Hiện nay sự phân hóa giàu nghèo trên thế giới ngày càng sâu sắc, châu Á cũng không phải ngoại lệ của quá trình này. Bên cạnh các quốc gia có thu nhập bình quân cao vút như Qatar, Singapore, Oman,… thì châu lục này vẫn còn những nước có thu nhập bình quân rất thấp, xếp vào danh sách những nước nghèo đói của thế giới. Sau đây Danhsachtop sẽ mang đến cho bạn đọc thông tin về các quốc gia có thu nhập bình quân thấp nhất khu vực châu Á hiện nay.
Bangladesh
GDP/người/năm: 797 USD
Bangladesh là một quốc gia nằm ở khu vực Nam Á. Quốc gia này thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, lốc xoáy đã phá hủy và cản trở sự phát triển kinh tế. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, sự quản lý yếu kém, cơ sở vật chất lạc hậu, thất nghiệp cao, các nguồn năng lượng bị sử dụng kém hiệu quả, nguồn cung cấp năng lượng không đủ, cải cách kinh tế thì chậm chạp, tham nhũng liên miên, chính trị bất ổn.
Kyrgyzstan
GDP/người/năm: 1.158 USD
Kyrgyzstan là một quốc gia ở vùng Trung Á. Từ sau khi độc lập Cộng hoà Kyrgyzstan phải đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế như: mất thị trường do khối thương mại Xô Viết tan rã, việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường gặp nhiều cản trở mặc dù Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp như cắt giảm chi tiêu, xóa sổ các khoản nợ, áp dụng thuế giá trị gia tăng
Tajikistan
GDP/người/năm: 953 USD
Nước Cộng hòa Tajikistan nằm ở khu vực Trung Á, đây là quốc gia nhỏ nhất và nghèo nhất ở Trung Á. Nguyên nhân khiến kinh tế luôn trong tình trạng báo động đỏ là do nạn hạn hán kéo dài, nạn đói luôn hoành hành cùng tình trạng thiếu lương thực thường xuyên. Hiện Tajikistan đang tiến hành cải cách kinh tế, chuyển dần sang nền kinh tế thị trường, tốc độ chậm chạp, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 3,8%/, tổng kim ngạch xuất khẩu là 740 triệu USD, tổng kim ngạch nhập khẩu là 810 triệu USD; số nợ nước ngoài lên đến 1 tỷ USD.
Yemen
GDP/người/năm: 1.367 USD
Yemen là một quốc gia nằm trên bán đảo Ả Rập, ở phía tây nam Á, đây là quốc gia phát triển kém nhất vùng Tây Á và nằm trong top các quốc gia kém phát triển trên thế giới. Do cấu tạo địa hình khô cằn, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn chỉ có ít dầu mỏ, khí đốt; tệ nạn tham nhũng triền miên khiến cho Yemen khó lòng mà phát triển được. Hơn nữa, tỉ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng, chính phủ yếu kém trong quản lý, nạn đói kéo dài nên quốc gia này phải trông chờ vào sự hỗ trợ của Mỹ.
Pakistan
GDP/người/năm: 1.261 USD
Pakistan là một quốc gia thuộc khu vực Nam Á. Pakistan là một nước có tốc độ phát triển kinh tế rất chậm so với các quốc gia khác trong vùng. Nhưng thời gian gần đây chính phủ đã có những chính sách cải cách kinh tế trên diện rộng mang đến những triển vọng kinh tế mạnh mẽ, tăng tốc độ phát triển đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo và dịch vụ tài chính.
Afghanistan
GDP/người/năm: 633 USD
Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan là một trong những quốc gia nghèo khó và kém phát triển nhất trên thế giới. Trong giai đoạn 1998 – 2001 có tới 2/3 dân số nước này có mức sống với chưa tới 2 USD/ngày. Những năm gần đây, nền kinh tế dần có khởi sắc do chính sách phát triển kinh tế của chính phủ cùng với sự hỗ trợ từ quốc tế.
Myanmar
GDP/người/năm: 868 USD
Myanmar thuộc khu vực Đông Nam Á với diện tích lãnh thổ khá lớn nhưng nền kinh tế lại nằm trong top kém phát triển nhất trên thế giới, bị trì trệ hàng thập kỷ do sự quản lý yếu kém và các lệnh cấm vận quốc tế. Để khắc phục hiện trạng trên chính phủ Myanmar đã nới lỏng các hạn chế nhập khẩu và xóa bỏ hết thuế xuất khẩu. Hiện nay cảng nước sâu Dawei trị giá 58 triệu USD đang trong giai đoạn thi công, dự kiến đến khi cảng này đi vào hoạt động Myanmar sẽ trở thành trung tâm thương mại, là cầu nối khu vực Đông Nam Á và vùng biển Đông với khu vực Ấn Độ Dương từ đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực ASEAN.
Cambodia
GDP/người/năm: 926 USD
Sau thời kỳ Polpot Khmer Đỏ, Vương quốc Campuchia đã bị tàn phá gần như hoàn toàn, chịu các hậu quả nặng nề, thủ đô Phnôm Pênh sầm uất ngày nay vốn dĩ đi lên từ một thành phố chết, không có một bóng người. Hiện nay, tình trạng tham nhũng lớn, hệ thống luật pháp lỏng lẻo, phát triển kinh tế còn nhiều bất cập khiến cho đất nước Campuchia có nhiều điều cần phải giải quyết.
Nepal
GDP/người/năm: 690 USD
Nepal là một quốc gia nằm tại vùng núi Himalaya ở khu vực Nam Á. Ở Nepal số lượng các hộ gia đình nghèo chiếm tỷ lệ lớn, trong đó có không ít hộ phải sống bằng cách dựa vào nguồn tiền do người thân sống ở nước ngoài gửi về. Có tới 70% dân số ở Nepal sinh sống bằng nghề nông, lĩnh vực nông nghiệp chiếm đến 1/3 tỷ trọng của nền kinh tế. Không chỉ vậy, Nepal còn đứng thứ 126/175 quốc gia có Chỉ số nhận thức tham nhũng trên toàn cầu với nền chính trị cực kì bất ổn và thiên tai triền miên.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên
GDP/người/năm: 583 USD
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nằm ở phía bắc Bán đảo Triều Tiên thuộc khu vực Đông Á. Nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên phụ thuộc hoàn toàn vào Chính phủ và theo kế hoạch của nhà nước, chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp, nền nông nghiệp vẫn mang tính chất tự cung tự cấp vì chính sách cấm vận. Nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên được truyền thông phương Tây mô tả là một nền kinh tế rất yếu kém, luôn trì trệ và bị cô. Hiện nay, kinh tế của quốc gia này vẫn đang lao đao vì lệnh trừng phạt và cấm vận của Liên Hiệp Quốc cộng dồn với các khó khăn do ảnh hưởng của quá trình sụp đổ mô hình Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô năm 1991.