay viết tên từ đó ra.
    • Trò chơi sẽ tiếp diễn cho đến khi thành viên trong các đội đều đã diễn tả từ vựng cho đồng đội ngồi trên Ghế Nóng của mình.
    • Mỗi đội sẽ có khoảng thời gian nhất định, đội nào đoán được nhiều từ đúng nhất sẽ dành chiến thắng.

    Mặt nạ (Word Masking)

    Mặt nạ đòi hỏi các bé cần có sự tư duy cao hơn vì những từ ngữ cũng như hình ảnh sẽ không có sẵn. Cách thức thực hiện trò chơi này như sau:

    • Ba mẹ hoặc thầy cô sẽ che đi những từ và cụm từ trong đoạn văn, rồi đưa ra những gợi ý thích hợp để bé có thể đoán được từ bị thiếu trong câu là gì.
    • Khi học sinh đọc mỗi câu trong bài, giáo viên cần cố gắng giúp các em tìm ra từ bị thiếu trong câu là gì.
    • Để mở rộng từ vựng và nâng cao khả năng tư duy logic bằng tiếng Anh cho trẻ, bạn có thể sử dụng những từ đồng nghĩa, trái nghĩa tương ứng.

      Đối mặt (Facing game)

      Trò chơi dựa trên một chương trình truyền hình và rất hữu ích trong việc giúp bé phát triển tư duy từ vựng. Cách thức thực hiện trò chơi như sau:

      • Cho các em xếp thành một vòng tròn
      • Giáo viên sẽ chọn một chủ đề nhất định và mỗi học sinh sẽ có vài giây để đọc to một từ hay cụm từ liên quan đến chủ đề đã chọn.
      • Nếu em nào không thể đưa ra câu trả lời của mình, em đó sẽ bị loại và trò chơi sẽ tiếp tục. Từ của người nói sau không được lặp lại với từ của người trước đó.
      • Ai không đưa ra được đáp án hoặc đáp án bị trùng sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Tuần tự như vậy cho đến khi chọn được người chiến thắng.

      Simon bảo (Simon says)

      Nếu ba mẹ, thầy cô và các bé đã khá quen thuộc với trò chơi “Tôi bảo, tôi bảo” thì đây chính là trò “Tôi bảo” phiên bản tiếng Anh đầy thú vị. Với trò chơi này sẽ giúp bé luyện nghe và phản xạ tiếng Anh tốt hơn.

      • Giáo viên đứng trước lớp và đóng vai Simon. Giáo viên nói “Simon says” cùng với tên của bất kỳ một hành động nào đó và diễn tả bằng cử chỉ cho dù chỉ của giáo viên có thể không đúng với tên hành động vừa nêu.
      • Học sinh có nhiệm vụ lắng nghe và diễn tả lại hành động được nêu tên, không nên bắt chước hành động của giáo viên hoàn toàn.
      • Em nào diễn tả sai sẽ là người thua cuộc.

      Nhớ tranh (Remembering Pictures)

      Trò chơi này sẽ giúp bé học và ôn tập từ vựng một cách trực quan, sinh động. Để thực hiện được trò này:

      • Cần chuẩn bị những những bức tranh liên quan đến nội dung của bài học, những từ vựng đã được học trước đó. 
      • Chia học sinh thành 3 hoặc 4 nhóm. 
      • Cho bé xem qua một lần khoảng từ 4 đến 5 giây mỗi bức. 
      • Khi giáo viên giơ tranh xong, mỗi thành viên của các nhóm sẽ lần lượt chạy lên bục giảng và chỉ viết tên của một bức tranh. Nhóm nào có nhiều câu trả lời nhất và hoàn thành nhanh nhất sẽ là người chiến thắng

      Từ xáo trộn (Word Jumble Race)

      Đây là một trong những trò chơi có thể dùng để giúp trẻ học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả.

      • Giáo viên viết ra một số câu, sau đó cắt chúng thành từng từ. Đặt mỗi câu đã bị cắt vào mũ, ly hoặc bất kỳ vật gì có thể chứa được và tách chúng riêng biệt.
      • Chia lớp thành các nhóm gồm 2, 3, hoặc 4 học sinh.
      • Nhiệm vụ của các bé là sẽ sắp xếp lại những mẫu giấy này thành những câu hoàn thiện và thứ tự chính xác như ban đầu.
      • Đội chiến thắng là đội đầu tiên hoàn thành các câu của mình một cách chính xác.

      Những từ bí ẩn (Secret Words)

      Đây là trò chơi giúp trẻ vận dụng những gì đã học để tư duy logic bằng tiếng Anh, đồng thời giúp bé tự tin hơn trong giao tiếp.

      • Trong trò chơi này, giáo viên sẽ chuẩn bị sẵn một số tấm thẻ, mỗi tấm đều ghi tên một từ vựng nhất định.
      • Học sinh được chia thành nhóm và mỗi nhóm lần lượt đặt câu hỏi cho giáo viên để có được gợi ý liên quan đến từ vựng trong từng thẻ.
      • Nhóm nào tìm ra từ trước sẽ giành 1 điểm. Trò chơi tiếp diễn cho đến khi tấm thẻ cuối cùng được hoàn thành và nhóm có nhiều từ vựng đúng nhất sẽ chiến thắng.

      Bài Viết Bạn Nên Xem

      Trả lời

      Back to top button